Monday, 15 January 2024

BAO GIỜ THÌ SỐ PHẬN CHÍNH TRỊ CỦA PUTOX BỊ KẾT LIỄU? (Phúc Lai GB)

 



BAO GIỜ THÌ SỐ PHẬN CHÍNH TRỊ CỦA PUTOX BỊ KẾT LIỄU?  

Phúc Lai GB

14-1-2024  09:58   

https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/pfbid02JZZc42kgodkzDC8gwdte5iwWUBcUyM5dgj4kZia1YurH9EuXnJR7SL3r9TGe69Mkl

 

1. SAU TRỨNG LÀ NƯỚC NÓNG.

 

Từ khu vực tỉnh Mátxcơva (nơi nhiệt độ đã giảm xuống mức âm 20 độ C đến mức âm 27 độ C trong tuần qua), cũng như vùng Viễn Đông Primorye, các thành phố Mátxcơva và Sankt Peterburg, Penza, các khu vực phía nam Voronezh và Volgograd và các khu vực khác, đều bị ảnh hưởng bởi tình trạng mất cấp sưởi ấm và nước nóng trong mùa đông năm nay…

 

Tại Novosibirsk, “trái tim Siberia”, thành phố lớn thứ ba của Ng@, một vụ nổ đường ống dẫn nước nóng lớn, tạo ra những dòng nước nóng chảy qua các đường phố đóng băng và cắt hệ thống sưởi cho nhiều tòa nhà với hàng nghìn người, giữa nhiệt độ của Tây Bá Lợi Á vào mùa đông. “Ngập lụt” ở Novosibirsk chỉ là một trong những ví dụ bi thảm về sự sụp đổ cơ sở hạ tầng lớn của nước Ng@. “Lũ lụt” tràn ngập hầm để ô tô và lối vào các tòa nhà chung cư, hơi nước tràn qua các đường phố và bãi đậu xe, sau đó thì chúng đóng băng.

 

Thành phố cảng Vladivostok bên bờ Thái Bình Dương, nơi có khí hậu đại dương ôn hòa hơn, khoảng 3.000 người phải chịu cái lạnh buốt giá sau khi một đường ống sưởi ấm trên mặt đất bị vỡ, phun ra một lượng nước nóng bốc hơi nghi ngút. Tại cảng Nakhodka (vùng Primorsky, Viễn Đông) ngay phía đông bắc Vladivostok, hơn 6.000 người đã phải chịu cảnh nhiệt độ trong nhà giảm mạnh – bên cạnh những vấn đề đang có vẫn tái diễn mà chưa được giải quyết – người dân địa phương cho biết.

 

“Anh có nghĩ chuyện này mới xảy ra hôm nay không? Chúng tôi đã phàn nàn về việc dịch vụ sưởi ấm bị gián đoạn kể từ tháng 12! – Sergei, một cư dân Nakhodka cho biết. Anh ta nói: “Ở khắp mọi nơi đều bị mất điện liên tục hoặc không đủ nguồn cung cấp nhiệt. Văn phòng công tố đã mở 10 cuộc điều tra đối với những nhà cung cấp dịch vụ, nhưng rồi thì sao nữa?”

 

Gần thủ đô hơn, một nhóm người Ng@ lớn tuổi ở thị trấn Voskresensk tỉnh Mátxcơva đã lên nền tảng mạng xã hội VK vào ngày 8 tháng 1 để đưa ra lời kêu gọi tuyệt vọng tới Putox. Tại một chuỗi đô thị vùng ngoại ô Mátxcơva, hơn 150.000 người đang rét cóng và lớn tiếng la ó khi một đường ống sưởi ấm của thành phố bị hỏng, khiến các kỹ sư và công nhân phải gấp rút đào bới mặt đất đóng băng tìm cách khắc phục.

 

Kể từ ngày 1 tháng 1, trong khoảng thời gian hai tuần kéo dài nhiều ngày qua kỳ nghỉ Tết, ngày càng nhiều thị trấn và thành phố báo cáo các vấn đề lớn về nhiệt độ và nước nóng.

“Chúng tôi không sống; chúng tôi chỉ đang sống sót! Chúng tôi đang lạnh cóng!” các nhóm dân chúng phàn nàn. “Có cảm giác như họ muốn quét sạch Voskresensk của chúng ta khỏi bề mặt Trái đất.”

 

Tại thị trấn Elektrostal, cách Mátxcơva khoảng 60 ki-lô-mét về phía đông, người dân đã đốt lửa trong công viên thành phố và phàn nàn qua video về tình trạng thiếu nhiệt và nước nóng. Tại vùng Tver, cách Mátxcơva khoảng 180 km về phía Tây Bắc, người dân làng Novozavidovsky cũng công bố một đoạn video tuyệt vọng. “Không thể ở trong nhà của chúng tôi”, những người phụ nữ hô vang. “Chúng tôi đang chết cóng!”

 

“Chúng tôi sắp chết vì lạnh”, một phụ nữ nói. Một người phụ nữ khác phàn nàn về cái lạnh và lưu ý rằng chồng cô đang phục vụ trong quân đội, chiến đấu ở Ukraine để “bảo vệ đất nước của chúng ta.”

 

Một người phụ nữ khác trong video cho biết: “Chúng tôi thực sự đang bị cái lạnh giết chết”, đồng thời cho biết thêm rằng họ đã gửi yêu cầu tới chính quyền địa phương kể từ tháng 9 sau khi nhà của họ được kết nối với một phòng nồi hơi được cho là không đủ điện để hoạt động. Bà này nói thêm: “Đây là một kiểu tra tấn và tiêu diệt người dân mà chỉ cách Mátxcơva có 100 ki-lô-mét.”

 

Xa hơn nữa từ Mátxcơva, một số quan chức đã vội vàng phản ứng, một số cam kết điều tra hình sự về vụ vỡ đường ống. Tại Petrozavodsk, một thành phố phía bắc không xa biên giới Phần Lan, chủ tịch Ủy ban Nhà ở và Dịch vụ xã hội của thành phố cùng một số thành viên cấp cao khác đã từ chức một ngày sau khi vụ nổ đường ống khiến Tòa thị chính đóng băng.

 

Vào ngày 9 tháng 1, sau nhiều ngày nhận được nhiều lời phàn nàn ở quận Podolsk thuộc tỉnh Mátxcơva… Ngay sau đó các video về bộ tản nhiệt sưởi bị đóng băng lan truyền trên mạng xã hội. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã lên tiếng trên truyền thông đổ lỗi cho cái lạnh “bất thường” đã gây ra hiện tượng này, nhưng hắn không che giấu nổi việc đường ống bị vỡ còn có nguyên nhân chính là cơ sở hạ tầng cũ kỹ. Ảnh tiếp theo kèm theo bài này là một đường ống vừa được đào lên để thay thế ở Novosibirsk.

 

Mùa đông nước Ng@ lạnh kinh khủng – chuyện này không mới. Hạ tầng đô thị của Ng@ phần lớn có từ thời Liên Xô và được bảo trì không thường xuyên, cũ kỹ và xuống cấp nghiêm trọng, chuyện này cũng không mới. Một trong những di sản của Liên Xô để lại cho Liên bang Ng@ ngày nay là hệ thống sưởi và nước nóng được cung cấp cho đại đa số cư dân Ng@ trên khắp đất nước từ các nhà máy sưởi ấm của thành phố thông qua mạng lưới đường ống. Mạng lưới này trong những năm gần đây thường xuyên bị vỡ và cần được sửa chữa liên tục. Bức ảnh kèm theo bài này mới được Thông tấn xã Ng@ Tass chụp cách đây mấy ngày – ngày 9/1, các kỹ sư và công nhân của dịch vụ sưởi – nước nóng đang sửa hệ thống ở Podolsk, tỉnh Mátxcơva.

 

Cũng trong ngày này, Putox đã có cuộc nói chuyện với thống đốc tỉnh Mátxcơva, người đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi bị người dân Podolsk giận dữ phản đối – nguồn: thông báo của website Điện Kremlin. Hôm sau, vào ngày 10 tháng 1, Putox đã tới Chukotka ở đông bắc Thái Bình Dương cách Mátxcơva gần 6000 ki-lô-mét về phía đông. Khi lão ta đến, khu vực này đang lạnh âm 30 độ C. Putox đến tham quan các nhà kính trồng cà chua ở địa phương và gặp gỡ các quan chức cũng như cựu chiến binh trong cuộc chiến Ukraine, nhưng lão ta không đưa ra bình luận nào trước công chúng về vấn đề khủng hoảng sưởi ấm đang bùng nổ khắp nơi trên đất nước. Lão ta cùng lờ đi luôn về những cam kết đầu tư hàng tỷ đô la vào các dịch vụ đô thị hồi năm ngoái v

à cả những năm trước nữa.

 

2. ĐIỀU GÌ ĐANG DIỄN RA Ở PODOLSK?

 

Tại Podolsk chỉ là một thị trấn, nó cách thủ đô Mátxcơva khoảng 30 km về phía nam và có dân số khoảng 300.000 người. Như vậy với khoảng từ 149.000 đến 150.000 người là gần một nửa dân số của thị trấn đã phải chịu giá lạnh khi hệ thống sưởi chính bị phá hỏng, với nguyên nhân là một vụ nổ tại một nhà máy đạn dược tư nhân gần đó.

 

Trước đó, Putox vài lần đưa ý kiến cần quốc hữu hóa nhà máy đạn dược này – Nhà máy Hộp tiếp đạn chuyên dụng Klimovsky. Điều đáng nói là trong nhà máy này có nồi hơi cung cấp nhiệt cho các căn hộ, bệnh viện và các tòa nhà khác ở địa phương, đây thiết kế cơ bản, chung cho các cơ sở công nghiệp lớn trên khắp nước Ng@ từ thời Liên Xô cũ. Các quan chức thực thi pháp luật hôm 9/1 đã bắt giữ hai giám đốc điều hành cấp cao tại nhà máy này.

 

Tên của các giám đốc điều hành nhà máy bị bắt tạm giam không được tiết lộ nhưng trang web điều tra Agentsvo đưa tin nhà máy này được sở hữu bởi cựu vệ sĩ của Putox tên là Igor Rudyka, cùng với Igor Kushnikov, cựu sĩ quan cấp cao của Cơ quan An ninh Liên bang, hay FSB, người đã bị cáo buộc liên quan đến một nhóm tội phạm có tổ chức ở Mátxcơva vào những năm 1990.

 

“Đây hoàn toàn là một sự ô nhục. Không có hệ thống sưởi và không có nước nóng. Chúng tôi phải ngủ trong túi ngủ”, Yury, một người dân địa phương nói với Moscow Times. “Tôi không có từ nào có thể diễn tả được tình hình tồi tệ đến mức nào,” Yury nói tiếp – “Chúng tôi đã không được sưởi ấm trong gần sáu ngày.”

 

Phó Thống đốc tỉnh Mátxcơva Yevgeny Khromushin cho biết vào tuần trước: “Cơ sở này được đặt trong điều kiện an ninh chặt chẽ, điều này hạn chế khả năng giám sát việc chuẩn bị cho mùa đông của chúng tôi. Chúng tôi không hề biết đến vấn đề này (hỏng hệ thống nước nóng) trong gần một ngày.”

 

Ủy ban Điều tra Ng@ – cơ quan điều tra các vụ án nghiêm trọng – cho biết hôm 9/1 rằng một quan chức tỉnh Mátxcơva chưa được xác định danh tính và hai giám đốc điều hành cấp cao của nhà máy đã bị bắt vì nghi ngờ cung cấp các dịch vụ không an toàn. Các nhà điều tra còn cho biết phó thị trưởng Podolsk bị cáo buộc lạm dụng quyền hạn khi cấp giấy chứng nhận “sẵn sàng hoạt đọng” cho phòng nồi hơi tại nhà máy.

 

Ảnh: một người đàn ông phải rời ngôi nhà số 14 phố Zavodskaya (Podolsk) vì mất sưởi ấm và nước nóng – ngày 9/1/2024. Ảnh của Valery Sharifullin, TASS

 

 

3. KREMLIN PHẢN ỨNG NHƯ THẾ NÀO?

 

Peskov cho biết trong một cuộc họp báo trực tuyến với các phóng viên: “Tất nhiên, bất chấp những nỗ lực to lớn nhằm cải thiện tất cả các hệ thống nhà ở và dịch vụ công, một số trong số đó vẫn ở tình trạng khá đổ nát. Các chương trình này sẽ tiếp tục, nhưng sẽ không thể nâng cấp tất cả các đường ống cũng như tất cả hệ thống nhà ở và dịch vụ công trong vòng 10 đến 15 năm.”

 

Pastukhov nói trong podcast, được tổ chức: “Trên thực tế, tôi tin rằng chính quyền chưa gặp vấn đề gì lớn ở đây; nếu chúng ta đang nói về một vấn đề chính trị chứ không phải về vấn đề của những cá nhân cụ thể hoặc về một vấn đề truyền thông”. của Mikhail Khodorkovsky, một nhà phê bình gay gắt Điện Kremlin và là ông trùm dầu mỏ lưu vong, người đã bị bỏ tù gần một thập kỷ dưới thời Putox.

