Saturday, 27 January 2024

ĐẢO QUỐC TUVALU BẦU CỬ, TRUNG QUỐC & ĐÀI LOAN THEO DÕI NHẤT CỬ NHẤT ĐỘNG (Người Việt)

 



Đảo quốc Tuvalu bầu cử, Trung Quốc, Đài Loan theo dõi nhất cử nhất động

Người Việt

January 26, 2024

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/dao-quoc-tuvalu-bau-cu-trung-quoc-dai-loan-theo-doi-nhat-cu-nhat-dong/

 

FUNAFUTI, Tuvalu (NV) – Cuộc bỏ phiếu khởi sự vào Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng tại đảo quốc Tuvalu nhỏ bé ở Thái Bình Dương trong một cuộc bầu cử quốc gia đang được Trung Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ và đồng minh Úc Quốc theo dõi chặt chẽ, trước bối cảnh tranh giành ảnh hưởng trong khu vực.

 

Tuvalu, với dân số khoảng 11,200 người trải dài trên chín hòn đảo, thành lập chiến dịch tại các nghị hội quốc tế để có hành động mạnh mẽ hơn nhằm giúp các quốc gia vùng thấp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, vì nghiên cứu khoa học cho thấy thủ đô Funafuti của Tuvalu có nguy cơ bị thủy triều làm ngập lún vào năm 2050.

 

Phần lớn lãnh thổ Tuvalu được dự báo sẽ bị ngập do thủy triều dâng cao vào năm 2100, Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc đang hợp tác với Tuvalu nhằm củng cố bờ biển, chỉ ra.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/01/GettyImages-1953497007-1536x1024.jpg

Một phụ nữ đi bầu ở đảo quốc Tuvalu hôm 26 Tháng Giêng, 2024 (Hình: SAM PEDRO/AFP/Getty Images)

 

Một cuộc tranh giành ảnh hưởng tại Thái Bình Dương giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ chứng kiến sự lôi kéo Tuvalu, với việc Washington gần đây cam kết lần đầu tiên kết nối cư dân lạc hậu của đảo quốc này bằng cáp quang dưới đại dương với viễn thông toàn cầu.

 

Tuvalu là một trong ba đồng minh Thái Bình Dương còn lại của Đài Loan, sau khi Nauru cắt đứt bang giao trong tháng này và chuyển qua Bắc Kinh, quốc gia cam kết hỗ trợ phát triển nhiều hơn.

 

Đài Loan hôm Thứ Năm cho biết Trung Quốc đang cố gắng gây ảnh hưởng lên cuộc bầu cử ở Tuvalu và “tấn công các đồng minh ngoại giao của Đài Loan.” Bộ Ngoại Giao Trung Quốc không lập tức trả lời ngay yêu cầu bình luận.

 

Trung Quốc coi Đài Loan với thể chế dân chủ là lãnh thổ của họ và không có chính sách bang giao. Đài Loan bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.

 

Những người tranh cử vị trí lãnh đạo của Tuvalu đều ủng hộ hành động biến đổi khí hậu trên chính trường thế giới, nhưng có cách tiếp cận không giống nhau trong bang giao với Đài Loan, một đồng minh ngoại giao từ năm 1979.

 

Bộ Trưởng Tài Chánh Tuvalu, Seve Paeniu, giành được một ghế trong quốc hội mới với tư cách là một trong hai ứng cử viên duy nhất cho khu vực bầu cử ở đảo Nukulaelae, nói với hãng tin Reuters rằng ông hy vọng bang giao với Đài Loan sẽ được suy xét lại sau cuộc bầu cử.

 

Chính phủ mới nên quyết định liệu Đài Loan hay Trung Quốc mới đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển của Tuvalu, ông nói.

 

Thủ Tướng Kausea Natano có nói với Đài Loan rằng ông tiếp tục ủng hộ các mối bang giao, Đài Loan cho biết.

 

Enele Sopoaga, người bị Natano lật đổ chức thủ tướng trong cuộc bầu cử năm 2019, và cựu ngoại trưởng Simon Kofe, trước đây từng cam kết hỗ trợ Đài Loan.

 

Không có đảng phái chính trị nào trong cuộc bầu cử, và hai nhà lập pháp sẽ được cử tri lựa chọn ở mỗi khu vực bầu cử trong số tám khu vực bầu cử trên đảo.

 

Sau khi kiểm phiếu, thuyền của chính phủ sẽ đón các nhà lập pháp mới từ các hòn đảo và đưa họ tới thủ đô Funafuti, chuyến hải trình có thể mất tới 27 giờ đồng hồ. Thủ tướng sẽ được lựa chọn bởi các nhà lập pháp mới được bầu. Natano và Kofe đang tranh cử ghế tại thủ đô Funafuti.

 

Kofe thu hút sự chú ý toàn cầu vào năm 2021 khi ông có phần phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc trong tư thế đứng ngâm mình trong nước để làm nổi bật tình cảnh khó khăn của quốc gia vùng trũng này.

 

Tuvalu ký một thỏa thuận an ninh và di dân với Úc vào Tháng Mười Một, cho phép Canberra kiểm tra các mối liên hệ an ninh. Cựu Thủ Tướng Sopoaga từ chối thỏa thuận với Úc trong khi Kofe cho biết một số vấn đề cần phải được sửa đổi. (TTHN)

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats