Đằng
sau chuyện “hộ pháp” cho sư Minh Tuệ
Bình luận của Nam Việt
2024.12.22
https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/thich-minh-tue-ho-phap-doan-van-bau-an-do-lao-12222024203807.html
Trong
một video được chọn lọc phát đi vào ngày 22-12, những người theo dõi hành trình
của sư Minh Tuệ qua kênh truyền hình độc quyền của ông Đoàn Văn Báu chứng kiến
cảnh một vị sĩ quan của quân đội Việt Nam, chặn sư Minh Tuệ lại trên đường để
trao cờ đỏ sao vàng và huy chương.
Đoạn
đường từ Việt Nam tới Ấn Độ của sư Thích Minh Tuệ do RFA dự đoán (RFA)
Khung
cảnh đó, rõ là thật ngượng nghịu với các vị sư. Không ai có thể cảm ơn và bước
đi khỏi bài diễn văn ngắn - chủ yếu để lấy hình - của vị sĩ quan đó, cùng với
ông Báu đứng bên cạnh. Không có nhiều tin tức để biết là vị sĩ quan đó làm sao
biết được đoạn hành trình luôn bảo mật của ông Báu, cũng như việc vị sĩ quan
chuẩn bị trước với trang phục long trọng, gắn đầy huy chương như đi dự hội toàn
quân. Nhưng những người nhìn thấy, đều cùng mỉm cười, hiểu lý do của việc xuất
hiện đoạn video này: sự việc diễn ra đúng ngày Truyền thống của quân đội Việt
Nam.
Chợt
nhớ đến những hình ảnh trước đó, anh Báu đã tỏ thái độ không vui khi thấy người,
hay sư từ Việt Nam tìm đến sư Tuệ trên đất Lào. Trái ngược với hình ảnh ngày
22-12, anh Báu đứng kề bên vị sĩ quan, mặt vui vẻ và cũng không có ý hối thúc vị
sĩ quan này cần vắn tắt để đoàn tiếp tục lên đường.
Đây
có thể là sự kiện lịch sử, khi một đoàn các sư đi khất thực lại được trao cờ và
huy chương. Nhưng cả đoàn, chỉ có một mình sư Tuệ được chọn để trao “vinh dự”
này.
Trước
đó vài ngày, ông Báu đã đề nghị sư Minh Tuệ cầm cờ đỏ sao vàng khi đi khất thực.
Sư Tuệ đã từ chối mạnh mẽ rằng “người đi tu không cầm cờ”, và khi bị Báu nài nỉ
rằng cần phải cho mọi người biết mình là người Việt Nam, vì “đại diện quốc gia
dân tộc”. Sư Tuệ đã nói luôn là nếu muốn thì để người của Báu cầm. Vị sư bị xua
đuổi và dèm xiểm trên mọi con đường ở Việt Nam, hôm nay đột nhiên phải mang vác
vai trò “quốc gia dân tộc”. Với những ai còn nhớ, sư Minh Tuệ cũng từ chối giao
chuyện cầm cờ cho bất cứ vị sư nào trong đoàn. Đi tu với màu áo vàng hay y phấn
tảo, đều có một ý nghĩa duy nhất là xin làm con Phật, là người học Phật. Việc cố
chen vào một ý nghĩa địa lý chính trị là vô nghĩa và đầy âm mưu.
Nhưng
tại sao phải là sư Tuệ, chứ không phải là ông Báu, hay người của ông ta cầm cờ?
Bởi
đơn giản, hình ảnh đó có thể là nhiệm vụ chính trị quan trọng mà Báu phải cố thực
hiện cho được trong chuyến đi này. Một chuyến đi mà ngoài chuyện “hộ pháp”, còn
là chuyện âm thầm “hộ quốc” trong khung cảnh đang dầu sôi lửa bỏng của Hà Nội.
------------------------------------------
Đoàn Văn Báu: Hộ pháp hay người áp giải Thầy Minh Tuệ?
Cuộc du hành cưỡng bức với sư Minh Tuệ, và những điều nhìn thấy
Sư Minh Tuệ và đoàn bộ hành có phải làm hình ảnh đại diện cho
dân tộc Việt?
--------------------------------------------
Có
thể suy luận rằng, chuyến đi được Báu dẫn dắt, mục tiêu là đưa sư Minh Tuệ ra
khỏi vòng yêu mến của người mộ tín Việt Nam lúc này, đánh loãng sự sụp đổ từng
phần của Giáo hội tay sai, mà ngày càng không thể kiểm soát được. Nhưng nhiệm vụ
thứ hai cũng không kém phần quan trọng, đó là tìm những chứng cứ cho thấy không
có chuyện đàn áp tôn giáo ở Việt Nam, vào lúc hồ sơ của Ủy ban Tôn giáo Quốc tế
Hoa Kỳ USCIRF đang chất chồng trước cửa của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Trong
việc xác định chứng cứ về các nhóm tôn giáo được Hà Nội dựng lên, làm tay sai
cho các cuộc đàn áp nhóm và cá nhân, chính ông Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch -
Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo quốc doanh Việt Nam đã há miệng
mắc quai khi nhanh nhẩu chạy theo ý chủ, đưa ra văn bản số 151, đề ngày 16-5, để
khẳng định người được mạng xã hội Việt Nam gọi là "Sư Thích Minh Tuệ"
không phải là tu sĩ Phật giáo.