 

Vladimir Pastukhov, cựu luật sư và nhà khoa học chính trị người Ng@ bình luận: “Cho đến nay, chính phủ vẫn phản ứng hoàn toàn bình thường. Có nghĩa là, lúc đầu họ chỉ đơn giản là bỏ qua chủ đề này, không cho phép nó xâm nhập vào các chương trình thông tin quốc gia và làm hỏng tâm trạng nghỉ lễ của mọi người.”

 

Hiện chưa rõ Điện Kremlin lo lắng về việc đường ống nước nóng vỡ lung tung khắp nơi ở mức độ nào. Nhưng nhìn chung thì chẳng hạn với các vấn đề xã hội như lạm phát, cải cách lương hưu và huy động quân sự được công chúng Ng@ quan tâm sâu sắc thì Điện Kremlin thường giải quyết chúng bằng cách đổ lỗi cho các quan chức cấp thấp hơn, ngay cả khi lên đến Putox để tìm giải pháp cho các vấn đề này. Có một chuyện cổ tích chính trị lâu đời của Ng@ đã tồn tại vài trăm năm về “Sa hoàng tốt và các quý tộc xấu.” Còn người dân Ng@ cũng vẫn vậy sau mấy trăm qua, cầu xin Sa hoàng và phẩy tay.

 

Câu chuyện cổ tích này vẫn tiếp tục với cả TRỨNG VÀ NƯỚC NÓNG.

 

4. Một số #Bình_loạn_của_Phúc_Lai thêm vào câu chuyện trứng – nước nóng và mối quan hệ của chúng với cuộc bầu cử Cuội của Putox.

 

Trọng tâm trong kế hoạch của Putox là chiến thắng cuộc chiến ở Ukraine, một chiến thắng dễ dàng, sau đó là một nhiệm kỳ tổng thống thứ sáu của cuộc đời lão ta. Chắc chắn sẽ thắng trong cuộc bầu cử được cho là vào tháng Ba năm 2024 đem lại cho lão ta khả năng trị vì nước Ng@ cho đến tận năm 2030. Hừm, nhưng thay vì một chiến thắng trong vòng 3 ngày và quân đội Ng@ duyệt binh ở Kyiv, cuối năm 2022 nhân 100 năm Liên Xô, Putox sẽ cho thành lập Liên bang mới gồm Ng@, Belarus và Ukraine - ấy thế mà cuộc chiến của lão ta chắc chắn sẽ kỷ niệm hai năm vào ngày 24 tháng Hai tới đây và cũng chắc chắn là nó sẽ chưa kết thúc.

 

Các báo cáo thực tế cho thấy, người Ng@ đã đang và sẽ tiếp tục ủng hộ Putox, nhưng cũng đang có những dấu hiệu cho thấy sự nhiệt tình và thiếu kiên nhẫn ngày càng tăng đối với cuộc chiến. Với việc nền kinh tế Ng@ đang chuyển trọng tâm sang sản xuất nhiều súng hơn và ít bơ hơn, mối lo ngại về túi tiền của dân chúng trong nước cũng ngày càng tăng.

 

Trước cuộc họp báo “trực tiếp” được truyền hình toàn quốc của Putox vào tháng 12/2023, giá trứng tăng vọt đã làm dấy lên lo lắng; ở một số vùng của Ng@, đặc biệt là ở những vùng nghèo hơn, xa xôi, giá trứng đã tăng hơn 40%. Bản thân Putox đã tìm cách làm ngắn gọn rất nhiều khi đề cập đến vấn đề này, và cho rằng người chăn nuôi gia cầm đang thao túng nguồn cung để thu được lợi nhuận ròng cao hơn (vẫn chuyện cổ tích!)

 

Giá trứng, thịt gà và thậm chí cả chuối tăng, chưa vấn đề gì. Cử tri Ng@ vẫn chịu đựng tốt – nhất là với lý luận “đất nước đang chiến tranh” (dù vẫn chỉ được gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”). Nhưng mất điện dẫn đến vỡ đường ống nước nóng, từ đó mất sưởi ấm và lại dẫn đến đóng băng trong nhà – thì là cả một vấn đề.

 

Fyodor Krasheninnikov, một nhà báo và nhà phân tích chính trị Ng@ nói: “Thật không may, sự sụp đổ (của các dịch vụ đô thị) xảy ra ở Ng@ vào mỗi mùa đông không phải là tin tức. Tin tức duy nhất là sự suy giảm chất lượng cơ sở hạ tầng đã được tích tụ (qua nhiều năm).”

Mặc dù bầu cử Tổng thống ở Ng@ với Putox là một trò hề, nhưng về lý thuyết nếu chỉ có ít 70% dân số tham gia bỏ phiếu và đem lại chiến thắng ít hơn 75% số phiếu bầu cho Putox, sẽ bị các quan chức Điện Kremlin coi là có vấn đề.

 

Tatyana Stanovaya, một nhà quan sát chính trị kỳ cựu của Ng@, cho biết các quan chức trong chính quyền của Putox cũng đang hết sức căng thẳng chú ý mọi vấn đề. Bà này viết trong một bài bình luận cho Tổ chức Carnegie vì Hòa bình Quốc tế: “Bất kỳ cuộc bầu cử nào (kể cả cuộc bầu cử chúng ta đang chờ đợi vào tháng Ba sắp tới) đều nêu bật những thay đổi trong mối quan hệ giữa chính phủ và xã hội. Và bây giờ trong thời chiến, rủi ro cao đến mức Điện Kremlin phải tính đến một cách thận trọng bất kỳ biểu hiện nào của sự bất mãn của quần chúng. Tất nhiên, nếu nó phù hợp với quan điểm của chính quyền về tính hợp pháp.”

 

 

5. Không chỉ cháy nổ ở Podolsk, Sankt Peteburg còn cháy nổ ác liệt hơn

 

Có một KOL người Việt Nam viết về sự kiện cháy kho của Wildberries ở Sankt Peteburg như sau: “đây không chỉ là kho hàng bán lẻ thông thường. Mà bên trong đó phần lớn chứa phụ tùng cho máy bay không người lái, cũng như hàng hóa sử dụng kép được quân đội Ng@ sử dụng. Ngoài ra, còn có các thiết bị đặc biệt của Trung Quốc được sử dụng để đào chiến hào ở tiền tuyến.”

 

#Bình_loạn_của_Phúc_Lai khi được hỏi về nội dung này ngay sau khi nó được post lên Facebook, có người hỏi xem tôi có ý kiến gì không. Tôi trả lời: đúng, tôi đồng ý với ý kiến cho rằng nó không phải là cái kho thông thường, vì có những thông tin cho biết nó có đến cả nghìn người nhập cư “sống” ở trong đó. Thông thường khi đã chứa chấp được số lượng người lớn như vậy trong điều kiện Ng@ đang tăng cường bắt lính vì có chiến tranh, thì những người tổ chức được việc đó, không phải người thường. Nôm na là… mafia.

 

Nhưng tôi cũng không cho rằng chủ của Wildberries dính dấp đến mafia. Sau đây là những thông tin của vợ chồng nhà cái bà tỉ phú người Ng@ gốc Bắc Triều Tiên này. Thuộc sở hữu của Tatyana Bakalchuk (họ chồng, họ gốc của bà ta là Kim, Tatyana Kim) – một cựu giáo viên tiếng Anh sinh năm 1975, Wildberries là tập đoàn bán lẻ lớn nhất của Ng@ với tài sản lên tới hàng tỉ đô la.

 

Wildberries đã bị cáo buộc không trả tiền đúng hạn cho các nhà cung cấp của mình và tham gia vào các hoạt động kinh doanh phi đạo đức khác. Trong một trường hợp, Wildberries đã ép buộc giảm giá 25% đối với hàng hóa của người bán, bị cáo buộc đe dọa loại bỏ sản phẩm nếu người bán từ chối. Những hành vi dạng này đã dẫn đến 80 vụ kiện dân sự chống lại.

 

Các nguồn tin Ng@ suy đoán rằng Tatyana có liên hệ với Giám đốc điều hành Rosneft – đồng minh của Putox; Igor Sechin và Phó chủ tịch Rosneft Yury Tsoi (đặc biệt khi ông này cũng là người gốc Triều Tiên) nhưng việc liên kết Bakalchuk với các công ty bị trừng phạt có thể là một nỗ lực nhằm làm hoen ố hình ảnh của vợ chồng tỉ phú này. Bakalchuk là một tỷ phú Ng@ do đó việc có quan hệ chặt chẽ với các nhà tài phiệt và chính phủ vì công việc kinh doanh cũng là bình thường.

 

Bất chấp tất cả những điều trên, Bakalchuk vẫn quyết tâm nỗ lực phát triển Wildberries thành một trong những công ty thương mại điện tử thành công nhất ở Ng@. Kết quả là Wildberries dường như đã miễn nhiễm khỏi các lệnh trừng phạt của EU và Mỹ và đang trên đường mở rộng, chiến thắng đối thủ cạnh tranh và trở thành “đầu tàu” quan trọng đối với nền kinh tế Ng@. Bakalchuk tiếp tục là một nhân vật có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng doanh nghiệp Ng@, không những thế còn là nguồn cảm hứng cho các doanh nhân trên toàn thế giới.

 

Vì vậy, tôi không những không cho rằng vợ chồng chủ Wildberries có liên hệ với mafia, mà còn nghĩ, họ không cho phép mafia lợi dụng hệ thống của mình để chứa chấp người nhập cư bất hợp pháp hoặc hợp pháp nhưng trốn lính. Câu chuyện có thể là đơn giản hơn nhiều: hệ thống của Wildberries với 20.000 điểm phân phát hàng trên toàn nước Ng@, nó phải sử dụng một số lượng lớn shipper – theo con số thống kê năm 2020, hệ thống này có 48.000 nhân viên. Vì vậy một số nhân viên người Trung Á nhập cư đã có quốc tịch Ng@ ở trong khu vực kho của Wildberries ở Sankt Peteburg, cũng là bình thường. Và câu chuyện tiếp tục đơn giản – cảnh sát cơ động OMON, nay đã thuộc Vệ binh quốc gia Ng@ đột kích vào để kiểm tra và bắt lính, gây ra sự phản kháng và gây hỏa hoạn. Vậy thôi.

 

Cần nói thêm, với một hệ thống như vậy thì gần như không có khả năng họ dùng hệ thống kho của mình để chứa chấp hàng quân sự hoặc hàng hóa lưỡng dụng phục vụ cho mục đích quân sự. Đặc biệt nếu những hàng hóa dùng để… đào chiến hào, tức những máy công trình khá lớn, lại càng khó. Có một điều nữa là, từ Sankt Peterburg đến – chẳng hạn thành phố lớn gần mặt trận nhất là là Kursk xa đến 1.200 ki-lô-mét, còn đến Belgorod là 1.370 ki-lô-mét thì không rõ quân đội Ng@ để máy công trình mua từ Trung Quốc ở đó làm gì, nhất là trong điều kiện mùa đông biển bắc đóng băng, cũng chẳng thể vận chuyển chúng bằng tàu biển.

 

Máy bay không người lái thì có thể, nhưng chắc cũng chẳng có Shahed trong đó đâu.

 

6. VẬY AI ĐỐT – VÀ AI GÂY RA VỠ ỐNG NƯỚC NÓNG?

 

Một người bạn nói với tôi: “Phá ống nước nóng không phải là trò tiêu khiển của người Ukraine” – mặc dù năm ngoái phó DUMA quốc gia Ng@ đã hô hào đòi dùng tên lửa triệt hạ hệ thống điện của Ukraine “làm đóng băng thành phố Kyiv.”

 

Vậy tại sao lại vỡ đường ống? Vì mất điện – mất điện thì đầu tiên người ta phải chạy hệ thống điện dự phòng để duy trì hoạt động của hệ thống cấp nước nóng kiêm sưởi ấm cho thành phố. Một số nước, hệ thống này đơn giản là nước được đưa xuống độ sâu dưới mặt đất để nó được làm ấm bằng địa nhiệt – như chúng ta biết cứ xuống sâu 1 mét thì nhiệt độ tăng lên 1 độ C. Ở Ng@ thì có nhiều nơi vẫn sử dụng cách như chúng ta đã thấy trên đây ở Podolsk, là đun nước sôi bằng nồi hơi, cách gia nhiệt theo tôi đoán là bằng điện vì điện ở Ng@ là điện hạt nhân nên rất rẻ.

 

KHÔNG phải là #Trạng_sư_Trạm_Biến_Áp nhưng vẫn cháy…

 

Nếu chúng ta để ý thì từ cuối tháng 11 đã có những tin cháy trạm biến áp:

 

- Ngày 11/8/2023, trạm biến áp ở Kaluga bốc cháy.

 

- Trạm biến áp Chagino ở quận Lyublino của Mátxcơva bị cháy vào đêm 23 – 24/11.

 

- Nhà máy sản xuất động cơ cho xe tăng, xe bọc thép… bốc cháy ở Chelyabinsk của Ng@ ngày 27/11/2023, đám cháy bùng phát từ trạm biến áp của nhà máy.

 

- 4/1/2024 trạm biến áp lớn ở Mátxcơva bốc cháy, khiến người dân 3 quận không có điện, sưởi ấm trong thời tiết giá rét.

 

- Trước đó nữa, 21-05-2022 một vụ hỏa hoạn đã bùng phát tại một trạm biến áp trên lãnh thổ của Viện Khí động lực học Trung ương thuộc tỉnh Mátxcơva.

 

- Còn nói đến “nổ” – như ở Podolsk vừa qua, thì ngày 8/8/2023 đã xảy ra vụ nổ ở Nhà máy Cơ khí Quang học Zagorsk ở Sergiev Posad, tỉnh Mátxcơva. 48 mảnh thi thể đã được tìm thấy, có lẽ thuộc về 10 người thiệt mạng và ít nhất 80 người khác bị thương.

 

Năm 2023, số vụ cháy ở Ng@ lên tới gần một nghìn vụ so năm trước nó tăng 125%. Các vụ hỏa hoạn đáng chú ý về số lượng và tính chất đặc biệt của những đối tượng mà chúng nhắm tới để phá hủy.

 

Cụ thể, có 939 vụ cháy ở Ng@ vào năm 2023, so với 416 vụ vào năm 2022. Điều này có nghĩa là số vụ cháy ở nước này năm 2023 đã tăng 125,7% so với năm trước; còn số vụ cháy của năm 2022 thì chỉ tăng 24,5% so với năm 2021.

 

Tổng cộng từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 12 năm 2023 đã xảy ra 1.355 vụ cháy ở Ng@. Phần lớn chúng xảy ra ở các nhà máy (gần 38%), nhà kho (cũng khoảng 38%) và trung tâm mua sắm (12,6%).

 

Xét về đối tượng, những thứ gì bị đốt cháy thường xuyên nhất ở Ng@ trong hai năm 2022 – 2023? – những đối tượng thuộc ngành năng lượng chiếm 3,5%, nhà máy quân sự chiếm 1,5%, đường ống khí đốt 1,5%, nhà máy lọc dầu 4%, nhà máy thông thường 37,9% và các nhà kho nói chung, 37,9%.

 

Xét về cơ cấu vùng, Mátxcơva chiếm nhiều nhất, sau đó là tỉnh Lenigrad, thứ ba là Sverdlovsk, thứ tư là Rostov và thứ năm là Nizhny Novgorod. Cụ thể tỉnh Mátxcơva chiếm 162 vụ. Nếu chúng ta cũng xem xét các vụ cháy nhà dân và cháy rừng thì ở Ng@ còn có 100.000 vụ cháy. Theo thống kê của Bộ Tình trạng khẩn cấp Ng@, con số này cao hơn 15% so với năm trước. Do hỏa hoạn, nền kinh tế Ng@ thiệt hại khoảng 1 tỷ rúp, tương đương 16 triệu đô la tính đến đầu tháng 1 năm 2024.

 

Để so sánh, vào năm 2022, 416 vụ cháy đã được ghi nhận ở Ng@ (không bao gồm cháy nhà và cháy rừng). Các nhà máy là nơi xảy ra hỏa hoạn thường xuyên nhất chiếm 157 trường hợp, theo sau là nhà kho: 156 trường hợp. Số vụ cháy trên đường ống dẫn khí và trung tâm hậu cần ít hơn đáng kể, chỉ có 7 và 5 vụ tương ứng.

 

Sang năm 2023, tổng số vụ cháy ở Ng@ tăng gấp đôi với 939 vụ. Số vụ cháy ở các trung tâm mua sắm tăng lên đáng chú ý (+89). Sự gia tăng đáng kể nhất về số vụ cháy xảy ra ở các nhà máy (357) và kho bãi (357). Số vụ cháy cũng được ghi nhận ở các trung tâm mua sắm (130).

 

Cuối năm 2023, Ng@ xảy ra nhiều vụ cháy nhất ở các nhà máy, nhà kho. Xu hướng này kéo dài suốt cả năm. Có 27 vụ việc xảy ra tại các nhà máy và 11 vụ ở trung tâm mua sắm trong tháng 10. Trong tháng 11, vụ cháy nhà máy tăng lên 40 vụ, trong đó 27 nhà kho cũng bị cháy. Vào tháng 12, hỏa hoạn đã ảnh hưởng đến 30 nhà máy và 35 nhà kho.

 

Trong quý 3 đã có 211 vụ cháy ở Ng@. Trong quý 4 năm 2023 nhóm đối tượng nhà kho, nhà xưởng có số vụ cháy cao nhất. Có đến 226 cơ sở khác nhau đã bốc cháy ở Ng@ trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2023.

 

Đặc biệt trong hai tháng 9 và 11 năm 2023, số vụ cháy ở Ng@ gia tăng, đặc biệt là ở các cơ sở công nghiệp, nhà kho và trung tâm mua sắm. Các vụ hỏa hoạn xảy ra rất nhiều ở các khu công nghiệp và ảnh hưởng đến các cơ sở công nghiệp quốc phòng và nhà máy điện. Xu hướng này tiếp tục cho đến cuối năm. Hỏa hoạn tại các cơ sở công nghiệp quốc phòng tuy không thường xuyên nhưng vẫn diễn ra định kỳ. Lần gần đây nhất được ghi nhận vào tháng 12.

 

Xu hướng gia tăng số vụ cháy tại các nhà máy được quan sát và ghi nhận trong suốt cả năm. Các tháng cao điểm là tháng 5, tháng 9 và tháng 11 năm 2023, với lần lượt ghi nhận 43, 42 và 40 vụ cháy. Tháng 12 cũng gây ra nhiều vụ cháy ở các nhà máy ở Ng@, trong đó có 30 vụ được ghi nhận.

 

Xu hướng cháy nhà máy ở Ng@ bắt đầu từ năm 2022. Sau đây là một số vụ cháy ở Ng@ vào cuối năm 2023:

 

- Xưởng sửa chữa ô tô đường sắt ở thành phố Vologda. Tuyến đường sắt này là một trong những tuyến đường huyết mạch qua đó Ng@ vận chuyển vũ khí và quân lính cho chiến trường ở Ukraine, và đó là lý do vì sao vụ hỏa hoạn tưởng chừng nhỏ bé này lại có ý nghĩa rất lớn. Vụ cháy diễn ra vào khoảng 22h ngày 6/11, một xưởng sửa chữa toa xe lửa bốc cháy.

 

- Nizhny Novgorod – “Poliot” (Poljot). Vào ngày 17 tháng 11, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại tòa nhà “Poliot” của Doanh nghiệp Sản xuất Khoa học ở Nizhny Novgorod. Doanh nghiệp này đang tham gia phát triển và sản xuất thiết bị liên lạc hàng không. Theo thông tin trên website của công ty, họ sản xuất máy thu sóng vô tuyến, thiết bị liên lạc nội bộ (bộ đàm, điện đài) và thiết bị y tế.

 

- Cuối năm 2023 đã xảy ra một số vụ cháy quy mô đặc biệt lớn ở Ng@. Trong số đó có vụ hỏa hoạn tại một trung tâm mua sắm và giải trí “Gvozd” tại Ulan-Ude. Theo truyền thông Ng@, một khu vực rộng 22.000 mét vuông đang bốc cháy. Mái của tòa nhà bị sập. 126 người đã tham gia dập tắt đám cháy và 32 thiết bị đã được triển khai. Nguyên nhân vụ cháy chưa được công bố nhưng có thể nó bắt nguồn từ bên ngoài tòa nhà. Vụ cháy đã ảnh hưởng đến tình hình giao thông tại khu vực khiến ô tô, xe điện di chuyển bị cản trở, dẫn đến ùn tắc giao thông trong thành phố. Trung tâm mua sắm này được biết đến là lớn nhất ở Ulan-Ude và chuyên bán đồ nội thất, có tới 130 công ty doanh nghiệp bán hàng tại đây.

 

- Một vụ cháy nữa tại một cơ sở có tên “Zhar-Ptitsa” (Con chim lửa – đúng là lửa!). Vào ngày 24 tháng 11, tại Nizhny Novgorod, 3000 du khách đến trung tâm mua sắm “Zhar-Ptitsa” đã được sơ tán. Chuông báo cháy được kích hoạt do thực phẩm bị cháy trong khu ẩm thực của cơ sở.

 

- Naberezhnye Chelny: một nhà kho bị thiêu rụi. Tổng diện tích của đám cháy là 6.800 mét vuông tại chợ ô tô “Garage-500.” Đám cháy phức tạp đến mức lực lượng cứu hỏa phải triển khai nhiều nguồn lực hơn so với trường hợp trước: 130 lính cứu hỏa và 40 đơn vị thiết bị.

 

- Cháy kho thực phẩm ở Tolyatti. Khoảng 5 giờ sáng ngày 15/11, một kho thực phẩm ở Tolyatti bốc cháy. Ngọn lửa lan rộng trên 1.200 mét vuông và phần mái của tòa nhà chìm trong biển lửa. Ngọn lửa này đòi hỏi sự nỗ lực của 55 lính cứu hỏa Ng@ và 18 đơn vị thiết bị, họ đã phải vật lộn để dập tắt nó trong hơn 4 tiếng rưỡi. Ngọn lửa cuối cùng đã được dập tắt hoàn toàn vào lúc 10 giờ sáng.

 

- Ngoài ra còn xảy ra cháy tại các kho chứa thuốc. Ngọn lửa đã thiêu rụi 2000 mét vuông kho, được biết một số lượng lớn quần bị cháy và sau đó người dân Mátxcơva sẽ thiếu quần để mặc – truyền thông Ng@ đưa tin về vụ cháy lớn tại một trong những khu chợ ở Mátxcơva.

 

- Làng Koshkino cũng hứng chịu một trận hỏa hoạn: kho pallet gỗ bị đốt cháy ở khu định cư này. Ngọn lửa đã thiêu rụi 1800 mét vuông cơ sở.

 

- Năm 2024, vụ cháy kho Wildberries “chào sân” đã gây thiệt hại từ mười mấy đến 20 tỉ rub, nếu là 20 tỉ thì tương đương 227.376.080 đô-la Mỹ (hai trăm hai bảy triệu ba trăm bảy mươi sáu nghìn không trăm tám mươi đô-la) với tỉ giá tạm tính là 87 rub đổi 1 đô-la. Theo thông tin trên mạng, lượng hàng hóa trong kho bị cháy chiếm 9% lượng hàng hóa giao dịch của hệ thống bán lẻ này.

 

Trên đây tôi mới chỉ thống kê sơ sơ các vụ cháy trạm biến áp, nhưng nhà máy điện cháy thì còn kinh hơn, hỏa hoạn tại các nhà máy điện gây mất điện ở Ng@ trên diện rộng. Sáu (6) vụ cháy xảy ra tại các nhà máy điện chỉ trong tháng 11 và may quá, có mỗi một vụ cháy vào tháng 12 trên toàn nước Ng@, theo tôi vì tháng 11 cháy vãn rồi nên tháng 12 chỉ còn ít nhà máy để… cháy. Các vụ cháy nhà máy điện đã gây ra tình trạng mất điện tạm thời ở các thành phố của Ng@.

 

Vụ cháy máy biến áp ở Astrakhan đã khiến 130 tòa nhà không có điện. Ở Velikiy Novgorod, một trạm biến áp bốc cháy và khoảng 30 tòa nhà bị mất điện. Ở vùng Nizhny Novgorod, những cá nhân chưa rõ danh tính đã đốt tủ chuyển tiếp tại một nhà ga, khiến các nhiều chuyến xe lửa bị hoãn hoặc hủy.

 

Theo thống kê cả năm, số vụ cháy tại các nhà máy điện cao nhất xảy ra vào tháng 2/2023, với 9 vụ.

 

Kể từ đầu năm 2023, số vụ hỏa hoạn ở Ng@ đã gia tăng đáng kể. Bất chấp những nỗ lực của chính quyền và giới truyền thông nhằm che giấu bức tranh toàn cảnh, các nguồn thông tin mở vẫn cho phép chúng ta hình dung về quy mô của “quá trình cháy nổ” trên toàn Ng@. Vào tháng 5/2023 ở Tomsk ngọn lửa đã phá hủy một cơ sở có diện tích 30.000 mét vuông và phải mất cả ngày mới dập tắt được – nó đã là một kỷ lục về cháy lớn cho đến khi có vụ cháy kho Wildberries ở Sankt Peterburg đầu năm nay.

 

Trong quý 3 năm 2023, số vụ cháy rừng tăng 14%. Mặc dù chúng không đạt quy mô như những tháng mùa hè nhưng tác động của chúng đối với cơ sở hạ tầng và cơ sở quân sự vẫn ở mức cao. Sự gia tăng đáng kể về số vụ cháy đặc biệt đáng chú ý trong lĩnh vực công nghiệp và các cơ sở quân sự. Những vụ cháy này đã gây thiệt hại hàng triệu cho Ng@ hàng triệu đô-la và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, làm gián đoạn quá trình sản xuất và hoạt động thương mại thông thường và cả quân sự. Kết quả là cơ sở hạ tầng quan trọng, bao gồm các cơ sở công nghiệp và nhà kho, bị phá hủy, dẫn đến tổn thất về sản xuất và hậu cần.

 

Sang năm 2024, liệu số vụ cháy có tiếp tục gia tăng hay không? – và vụ cháy Wildberries dường như đã cho chúng ta câu trả lời.

