Hai nhà văn nổi tiếng gốc Việt mở hệ thống xuất bản để giúp tác giả gốc
Việt
Người Việt
June 4, 2023
WESTMINSTER, California (NV) – Hai nhà văn Nguyễn Thanh
Việt và Isabella Thuy Pelaud đang sử dụng một hệ thống để giúp nhiều tác giả gốc
Việt có tiếng nói hơn sau 48 năm ngày Sài Gòn thất thủ.
Theo Yahoo! News, hai nhà văn này là sáng lập
viên của Mạng Lưới Nghệ Sĩ Việt Nam Di Cư (Diasporic Vietnamese Artist Network
– DAVN). Nhà văn Nguyễn Thanh Việt là giáo sư văn học của đại học University of Southern California (USC)
và là người gốc Việt đầu tiên và duy nhất đoạt giải thưởng Pulitzer cho văn học.
Còn nhà văn Isabella Thuy Pelaud là giáo sư khoa nghiên cứu người Mỹ gốc Á của đại học San Francisco
State University.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/05/DP-DVAN-xuat-ban-1-1068x601.jpg
Nhà văn Nguyễn Thanh Việt (trái) và nhà văn Isabella Thuy Pelaud, đồng sáng lập DVAN. (Hình:
Guillaume Souvant/AFP via Getty Images và Isabella Thuy Pelaud cung cấp)
Nhật báo Người Việt liên lạc với hai nhà văn
Nguyễn Thanh Việt và Isabella Thuy Pelaud về nỗ lực của DVAN, nhưng chưa có hồi
âm.
DVAN sẽ giúp nhiều tác giả gốc Việt quảng bá
và xuất bản nhiều tác phẩm văn học nói về những câu chuyện của người Việt Nam
sau chiến tranh.
Chủ Nhật, 30 Tháng Tư, vừa qua là đánh dấu 48
năm ngày Sài Gòn thất thủ. Vì vậy, việc công nhận những câu chuyện của người gốc
Việt rất quan trọng đối với sự hiểu biết về ảnh hưởng của chiến tranh Việt Nam
đến nay vẫn hiện hữu.
Những câu chuyện như vượt biển rồi sống trong
trại tị nạn, sự khác biệt văn hóa của các thế hệ, lịch sử của gia đình và những
nỗi đau về chiến tranh được thêu dệt vào những tác phẩm văn học nghệ hay hội họa
rất tinh vi.
Tuy có một số tác giả thành công, việc đưa những
câu chuyện của người gốc Việt vào dòng chính vẫn còn gặp nhiều trở ngại, càng
nhấn mạnh sự ủng hộ và vinh danh các văn nghệ sĩ gốc Việt.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/05/DP-DVAN-xuat-ban-2.jpg
Một số tác phẩm văn học do DVAN xuất bản. (Hình: Facebook Diasporic
Vietnamese Artists Network)
Học Viện Chính Sách Di Cư
cho biết cộng đồng người Việt Nam ở Hoa Kỳ hiện có hơn 2 triệu người. Họ có thể
là người sinh ra ở Việt Nam, hoặc là người Mỹ gốc Việt.
Trong một thập niên qua, thế giới văn học có
những tác giả gốc Việt thành công vang dội, như Nguyễn Thanh Việt, Nguyễn Phan Quế Mai, Monique Trương, và Ocean Vương. Họ đang là những tiếng nói đại diện cho người Việt trong thế giới văn
học.
Tuy nhiên, sự thành công của họ còn quá nhỏ
trong giới văn học có người da trắng chiếm đa số. Trong năm 2020, nhật báo New
York Times đánh giá có đến 220 tác phẩm bán chạy nhất, nhưng trong đó chỉ có 20
tác phẩm do người da màu sáng tác.
Văn học của các cộng đồng thiểu số không chỉ
đưa câu chuyện của họ vào dòng chính, mà còn tạo ra những cơ hội để giúp đỡ và
gieo mầm cho những tiếng nói của thế hệ tiếp theo.
Vì vậy, để vượt qua sự kỳ thị trong nghành xuất
bản, hai nhà văn Nguyễn Thanh Việt và Isabella Thuy Pelaud thành lập DVAN. Họ
còn hợp tác với cơ quan truyền thông của đại học Texas Tech và chủ bút Travis
Snyder.
Sự hợp tác đó tạo ra một bộ sưu tập văn học của
DVAN, giúp quảng bá và phát hành nhiều tác phẩm văn học của các tác giả gốc Việt,
tạo ra nhiều cơ hội để kể nhiều câu chuyện của người Việt Nam hơn.
Ban đầu, DVAN và đại học Texas Tech chỉ có mục
đích giúp đỡ những tác giả mới, nhưng sau đó giúp đỡ cả những tác giả có tên tuổi.
Trong mùa Xuân 2023, DVAN sẽ phát hành ba tác
phẩm của những tác giả có tên tuổi như “Hà
Nội at Midnight” của Bảo Ninh, Quan Hà,
và Cab Trần; “Nothing
Follows” của Lan Dương; và ấn bản kỷ niệm 25 năm “Watermark: Vietnamese American Poetry and Prose” của Barbara Trần, Monique Trương, và Khôi Lưu.
Trong hai năm tới, bộ sưu tập của DVAN sẽ có
ít nhất thêm sáu tác phẩm, gồm có một tuyển tập thơ, một tiểu thuyết, một hồi
ký và hai tác phẩm được chuyển ngữ.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/05/DP-DVAN-xuat-ban-3.jpg
Một buổi đọc thơ ở Seattle, Washington, do DVAN tổ chức. (Hình: Facebook
Diasporic Vietnamese Artists Network)
Để tiếp tục phát triển và giúp đỡ nhiều tác giả
gốc Việt, DVAN sẽ gây quỹ, mời cộng đồng và các mạnh thường quân tham dự nhiều
sự kiện. Tổ chức này còn muốn mở rộng bằng cách hợp tác với nhà xuất bản bất vụ
lợi Kaya Press.
Giáo Sư Isabella Thuy Pelaud nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc không bị thành công làm quên đi những đức tính của cộng đồng.
Từ năm 1975 đến nay, cộng đồng Việt Nam khắp Hoa Kỳ vẫn nhớ đến sự xây dựng,
hàn gắn, và làm việc cần cù của người tị nạn và người nhập cư.
Vì vậy, đưa những tác phẩm thể hiện tiếng nói
của cộng đồng Việt Nam vào dòng chính rất quan trọng vì những nỗ lực thể hiện
được sự kiên cường của cộng đồng. (TL) [đ.d.]
No comments:
Post a Comment