Monday, 15 January 2024

BÁO CHÍ VIỆT NAM GỠ HẾT BÀI VỀ THÁP CHUÔNG "CẢNG CÁP TREO VINPEARL" BỊ SẬP (Khánh Trang / Việt Nam Thời Báo)

 



Báo chí Việt Nam gỡ hết bài về tháp chuông “cảng cáp treo Vinpearl” bị sập

Khánh Trang  -   Việt Nam thời báo

15.01.2024

https://vietnamthoibao.org/vntb-bao-chi-viet-nam-go-het-bai-ve-thap-chuong-cang-cap-treo-vinpearl-bi-sap/

 

(VNTB) –  Báo chi Việt Nam đồng loạt xoá bỏ tin Tháp chuông cao 10 m của “cảng cáp treo Vinpearl” bị đổ sập khi đang xây dựng.

 

Ngày 14/1, công trình “cảng cáp treo Vinpearl” nằm trong khu vực cảng  Nha Trang (phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang) đang xây dựng thì bất ngờ đổ sập phần tháp chuông cao 10 m. Đây là công trình thuộc dự án rộng hàng nghìn m2 chạy dọc biển, ở phường Vĩnh Nguyên, xây theo kiến trúc châu Âu.

 

Thông tin ban đầu là nhiều giàn giáo, sắt thép, phần đất đá của công trình nằm ngổn ngang,  hơn chục xe tải, máy xúc được điều động thu dọn hiện trường. Công trình này dự kiến sẽ khai trương vào cuối tháng 1/2024.

 

Nhưng chỉ sau một vài giờ, các tin tức bất lợi kiểu này cho Vingroup đã được báo chí chính thống tại Việt Nam gỡ sạch. Bài viết đồng loạt bị xoá, khi bấm theo đường dẫn bài viết đều chỉ thấy lỗi 404, kể cả “cache” cũng được gỡ sạch sẽ.

 

Bài viết về vụ sụp tháp chuông ở Nha Trang hôm 14/1/2023 tuy chỉ thông tin vắn tắt về vụ sụp tháp chuông đang xây dựng, nhưng không nêu tên chủ đầu tư, chủ công trình là ai cũng được coi là “nhạy cảm”. Tuy báo chí không nói ra tháp của ai, công trình của ai nhưng người dân ai cũng biết đó là ai.

 

Trong bối cảnh tin tức tích cực về Vinfast, công ty con của Vingroup, mới được tung ra hồi tuần rồi như đầu tư mới vào Ấn Độ tới  2 tỉ đô la, tổng thống Indonesia được Vượng Vin đích thân lái xe đưa đi thăm nhà máy sản xuất xe điện, … thì vụ sập tháp nhà ga của Vinpearl lại làm cho công sức của bộ phận truyền thông Vingroup bị đổ sông đổ biển.

 

Hiện trường vụ việc cũng như một khúc đường Trần Phú gần với khu vực có tháp sụp đã bị phong toả, cấm không cho phóng viên tác nghiệp, cả cơ quan chức năng cũng chưa đến được hiện trường làm rõ vụ việc. Tất cả đều được bưng bít.

 

Khi phóng viên có mặt tại hiện trường để ghi nhận vụ việc thì bị nhiều người được cho là bảo vệ công trình ra ngăn cản.

 

Phóng viên Báo Người Lao Động đã thông báo mình là nhà báo, đang tác nghiệp đúng Luật Báo chí, đứng phía ngoài phạm vi công trình, khu vực không cấm quay phim chụp ảnh… nhưng vẫn bị những người nêu trên liên tục đeo bám, dùng tay che chắn, cản trở phóng viên ghi hình.

 

Đến hiện tại, chưa có cơ quan chức năng địa phương triển khai đến hiện trường làm rõ vụ việc. Chưa xác định được vụ việc có xảy ra thương vong hay không, chưa ai có thể tiếp cận bên trong hiện trường vì bảo vệ đã phong tỏa một đoạn đường Trần Phú dẫn vào đây khu vực này.” 

 

Có những “người Vin” còn cãi cọ trên mạng rằng hình tháp sụp là do “phô tô shóp”. Thông tin tháp sụp là sự thật, và việc Vingroup yêu cầu xoá bỏ thông tin đã tạo hiệu ứng ngược cũng là thật. Thay vì che giấu, Vingroup nên đưa tin thật, trình bày rõ về sự cố cũng như phương án khắc phục vụ việc thì ít ra người dân cũng sẽ có cảm tình với sự thành thật của Vingroup.

 

Tuy nhiên, đó là Vingroup. Vingroup che giấu thông tin tích cực đã không còn là chuyện khác thường. Nói xấu Vinfast hay Vingroup bị công an phạt cũng đã là chuyện bình thường. Vụ sụp đổ công trình, tai nạn trong xây dựng là điều bình thường.

 

Nhưng Vingroup đã biến điều bình thường thành bất thường khiến cho số người quan tâm đến vụ việc tăng cao, kích thích sự tò mò và độc giả sẽ cố tìm cho được thông tin để đọc. Đây là lúc những trang báo không chính thống, hay được liệt kê vào loại “phản động” sẽ phát huy tác dụng phục vụ độc giả mà không bị Vingroup hay Ban Tuyên giáo chi phối.

 

Việc gỡ bài, che giấu thông tin không chỉ đơn giản là việc sụp đổ một phần công trình nào đó. Nhưng có thể điều Vingroup muốn che giấu là một bức tranh lớn hơn, đó là chất lượng các công trình xây dựng của Vingroup.

 

Vingroup đã đầu tư rất rất nhiều tiền vào bất động sản, xây dựng những thành phố hào nhoáng như Paris, Venice theo gu thẩm mỹ và thị hiếu của trọc phú ở hầu như khắp các nơi đắc địa từ nam chí bắc ở Việt Nam. Những thành phố này vẫn vắng bóng người mua. Nếu chất lượng công trình bị nghi ngờ, người mua hay nhà đầu tư sẽ không còn mặn mà nữa.

 

Một nghi, mười ngờ về chất lượng công trình nhà ở không chỉ của Vingroup mà tất cả những nhà đầu tư khác trong nước cũng sẽ bị kéo theo. Trong khi thị trường bất động sản vẫn đang thoi thóp, bất kỳ tin tức tiêu cực nào cũng có thể là một cú đấm knock out.

 

Đây có lẽ là nguyên nhân chính khiến người giàu nhất Việt Nam phải cho bưng bít thông tin bằng mọi giá. Và sau Vingroup, đâu chỉ có một mình Phạm Nhật Vượng.

 

VIDEO : Tháp Vinpearl Nha trang

https://www.youtube.com/watch?v=8jGNJ-Tfg1Q

 

-------------------

Tin Bài Liên Quan:

1.    VNTB – Bắc thang lên hỏi ông trời – Vắc xin cho mượn có đòi… được không?

2.    VNTB – Phú Quốc: thiên đường đã mất?! (*)

3.    VNTB – Những tài phiệt Việt Nam trở về từ Liên Xô

4.    VNTB – Chợ Đầm tròn Nha Trang: tôn tạo hay đập bỏ?

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats