NỘI DUNG :
Tại
sao các cuộc chạm trán nguy hiểm Mỹ-Trung sẽ vẫn tiếp diễn?
.
Tàu
Trung Quốc ra khỏi vùng biển Việt Nam sau đối thoại Mỹ -Trung
Anh
Vũ -
RFI
.
==================================================
.
Tại sao các cuộc chạm trán nguy hiểm Mỹ-Trung sẽ vẫn tiếp diễn?
07/06/2023
Khi một tàu
chiến Trung Quốc áp sát khu trục hạm Hoa Kỳ trong phạm vi gần 140m ở Eo biển
Đài Loan hôm 3/6 và buộc tàu này phải giảm tốc độ, đây là lần thứ hai trong
vòng vài ngày mà quân nhân Trung Quốc và Hoa Kỳ xuýt gặp một tai nạn lớn.
https://gdb.voanews.com/ec3d56c6-8b80-4027-a830-c6132e825389_w650_r1_s.jpg
Chiến hạm Trung Quốc cản đường khu trục hạm Mỹ USS Chung-Hoon tại Eo biển
Đài Loan ngày 3/6/2023.
Cuối tháng trước, một máy bay chiến đấu của
Trung Quốc trước mũi một máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ trên Biển Đông, khiến Hoa
Kỳ chỉ trích.
Sau cuộc chạm trán tàu chiến hôm 3/6, Tòa Bạch
Ốc cáo buộc Trung Quốc “ngày càng hung hăng”. Còn Trung Quốc thì nói hoạt động
quân sự như vậy của Hoa Kỳ trong vùng biển quốc tế là “cố tình khiêu khích rủi
ro.”
Đây là lý do tại sao những cuộc chạm trán cận
kề giữa quân đội Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể tiếp tục.
Trung Quốc kháng cự
Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã
bắt tay vào điều mà các quan chức Hoa Kỳ nói là một trong những hoạt động xây dựng
quân đội thời bình lớn nhất trong lịch sử.
Bắc Kinh đang sử dụng khả năng quân sự ngày
càng tăng và sức mạnh kinh tế để đẩy lùi sự thống trị quân sự kéo dài hàng thập
niên của Hoa Kỳ ở châu Á. Trung Quốc coi Hoa Kỳ là một bên ngoài can thiệp vào
một khu vực mà tại đó Bắc Kinh tự xem mình là lực lượng gìn giữ hòa bình và ổn
định.
Một nguồn gây căng thẳng đặc biệt là các cuộc
tuần tra “tự do hàng hải”, trong đó Hoa Kỳ và các đồng minh của họ điều tàu hải
quân đi qua Eo biển Đài Loan và Biển Đông.
Hoa Kỳ nói các cuộc tuần tra như vậy bảo vệ
quyền cho tất cả các quốc gia di chuyển trong vùng biển quốc tế.
Trung Quốc đã phàn nàn về các tàu và máy bay của
Hoa Kỳ ở Eo biển Đài Loan và ở Biển Đông gần các đảo mà nước này kiểm soát,
tuyên bố chủ quyền hoặc xây dựng và biến thành các cơ sở quân sự. Hải quân Quân
đội Giải phóng Nhân dân (PLAN) thường theo dõi các tàu của Hoa Kỳ.
Một số nhà phân tích cho rằng các chỉ huy quân
sự Trung Quốc đã được khuyến khích hành động quyết đoán hơn trước các tàu và
máy bay quân sự nước ngoài.
“Tôi nghĩ những gì chúng ta đang thấy có thể
là một sự khuyến khích chung, thậm chí có thể là kế hoạch khuyến khích các chỉ
huy đơn vị tỏ ra hung hăng khi có cơ hội, điều này ở cấp độ đơn vị khuyến khích
hành vi liều lĩnh hơn”, bà Jennifer Parker, một chuyên gia quốc phòng tại Viện
Chính sách Chiến lược Úc, nói.
Các sự kiện khác gần đây ở Biển Đông đã chứng
kiến một tàu Tuần duyên Trung Quốc chiếu “tia laser cấp độ quân sự” vào một tàu
Philippines vào tháng Hai, và Việt Nam vào tháng trước đã yêu cầu Bắc Kinh rút
các tàu khảo sát khỏi vùng biển của mình.
Trung Quốc nói cả hai vụ việc đều hợp pháp và
bình thường.
Bộ quốc phòng Trung Quốc chưa bình luận về tố
cáo họ đang khuyến khích hành vi hung hăng hơn.
Ông Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng cấp
cao tại RAND Corporation, một tổ chức nghiên cứu chính sách của Hoa Kỳ, cho biết
cách tiếp cận này của quân đội Trung Quốc làm tăng khả năng xảy ra va chạm, có
thể dẫn đến xung đột vũ trang.
Ông nói: “Theo quan điểm của tôi, đây là kịch
bản số 1 dẫn đến chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.”
Trên đà dẫn đến va chạm?
Làm cho tình hình trở nên nguy hiểm hơn là những
quan điểm hoàn toàn khác nhau của Hoa Kỳ và Trung Quốc về nguồn gốc của vấn đề.
Hoa Kỳ coi Trung Quốc đang phá vỡ hiện trạng với các mối đe dọa chống lại Đài
Loan, hòn đảo tự trị mà Trung Quốc tuyên bố là của mình, và các yêu sách lãnh
thổ của họ đối với Biển Đông giàu tài nguyên.
Câu trả lời từ quan điểm của Hoa Kỳ là tiếp tục
khẳng định quyền hàng hải và không lưu gần Trung Quốc.
Ông Tong Zhao, một học giả thỉnh giảng tại Trường
Quan hệ Công chúng và Quốc tế của Đại học Princeton, cho biết Đảng Cộng sản cầm
quyền của Trung Quốc coi những hành động đó của Hoa Kỳ là khiêu khích và tin rằng
việc theo đuổi sự thống trị quân sự của Hoa Kỳ là nguyên nhân thực sự gây ra những
nguy hiểm trong khu vực.
“Các quan chức Trung Quốc nhìn chung không thấy
các hành vi của chính Trung Quốc góp phần gây ra rủi ro,” ông nói.
“Và do đó, lập luận của họ là Trung Quốc chỉ
có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách tăng cường các biện pháp quân sự để đối đầu
với các hành vi gây hấn của Hoa Kỳ và khiến Hoa Kỳ thực sự cảm thấy lo ngại về
các vụ việc. Và đó là lúc Hoa Kỳ cuối cùng sẽ có những biện pháp cần thiết để.
giảm thiểu rủi ro”.
Không liên lạc
Thêm vào đó là một vấn đề khác: thiếu các kênh
liên lạc đáng tin cậy giữa quân đội hai nước.
Quân đội Hoa Kỳ từ lâu đã thúc đẩy Trung Quốc
mở các kênh liên lạc - cả ở cấp cao và cấp thấp hơn - để giảm thiểu nguy cơ tai
nạn trở thành bùng phát quân sự.
Ngược lại, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã chậm
thiết lập các liên hệ quân sự và nhanh chóng cắt đứt chúng trong thời kỳ căng
thẳng ngoại giao, các quan chức Mỹ nói.
Trung Quốc đã đình chỉ một số cuộc đối thoại
quân sự cấp cao với Ngũ Giác Đài sau chuyến thăm của cựu Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ
Nancy Pelosi tới Đài Loan vào mùa hè năm ngoái và từ chối yêu cầu của Hoa Kỳ về
một cuộc điện đàm giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước sau vụ bắn rơi khinh khí cầu
do thám Trung Quốc trong không phận Hoa Kỳ năm nay.
Một quan chức quốc phòng cấp cao của Hoa Kỳ,
phát biểu với điều kiện giấu tên, nói với Reuters rằng kể từ năm 2021, Trung Quốc
đã từ chối hoặc không phản hồi hơn một chục yêu cầu đàm phán với Ngũ Giác Đài
và gần mười yêu cầu tham gia ở cấp độ làm việc.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc không trả lời ngay
các yêu cầu bình luận của Reuters.