 

#Bình_loạn_của_Phúc_Lai tôi sẽ để đến phần sau cùng để viết tiếp. Chỉ xin nói điều này: tôi rất trân trọng những người lính cứu hoả, dù họ là người nước nào và tôi đã viết rất hay về họ. Trong cuốn “Chuyện con chuyện cha” tôi cũng nói với con trai, nếu con muốn đi làm lính cứu hỏa hoặc, một người bơi cứu hộ, thì tôi cũng không ngăn. À tôi nhầm, cuốn “Chuyện cha con chúng ta là đồng bọn.” Tôi viết chuyện ngắn đó và đặt tựa đề cho nó: “Khi đời gọi tên con” - khi cuộc đời cần mình thì mình vẫn cần phải đáp lại. Lúc tôi viết, tôi vẫn nghe “Thời thanh niên sôi nổi” (Pokhmutova) và có lẽ, ngay cả lúc này khi viết không biết mệt bài ca đó và cả những dòng văn của “Thuyền trưởng và đại uý” vẫn cùng tôi đến ngày hôm nay.

 

Tiếc là nước Ng@ vẫn duy trì những điều tốt đẹp đó nhưng lợi dụng chúng cho những mục đích đen tối của Putox.

 

Sách của Phúc Lai “Bố bỉm sữa”

 

7. Số phận chính trị của Putox bao giờ thì kết liễu?

 

Có lẽ đây là phần được mong chờ nhất. Chúng ta cần nhìn lại một chút quanh cái gọi là “nguyện vọng của Putox” đối với cuộc chiến của lão ta ở Ukraine. Như tôi đã viết đôi lần: quân đội Ng@ của hắn vì là quân đội xâm lược và đi chiếm đất, nên không thể dừng lại trên một chiến tuyến nào đó được. Nói chính xác là, trong cuộc chiến này, chúng đã thất bại từ tháng 3, tháng 4 năm 2022 khi không hạ gục được thủ đô Kyiv và chính quyền Zelenskyy không bỏ chạy, không đầu hàng, không bị bắt, không bị tiêu diệt, mà ở lại lãnh đạo kháng chiến.

 

Điều đó làm cho kế hoạch của Putox hổng một lỗ lớn, có lẽ là thủng gần hết về mặt chiến lược: cố đánh chiếm lấy một diện tích đất nào đó và gọi đó là chiến thắng, trong khi không có cách nào tiêu diệt được sức mạnh quân sự của nhà nước Ukraine, thậm chí họ còn mạnh lên theo thời gian. Chính vì vậy cuối năm ngoái, bè lũ chóp bu quân sự Ng@ đại diện là Shói-gù đã đăng đàn công bố: “Sức mạnh chiến đấu Ukraine đã bị tiêu diệt” – thực chất đây là mong muốn của chúng, chứ không phải là sự thật. Nếu là sự thật, tại sao chúng không đánh đến tận Kyiv một lần nữa đi, cho nó yên tâm?

 

Cái công bố này của chúng nằm trong tương quan với một logic nữa – phương Tây ngừng hỗ trợ Ukraine. Nếu cả hai điều đó là đúng và trùng hợp như vậy, thì “nguyện vọng” của Putox lúc này là gây sức ép, một mặt lên phương Tây, một mặt lên nhân dân Ukraine để hai thực thể này gây sức ép Chính phủ Zelenskyy ngồi vào bàn đàm phán – và như thế là chúng chiến thắng. Làm được như vậy trước thời gian bầu của của Ng@ thì tốt quá – đẹp như trong tranh. Còn nếu không thì kéo dài đến… bầu cử Mỹ (11/2024) thì cũng được.

 

Về tình thế chính trị mà nói, thì dù có những khó khăn của thời chiến mang lại, nhưng nếu cứ hễ có chiến thắng, thì tất cả đều có thể được biện minh. Vì vậy chắc chắn Putox sẽ cố đấm ăn xôi, trước mắt có thể còn vài trận tên lửa nữa bắn vào Ukraine chứ chưa thể dừng. Vậy còn câu hỏi, liệu chúng có thể đánh to trên chiến trường được không? Trong những bài vừa qua tôi đã viết: khó có thể tổ chức được. Vậy nếu cứ đặt vấn đề là CÓ THỂ thì sao? Thì cùng lắm chúng tổ chức được một trận MẠNH NHẤT như chúng đã từng có là chiếm Sievierodonetsk năm 2022 thôi, chứ không thể hơn được. Còn cách tổ chức chiến dịch như hồi đầu chiến tranh, nghĩa là xây dựng những mũi tấn công thọc sâu, cường tập bằng xe tăng thì đừng có mơ.

 

Vậy thì có gì đáng sợ đâu?

 

Như vậy theo tôi, hắn – Putox khá là… hết bài, như dân gian nói: hết vị! Hơn thế nữa, những diễn biến hiện nay về nước nóng, về khủng hoảng trứng, làm cho hắn cũng phải dè chừng. Sau khi đi thăm Chukotka, hắn hủy bỏ chuyến thăm Yakutia và giải thích là do… thời tiết xấu. Trên đây tôi đã dẫn, ở Chukotka hắn lờ tịt đi các vấn đề nước nóng và đầu tư hạ tầng. Nguồn tin NTV ở đây:

https://www.ntv.ru/novosti/2807826

 

Bình luận về tình thế của Putox trước bầu cử, Vladimir Pastukhov mà tôi đã dẫn trên đây hôm 10 tháng 1 nói trong một video xuất bản trên mạng: “Theo một nghĩa nào đó, mọi quốc gia đều cần có chính phủ xứng đáng. Vì vậy, nói chung, tôi không mong đợi rằng chúng ta sẽ xảy ra bất kỳ cuộc bạo loạn cộng đồng nào” – ông này đề cập đến vấn đề các dịch vụ như sưởi ấm, thu gom rác, cung cấp điện đang náo loạn nước Ng@. Tuy nhiên ông ta cũng phải thừa nhận rằng, nước Ng@ hiện nay đang là “một quốc gia khá đổ nát.”

 

Quay lại với vấn đề cháy nổ ở Ng@ hai năm qua – xu hướng gia tăng về số lượng cũng như đối tượng, mức độ nghiêm trọng cho thấy đúng là… có vấn đề, không thể coi không có gì được. Tuy nhiên, nếu cho rằng tất cả chúng là “tác phẩm” của người Ukraine thì không đúng, nhất là ở những cơ sở vùng sâu vùng xa được bảo vệ nghiêm ngặt. Như vậy thì chỉ có thể là “nội công ngoại kích,” có thể có người Ukraine tham gia một số ít, nhưng phần lớn là tự đốt với nhau. Tại sao tự đốt – vì chống đối Putox chứ sao.