Ông
Thích Đức Thiện không giải thích được vì sao sư Minh Tuệ không là tu sĩ, mà chỉ
“khẳng định người đàn ông này không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và
không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của GHPGVN.“ Tức, phải
được sự cho phép của Giáo hội tay sai mới được tu, mới được chọn theo con đường
đạo Phật.
Chính
lập luận này, đã khóa miệng Ban Tôn giáo Chính phủ và cả Giáo hội Phật giáo tay
sai, khi hồ sơ phân tích về các hoạt động của các nhóm tôn
giáo do chính quyền lập ra để kiểm soát và đàn áp đồng đạo, được đề lên Ủy ban
Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, những người đọc hồ sơ đã đưa ra câu hỏi kinh ngạc rằng
“những người như sư thích Minh Tuệ không thể tự mình tu tập tại Việt Nam được
hay sao?”. Trường hợp sự Minh Tuệ cũng làm sống lại hồ sơ của Thiền An Bên Bờ
Vũ Trụ, nơi chọn tu tập không theo Giáo hội đã bị trừng phạt một cách ghê tởm.
Trong
cuộc phỏng vấn ngày 14-12, Chủ tịch USCIRF, tiến sĩ Stephen Schneck đã nhấn mạnh rằng hôm
nay, ông cũng như những người theo dõi tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam đã
hoàn toàn “nhận ra bản chất có hệ thống đang diễn ra, và nghiêm trọng của bạo lực
liên tục chống lại người chọn tự do tôn giáo” (recognize the systematic ongoing
and egregious nature of its continuing violence), đặc biệt qua các nhóm tôn
giáo tay sai.
Ông
Đoàn Văn Báu tự giới thiệu vô cùng khiêm tốn, là xin được đi theo thầy để trợ
duyên, thì hôm nay ông ta đã trở thành người điều khiển tất cả mọi thứ trong
chuyến hành trình này. Cũng trong một video trước ngày 22-12, ông Báu đột ngột
nói là Giáo hội Việt Nam cần phải cho phép thành lập một phân hội đầu đà do sư
Thích Minh Tuệ đứng đầu. Liệu đây có là cách mở đường của ông Báu, để giúp Giáo
hội tay sai hợp pháp hóa việc dung nạp sư Thích Minh Tuệ vào trong hệ thống nhà
nước, xoá bớt án không có tự do tôn giáo mà thế giới đang nhìn vào chính quyền
CSVN?
Ông
Báu thực hiện nhiệm vụ của mình, mỗi ngày và kiên nhẫn như trong một cuộc thẩm
vấn không chính thức. Ông hỏi sư Tuệ rằng nếu như có một người cho miếng đất,
cho ngọn núi, và cho ngôi chùa thì Sư Minh Tuệ có chịu ẩn tu ở đó hay không. Cần
biết, việc nhận một phần vật chất và quản lý nó, đó chính là quy trình của Giáo
hội tay sai vẫn ban phát cho những người quy thuận hệ thống tôn giáo nhà nước.
Ông
Báu là người đi theo sư Minh Tuệ vì biết rõ sư quyết chọn cuộc đời bộ hành,
nhưng sao chưa được một nửa đoạn đường, thì không dưới hai lần, ông Báu đã ra sức
thuyết phục sư Tuệ thay đổi con đường tu tập của mình để làm gì?
Hành
trình của sư Minh Tuệ thật sự nhọc nhằn thể chất, nhưng còn nhọc nhằn hơn và
xao lãng việc tu tập, khi luôn phải tỉnh táo đối phó với những câu hỏi gài bẫy
của Báu, về những chuyện mà khi sư Tuệ sa vào, thì có thể mất hẳn hình tượng của
mình, mất hẳn hạnh tu trong lòng công chúng.
Cũng
cần phải nhắc đi nhắc lại rằng ông Báu là người xin được đi theo sư Minh Tuệ
trong cuộc hành trình. Nhưng vấn đề lạm quyền và quản lý sư Minh Tuệ - nhân
danh hiểm nguy dọc đường - đã diễn ra ngày càng rõ ràng, như một người thoạt đầu
chỉ xin mượn tạm cửa nhà để ngồi, nhưng sau đó im lặng chiếm hẳn ngôi nhà. Hãy
tự hỏi, nếu như đến một lúc nào đó cảm thấy hết duyên, sư Minh Tuệ lên tiếng muốn
được bộ hành một mình ung dung tự tại, không cần ai kèm cặp nữa, liệu lúc đó
Đoàn Văn Báu có buông tha cho sư Minh Tuệ hay không?
-------------------------------------------------
*
Bài viết không thể hiện quan điểm của RFA.
Tin,
bài liên quan
Blog
Đoàn
Văn Báu: Hộ pháp hay người áp giải Thầy Minh Tuệ?
Cuộc
du hành cưỡng bức với sư Minh Tuệ, và những điều nhìn thấy
Tại
sao chính quyền nóng lòng muốn dứt điểm trường hợp sư Minh Tuệ?