Các nhà phân tích nói rằng Trung Quốc cảnh
giác với các cuộc đàm phán quân sự mà có thể giúp Hoa Kỳ hiểu rõ hơn về các hoạt
động của quân đội Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng muốn giữ cho các
cuộc thảo luận Mỹ-Trung tập trung vào các vấn đề thương mại và kinh tế.
Tuy nhiên, những mối nguy hiểm không phải là
giả thuyết.
Năm 2001, một máy bay do thám của Mỹ đã hạ
cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam sau khi va chạm với một máy bay chiến đấu của
Trung Quốc.
Một phi công Trung Quốc thiệt mạng và Bắc Kinh
đã giam giữ phi hành đoàn gồm 24 thành viên Hoa Kỳ trong 11 ngày, chỉ thả họ
sau khi Washington gửi thư nói rằng họ “rất tiếc.”
.
==================================================
.
.
Tàu Trung Quốc ra khỏi vùng biển Việt Nam sau đối thoại
Mỹ -Trung
Anh Vũ - RFI
Đăng ngày: 06/06/2023 - 13:20
Theo nguồn tin từ các chuyên gia theo dõi hàng hải
hôm nay 06/06/2023 cho biết, tàu nghiên cứu cùng các tàu hộ tống của Trung Quốc,
hoạt động gần một tháng nay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển
Đông, đã rời khỏi vùng biển Việt Nam, tối hôm qua, 05/06, vào lúc Trung - Mỹ kết
thúc đối thoại cấp cao tại Bắc Kinh.
Ảnh tư liệu: Một tàu hải cảnh Trung Quốc đuổi một tàu cảnh sát biển Việt
Nam tiến gần đến giàn khoan Hải Dương 981 trên Biển Đông, ngày 15/01/2014. REUTERS
- Reuters Staff
Con tàu nghiên cứu hải
dương của Trung Quốc Hướng Dương Hồng 10, với
sự hộ tống của 2 tàu hải cảnh và nhiều tàu cá Trung Quốc đã vào hoạt động trong
khu vực bãi Tư Chính, thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trên Biển
Đông từ ngày 07/ 05. Nhóm tầu này nhiều lần áp sát khu vực mỏ dầu khí của Việt
Nam đang do một công ty Nga đầu tư khai thác, theo các dữ liệu theo dõi hàng hải
quốc tế.
Hãng tin Reuters cho biết, hôm qua, sau khi kết
thúc cuộc hội đàm các quan chức cao cấp Mỹ và Trung Quốc tại Bắc Kinh, một cuộc
gặp được hai bên đánh giá là mang tính xây dựng, thì con tàu trên cùng nhóm tàu
đi cùng, khoảng hơn chục chiếc, đã bắt đầu quay mũi trở về hướng đảo Hải Nam và
đã ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khoảng nửa đêm.
Nguồn tin của lãnh đạo Sáng kiến Biên niên sử Biển Đông, một tổ chức độc lập phi lợi nhuận, xác nhận các tàu Trung Quốc đã rời
khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Được Reuters hỏi về sự việc trên, bộ Ngoại
Giao Trung Quốc từ chối bình luận. Nhưng trong một thông cáo, bộ Ngoại Giao
Trung Quốc tuyên bố : « Con tàu nghiên cứu khoa học của Trung Quốc tiến
hành các hoạt động nghiên cứu bình thường trong vùng biển thuộc quyền tài phán
của Trung Quốc là hợp pháp và phù hợp. Ở đây, không có vấn đề vào vùng đặc quyền
kinh tế của một nước khác».
Về phía Việt Nam, đến ngày 25/05, Hà Nội,
qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao, mới lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh rút
tàu Hướng Dương Hồng 10, cùng các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt
Nam. Hãng tin Anh lưu ý là những tuyên bố trên chỉ được đưa ra sau chuyến thăm
Hà Nội của ông Dmitri Medvedev, chủ tịch đảng Nước Nga Thống Nhất đồng thời là
phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga.
Bộ Ngoại Giao Việt Nam chưa trả lời đề nghị
bình luận về diễn biến mới trên.
No comments:
Post a Comment