 

Theo Bloomberg Billionaire Index, các nhà tài phiệt Ng@ đã mất 86,9 tỷ USD giá trị tài sản ròng của họ tính đến ngày 28/9/2022. 25 tỷ phú Ng@ trong chỉ số 500 thành viên đã chứng kiến mức giảm trung bình 19,52% tính đến ngày 28 tháng 9 khi tài sản tổng hợp của họ ở mức 294,39 tỷ USD. Chỉ số S&P 500 chỉ giảm dưới 22% so với thời điểm cuối tháng 12 tính đến ngày 28 tháng 9. số S&P 500 là cái gì thì… tôi không biết đâu.

 

Những căn cứ trên đây dẫn tôi đến với một #nhận_xét rằng, kết cục của Putox đã nhìn thấy rõ, và số phận chính trị của hắn ta chỉ còn tính bằng tháng. Ngày càng nhiều nhà phân tích quân sự thế giới đồng ý với tôi rằng quyền lực của Putox không thể tồn tại lâu hơn nữa và sự kết thúc triều đại của hắn ta đã gần kề, dù là do đảo chính, ám sát, sụp đổ chế độ hay lý do sức khỏe của tên độc tài. Gần đây nhất, cựu quan chức CIA, ông Jack Devine 83 tuổi cũng có bài trả lời phỏng vấn độc quyền của Sun, cho rằng hành vi của Putox trong thời gian gần đây cho thấy hắn ta ngày càng trở nên khó đoán và nguy hiểm, và hắn có thể đã nhận ra rằng mình đã “gieo rắc cái chết chính trị” cho chính mình bằng cuộc chiến ở Ukraine.

https://nypost.com/.../former-cia-agent-predicts-russian.../

 

Nhìn chung, tất cả các nhà phân tích quân sự, cả ông Devine đều thống nhất ý kiến, cả tôi nữa, chỉ không thống nhất ở thời điểm diễn ra sự kiện. Chẳng hạn ông Devine cho rằng, chỉ trong vòng 1 năm tính từ đầu năm 2024, tức là đầu năm 2025 là cùng, Putox sẽ bị những người thân cận của mình lật đổ, bằng ám sát hay bằng cách nào đó thì tùy.

 

Tôi thấy cũng có thể tán thành mốc thời gian này được, chẳng hạn những nỗ lực của Ng@ có thể dẫn tới một chiến dịch mùa hè nữa, rồi mới thực sự đi vào tuyệt vọng, và những hỗ trợ của Mỹ đến với Ukraine muộn, trong hè hoặc mùa thu năm 2024. Nhìn chung là vẫn phải có một biến cố chiến trường. Chẳng hạn #The_Battle_of_Bakhmut mang tiếng là chiến thắng cho Ng@, nhưng Prigozhin là tên hiểu rõ nhất tình trạng thối nát của quân đội nước này, và hắn muốn hạ bệ cặp Sói-gù – Gerasimov bằng cách gây sức ép lên chính ông chủ của hắn, Putox. Sự kiện này cũng giúp chúng ta nhìn ra được trong nội bộ “vòng trong” của Putox, có không chỉ một thế lực ngầm mà Prigozhin chỉ đại diện cho một thế lực trong đó mà thôi. Khi chúng thỏa thuận với nhau tạm thời giữ Putox – và bây giờ chúng ta đã hiểu, giữ lại là vì còn hi vọng vào một sự rút êm thấm khỏi chiến tranh, bằng cách như trên đây tôi vừa viết. Tiếc là kéo đến hết cả năm, mà cái hi vọng #The_Battle_of_Avdiivka vẫn chưa có kết quả, không những thế còn tiêu tốn của quân đội Ng@ rất nhiều người và vũ khí, đến mức chắc chắn sau bầu cử sẽ phải huy động thêm quân nữa, nếu muốn đánh tiếp. Bế tắc!

Cháy nổ, vỡ ống nước nóng… lúc này chỉ là để gây sức ép chính trị lên Putox mà thôi. Mọi chuyện mới chỉ bắt đầu.

 

Suốt hai tuần qua, tôi ngày nào cũng lên mạng xem TV Ng@, xem cảnh các thành phố như Mátxcơva, Sankt Peterburg… của họ có cờ phướn, pa-nô áp-phích gì về bầu cử không – như các lần trước thì hoành tráng lắm rồi, năm nay chỉ còn có 2 tháng vẫn im phăng phắc, có mỗi tí tin về mấy ứng cử viên vớ vẩn. Đuối lắm rồi. Truyền thông Ng@ đang tập trung vào tấn công vụ Latvia thông báo sẽ trục xuất 3.500 người Ng@ không đạt yêu cầu về tiếng Latvia để ở lại.

 

Chúng ta cần chuẩn bị tinh thần cho bất cứ điều gì xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào – nhất là thời gian trước bầu cử. Tuy nhiên, như vụ binh biến của Prigozhin, đó là một sự biến có điều kiện, tức là cần gắn với những biến cố trên chiến trường. Chẳng hạn, nếu quốc hội Hoa Kỳ quyết sớm được gói viện trợ cho Ukraine, lại có những vũ khí thay đổi cuộc chơi đến chiến trường, thì có thể có những diễn biến sớm – có lẽ chỉ trong tháng Hai. Chỗ tôi quan tâm nhất là Crimea. Theo một số nguồn tin đáng tin cậy, về cơ bản không còn quân đội Ng@ ở Crimea và Hạm đội biển Đen cũng không còn ở đó. Chỉ còn một bệnh viện lớn ở Sevastopol và nhiều kho tàng hậu cần của Ng@ ở các kho trong núi xung quanh Sevastopol, nhất là còn nhiều tên lửa Kalibr nên Ng@ vẫn phải ra vào để lấy của cải của chúng. Hạm đội biển Đen hiện nay tuy mới chỉ mất 20% số tàu bè, nhưng không còn soái hạm #tuần_dương_hạm_Moskva đã xuống đáy biển, nên không còn được gọi là Hạm đội nữa.

 

Nếu có một sự kiện lớn trên chiến trường do người Ukraine gây ra cho quân Ng@, nội bộ Ng@ sẽ có chuyện và khi đó thì Jack Devine sẽ đoán sai về thời điểm. Nếu mọi sự như vậy, thì thời điểm theo tôi sẽ vào khoảng hai tháng nữa, tức là sát trước bầu cử của Ng@. Tuy vậy những điều kiện để dẫn đến nó, cũng sẽ rất khó. Tuy thế, chúng ta vẫn cứ nên hi vọng, và nếu chưa vào thời điểm đó thì vẫn là… Jack Devine nhưng nó có thể diễn ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm 2024.

 

#Nga_xâm_lược_Ukraine

#bưng_bô_cho_hòa_bình

#Slava_Ukraine

 

HÌNH :

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=1024359731985417&set=pcb.1024360335318690

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=1024359818652075&set=pcb.1024360335318690

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=1024359898652067&set=pcb.1024360335318690

 

.

39 BÌNH LUẬN   

 

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats