Đảng Cộng sản Việt
Nam học gì từ các chính sách của 'người đồng chí Trung Quốc?
BBC
News Tiếng Việt
6
tháng 6 năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c51j72ed52ko
Đảng
Cộng sản Việt Nam được xem đã và đang học theo nhiều chính sách của Trung
Quốc nhưng có sự cân nhắc và điều chỉnh từ lợi thế quốc gia đi sau.
Cải
cách Ruộng đất ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1953 đến 1956, có tài liệu là
từ năm 1948, là một luận cứ lịch sử quan trọng cho thấy Đảng Lao động Việt Nam
đã thực hiện theo mô hình của Trung Quốc.
Sự
tham gia cố vấn của nhà ngoại giao Trung Quốc, La Quý Ba, Đại sứ đầu tiên của
Trung Quốc tại Bắc Việt (1954-1957) được đánh giá giữ vai trò rất quan trọng
đến quyết sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Trường Chinh trong Cải
cách Ruộng đất.
Mới
hơn, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố chiến dịch "đả hổ diệt
ruồi" khi bước vào nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2012.
Sau
đó vào năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng công bố chiến dịch "đốt
lò" với câu nói được biết đến nhiều nhất, "Lò đã nóng lên rồi thì củi
tươi vào đây cũng phải cháy".
Giới
quan sát nhận định khi "chiếc lò" của ông Trọng lan đến lĩnh vực tư
nhân với vụ bắt giữ những lãnh đạo cấp cao từ các tập đoàn như ông Trịnh Văn
Quyết từ FLC hay bà Trương Mỹ Lan từ Vạn Thịnh Phát cũng giống cách ông Tập
"chỉnh đốn" sự phát triển quá mức của các tập đoàn tư nhân như
Alibaba của tỷ phú Jack Ma.
Trước
sự trấn áp của Trung Quốc đang lan sang lĩnh vực giải trí như âm nhạc, hài
kịch, đã xuất hiện khả năng "phong sát" trong giới nghệ sĩ Việt Nam,
dù chính Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã lên
tiếng bác bỏ hồi đầu tháng Năm.
Hiểu
được chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể giúp dự đoán được định
hướng sắp tới của Đảng Cộng sản Việt Nam hay không?
BBC
News Tiếng Việt có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Công Tùng, Nghiên cứu viên
sau Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu Chính trị thuộc Academia Sinica, Đài Loan về chủ
đề này.
BBC:
Ông có nghĩ rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang sao chép 'người đồng chí
Phương Bắc' Trung Quốc rất nhiều trong các chính sách từ Cải cách Ruộng đất ở
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1953-1956) cho đến công cuộc 'đốt lò' của Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng, và trấn áp giới bất đồng chính kiến, bóp nghẹt những
tiếng nói đối lập?
Tiến
sĩ Nguyễn Công Tùng: Giống
như các nước dân chủ, các nước xã hội chủ nghĩa cũng có năng lực học tập lẫn
nhau trong quá trình điều hành và quản lý đất nước, trong đó mục tiêu cuối cùng
là bảo vệ chế độ.
Trong
trường hợp quan hệ Việt-Trung, Đảng Cộng sản Việt Nam quả thực đã học tập rất
nhiều kinh nghiệm hoặc thậm chí bắt chước cách làm từ Đảng Cộng sản Trung Quốc,
từ phong trào Cải cách Ruộng đất tại miền Bắc vào những năm 1953-1956, cho đến
cuộc chiến chống tham nhũng đang diễn ra hiện nay.
Tuy
nhiên, có một số điểm đáng lưu ý ở đây:
Thứ
nhất, thông
thường Việt Nam sẽ quan sát và nghiên cứu kỹ những chính sách Trung Quốc áp
dụng và cân nhắc xem liệu các chính sách đó có thể áp dụng tại Việt Nam hay
không. Chính vì vậy, thông thường sau khi một chính sách đã được Trung Quốc
thực thi một vài năm, thì một chính sách tương tự mới được triển khai tại Việt
Nam.
Ví
dụ như cuộc Cải cách Ruộng đất tại Trung Quốc được thực thi ngay sau khi Đảng
Cộng sản Trung Quốc nắm quyền kiểm soát Trung Quốc vào năm 1949. Mãi cho đến
năm 1953, sau khi Cải cách Ruộng đất tại Trung Quốc kết thúc thì Việt Nam mới
bắt đầu tiến hành tại miền Bắc. Chiến dịch chống tham nhũng tại Việt Nam bắt
đầu từ năm 2016 - bốn năm sau khi chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" do Tập
Cận Bình khởi xướng năm 2012…
Thứ
hai, học
tập kinh nghiệm hoặc bắt chước cách làm từ Trung Quốc nhìn chung giúp Việt Nam
có "lợi thế đi sau", tránh được một số sai lầm mà Trung Quốc mắc
phải. Tuy nhiên, do rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó chủ
yếu đến từ sự chênh lệch về "quyền lực/năng lực nhà nước" (state
power) giữa Việt Nam và Trung Quốc, khiến cho nhiều chính sách tương tự được
thực hiện Việt Nam không triệt để và quyết liệt như ở Trung Quốc.
Ví
dụ như, tình trạng đấu tố và bạo lực trong cuộc Cải cách Ruộng đất tại Trung
Quốc được cho là rõ rệt hơn rất nhiều so với Cải cách Ruộng đất tại miền Bắc
Việt Nam. Hay như, phạm vi và cường độ chống tham nhũng, hoặc màu sắc đấu tranh
phe phái trong cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam cũng thực sự không rõ
nét bằng Trung Quốc.
Thứ
ba, không
nên cho rằng Việt Nam bắt chước 100% các chính sách, cách làm từ Trung Quốc,
bởi lẽ nội tại hai Đảng Cộng sản cũng như bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội của
hai nước tồn tại rất nhiều khác biệt. Các chính sách được áp dụng tại Việt Nam
thường linh hoạt và thực dụng (pragmatic) hơn so với các chính sách tương tự
tại Trung Quốc.
Chiến dịch 'đốt lò' của
TBT Nguyễn Phú Trọng: Điều gì thực sự phía sau?
Quan hệ Việt – Trung:
Phương châm 16 chữ vàng ‘vẫn ảnh hưởng lớn’
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/9419/live/307147e0-044c-11ee-aa08-4727df20b680.jpg
Tổng
Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình ở Hà Nội vào năm 2017
Tôi
muốn đề cập thêm một vấn đề, đó là tính cách cá nhân của nhà lãnh đạo Trung
Quốc Tập Cận Bình đã ảnh hưởng rất lớn đến các chính sách đối nội và đối ngoại
hiện nay của Trung Quốc.
Tính
cách này chủ yếu được hình thành bởi bối cảnh xuất thân và môi trường giáo dục
thời niên thiếu. Ở tuổi thiếu niên, sau khi cha ông bị thanh trừng trong thời
kỳ Cách mạng Văn hóa, Tập bị đưa đến trại lao động tập trung tại một vùng nông
thôn thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Trưởng thành trong môi trường đầy đấu tố
và áp lực dưới thời kỳ này đã ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành tính cách
của Tập về sau này.
Ví
dụ như, theo đánh giá của một số học giả Đài Loan, Tập có tính cách trầm ổn,
kiên định, vô cùng tự tin, vui buồn không thể hiện ra mặt. Chính tính cách này
đã giúp Tập có thể "náu mình chờ thời" trong một thời gian dài trước
khi lên nắm quyền. Tập cũng được cho là có tính cách "hòa với bạn, ác với
địch, ân oán phân minh". Chính vì vậy, như tôi đã nói, chiến dịch "đả
hổ diệt ruồi" tại Trung Quốc diễn ra rất quyết liệt và triệt để khi mà Tập
tìm cách triệt tiêu tận gốc thế lực, phe phái đối địch.
Có
thời gian dài sống tại vùng nông thôn, Tập hiểu rất rõ tầm quan trọng của kinh
tế thực thể (các ngành sản xuất) đối với sự phát triển quốc gia. Chính vì vậy,
cách đây một vài năm, Tập đã cho chỉnh đốn và hạn chế sự phát triển quá mức của
các tập đoàn tư nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nền tảng (平台經濟, platform economy)
như Tập đoàn Alibaba của Jack Ma.
Trên
hết, Tập Cận Bình được đánh giá là một lãnh đạo có "thiên mệnh trị
quốc" rất rõ nét. Ông muốn tạo dựng cho mình một địa vị lịch sử sánh ngang
với Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Nếu Mao Trạch Đông là lãnh đạo giúp Trung
Quốc 'Đứng lên', Đặng Tiểu Bình giúp Trung Quốc 'Giàu lên', thì Tập Cận Bình là
lãnh đạo giúp Trung Quốc 'Mạnh lên'.
Là
một "Thái tử Đảng", Tập khao khát kế thừa tư tưởng và cơ nghiệp của
bậc cha anh, ấp ủ hoài bão và trách nhiệm phục hưng dân tộc Trung Hoa. Để làm
được điều đó, trước hết cần phải củng cố vai trò của Đảng Cộng sản trên mọi
phương diện cuộc sống.
Chính
vì vậy, Trung Quốc dưới thời đại Tập Cận Bình đã thắt chặt quản lý xã hội trên
nhiều phương diện. Ví dụ như việc thắt chặt quản lý giới văn nghệ sĩ và showbiz
Trung Quốc đã có từ hai năm trở lại đây, chủ yếu xoay quanh kiểm soát nội dung,
đưa tư tưởng và tuyên truyền chính trị của Trung Quốc vào các tác phẩm điện ảnh
và truyền hình, ngăn chặn việc phê phán hay chế giễu cá nhân Tập và Đảng Cộng
sản Trung Quốc (đây là nguyên nhân chính khiến Trung Quốc trấn áp các nghệ sĩ
hài thời gian gần đây, do các nghệ sĩ này được cho là đã đụng chạm đến làn ranh
đỏ).
Đồng
thời, hiện thực hóa mục tiêu phục hung dân tộc Trung Hoa cần phải vun đắp lòng
tin của dân chúng vào sự lãnh đạo của Tập cũng như Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nếu nhìn theo góc độ đó, chúng ta có thể thấy việc thúc đẩy mục tiêu
"thịnh vượng chung" (共同富裕)là
một bước đi quan trọng
giúp gia tăng niềm
tin của dân chúng Trung Quốc
vào sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Trung Quốc.
Trung Quốc thẳng
tay đàn áp giới bất đồng bất chấp Phương Tây kịch liệt lên án
Trung Quốc: Tập Cận
Bình thâu tóm quyền lực, không một ai có thể thách thức?
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/87d9/live/bb59d190-044e-11ee-aa08-4727df20b680.jpg
Người
dân mưu sinh trong nắng nóng đầu tháng Sáu tại Hà Nội
BBC:
Một số nhà quan sát cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã sao chép chính sách và
mô hình quản trị từ Đảng Cộng sản Trung Quốc với "độ trễ" có thể lên
đến khoảng vài chục năm hoặc ít hơn, với mục tiêu tối thượng là bảo vệ chế độ.
Ông bình luận thế nào về luận điểm này, và ông có thể đưa ra dự đoán nào về
định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2023 trở đi.
Tiến
sĩ Nguyễn Công Tùng: Như
tôi đã nói ở trên, bảo vệ chế độ là mục tiêu tối thượng của cả Đảng Cộng sản
Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Phải nhấn mạnh rằng, việc học tập kinh
nghiệm quản lý và điều hành đất nước từ Trung Quốc của phía Việt Nam là hoàn
toàn tự nguyện và tự nhiên.
Đặc
biệt trong bối cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến nay vẫn luôn đề cao cảnh
giác trước âm mưu "diễn biến hòa bình" của Mỹ và các nước phương Tây,
dù cho quan hệ giữa Việt Nam và các nước này ngày một phát triển. Chính vì vậy,
đứng từ góc độ nào đó có thể thấy Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn thấy yên tâm hơn
khi học tập mô hình quản trị/quản lý (governance) từ Trung Quốc - nước có chung
ý thức hệ, chứ không phải từ các nước phương Tây.
Với
đội ngũ lãnh đạo hiện nay, Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục thúc đẩy học tập kinh
nghiệm và hợp tác với phía Trung Quốc, đặc biệt theo hình thức ngoại giao kênh
Đảng. Đáng chú ý là, để có thể học tập tốt hơn các kinh nghiệm quản lý đảng và
quản lý đất nước từ phía Trung Quốc, rất có thể trong thời gian tới hai bên sẽ
tăng cường hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao, với việc Đảng Cộng sản Việt Nam cử
nhiều cán bộ cấp cao sang Trung Quốc học tập và đào tạo.
Điều
này đã có tiền lệ từ trước (năm 2017, hai bên ký kết 'Thỏa thuận hợp tác đào
tạo cán bộ cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai
đoạn 2017 - 2020', với việc Việt Nam cử 300 cán bộ cấp cao sang Trung Quốc tham
gia đào tạo).
Trung Quốc thẳng
tay đàn áp giới bất đồng bất chấp Phương Tây kịch liệt lên án
Trung Quốc gây hấn trên
Biển Đông và động thái của Thủ tướng Chính
Tròn 100 tuổi,
Henry Kissinger nói gì về Đảng CS Trung Quốc và đối đầu Mỹ-Trung?
BBC:
Có nhận định cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam, dường như, xét theo một vài
phương diện nào đó, vẫn "tương đối dân chủ hơn" Đảng Cộng sản Trung
Quốc. Ông có suy nghĩ gì về nhận định này?
Tiến
sĩ Nguyễn Công Tùng: Tôi
hoàn toàn đồng ý với nhận định này. Điều này xuất phát từ cả nguyên nhân khách
quan và chủ quan:
Thứ
nhất, như đã nói ở trên, có sự khác biệt rất lớn về "quyền lực nhà
nước" (state power) giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thuật ngữ "quyền lực
nhà nước" được dùng rất phổ biến trong lĩnh vực nghiên cứu chính trị.
Quyền lực nhà nước được chia ra làm hai loại chính, bao gồm: "quyền lực
chuyên chế" (despotic power) và "quyền lực cơ sở"
(infrastructural power).
"Quyền
lực chuyên chế" chỉ năng lực kiểm soát, cưỡng chế, đàn áp (coercive and
repressive) của nhà nước đối với xã hội, ví dụ như năng lực của lực lượng công
an, cảnh sát... Trong khi đó, "quyền lực cơ sở" chỉ năng lực xây dựng
và thiết kế các bộ quy tắc, chuẩn mực, thiết chế,… để quản lý xã hội, ví dụ như
"hệ thống tín dụng xã hội" (社會信用體系), hoặc
"công trình lưới
trời" (天網工程) tại
Trung Quốc…
Nếu
xét theo hai loại quyền lực này, thì "quyền lực nhà nước" tổng hợp
của Việt Nam đều không sánh bằng với Trung Quốc được. Chính vì vậy, đây là
nguyên nhân chính dẫn đến năng lực kiểm soát xã hội của Việt Nam không được bao
quát và triệt để như phía Trung Quốc (nói một cách đơn giản hơn là do năng lực
có hạn, Việt Nam không thể khống chế hoặc đàn áp xã hội triệt để như phía Trung
Quốc). Đây cũng là nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho Việt Nam được cho là
dân chủ hơn Trung Quốc, khi người Việt Nam vẫn có thể sử dụng các mạng xã hội
phương Tây, truy cập vào đa số các trang web nước ngoài mà không bị cấm đoán…
Thứ
hai, mức độ hội nhập quốc tế của Việt Nam rất sâu rộng, với việc ký kết 15 hiệp
định thương mại tự do (FTA) cả song phương và đa phương. Để được hưởng những ưu
đãi khi tham gia một số FTA, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có một số nhượng bộ nhất
định trong khi đàm phán các hiệp định, đặc biệt trong vấn đề nhân quyền, quyền
lao động, nghiệp đoàn (có thể thấy trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối
tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP trước đây). Quá trình hội nhập quốc tế
này đã vô hình chung khiến Việt Nam trở nên dân chủ hơn khi đặt lên bàn cân so
sánh với Trung Quốc.
Thứ
ba, Việt Nam đã thực hiện một số cải cách chính trị trong những năm qua, cho
phép dân chúng tham gia mạnh mẽ và tích cực hơn trong quá trình thảo luận và
hoạch định chính sách. Các phiên thảo luận và chất vấn tại Quốc Hội Việt Nam
thường được truyền hình trực tiếp (điều này thường hiếm thấy tại Trung Quốc).
Ngoài ra còn có các buổi "đối thoại với nhân dân" giữa lãnh đạo các
cấp với dân chúng, hoặc tiếp xúc cử tri giữa Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
với dân chúng… Tất cả những hành động này - dù cho chúng có vẻ mang ý nghĩa
hình thức nhiều hơn là thực chất - nhưng cũng phần nào đó cho thấy mức độ dân
chủ của Việt Nam có phần nhỉnh hơn Trung Quốc.
Cải cách Ruộng đất: Số
người bị giết ở VN ít hơn bên Trung Quốc nhưng 'di chứng lâu hơn'
Trung Quốc: Khi hài
kịch bị cơ quan kiểm duyệt 'sờ gáy'
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/cce9/live/9b00d520-044d-11ee-aa08-4727df20b680.jpg
Trung
Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm kể từ 1999 và Việt Nam thường xuyên
phản đối điều này. Năm nay, lệnh cấm được áp dụng từ ngày 01/05-16/08, ảnh
hưởng đến sinh kế của hàng ngàn người ngư dân
BBC:
Trước căng thẳng gia tăng trên Biển Đông trong những tháng gần đây, và Trung
Quốc ngày càng tỏ thái độ xác lập mạnh mẽ, theo ông thì Việt Nam sẽ tiếp tục
sao chép "người đồng chí" Phương Bắc trong thời gian tới? Và liệu
ngoại giao "cây tre" vẫn là một chính sách bền vững? Liệu có khả năng
Việt Nam nâng cấp quan hệ ngoại giao với Mỹ vào tháng Bảy tới đây, theo ông?
Tiến
sĩ Nguyễn Công Tùng: Câu hỏi này có ba ý chính:
Thứ
nhất,
tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có từ lâu chứ không phải là
vấn đề mới xảy ra, đồng thời tranh chấp Biển Đông cũng không phản ánh toàn bộ
bản chất quan hệ giữa hai Đảng Cộng sản Việt Nam-Trung Quốc cũng như quan hệ
hai nước Việt-Trung.
Trong
quá khứ, sau những sự kiện xung đột, đối đầu nổi cộm giữa hai nước vào năm
2011, 2014, 2019…, quan hệ giữa hai bên thường khôi phục nhanh chóng sau đó,
với việc Việt Nam cử đặc phái viên sang Trung Quốc hoặc hai bên đi đến ký kết
một thỏa thuận nào đó. Chính vì vậy, tôi cho rằng tranh chấp Biển Đông hiện nay
sẽ không khiến Việt Nam từ bỏ học tập kinh nghiệm hoặc bắt chước cách làm từ
Trung Quốc.
Đương
nhiên, nếu tranh chấp Biển Đông bị đẩy đi quá xa bởi phía Trung Quốc, sẽ tạo ra
động lực và không gian cho Việt Nam thoát khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc
trong ngắn hạn và tăng cường hợp tác với các cường quốc khác.
Thứ
hai, theo
quan sát của tôi, Việt Nam đã làm khá tốt trong việc cân bằng giữa Mỹ và Trung
Quốc. Tiền đề để tăng cường hợp tác hoặc nâng cấp quan hệ với Mỹ là phải phải
ổn định quan hệ với Trung Quốc trước. Việt Nam hiểu khá rõ điều này. Chính vì
vậy, Việt Nam luôn tìm cách chứng minh cho Trung Quốc thấy rằng: Trung Quốc là
ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam (câu nói này được rất
nhiều lãnh đạo Việt Nam phát biểu khi gặp các lãnh đạo Trung Quốc). Một logic
rất đơn giản ở đây là: "Trung trước, Mỹ sau". Ví dụ như năm 2015,
trước khi TBT Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm lịch sử đến Mỹ vào tháng 7, thì ông
đã đến thăm Trung Quốc vào tháng 4.
Tương
tự như vậy, trong bối cảnh Việt Nam và Mỹ có khả năng nâng cấp quan hệ vào
tháng 7 năm nay, một số lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã tới thăm Trung Quốc
trước, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc vào tháng 10/2022,
Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai sang thăm Trung Quốc vào tháng 4/2023…
Với
việc thăm Trung Quốc trước khi có những chuyển biến quan trọng trong quan hệ
với Mỹ, Việt Nam muốn tái đảm bảo (reassure) với Trung Quốc rằng, cho dù sắp
tới có tăng cường quan hệ với Washington đi chăng nữa, thì Hà Nội vẫn luôn coi
Bắc Kinh là ưu tiên hàng đầu. Cách làm này cũng phần nào đó giúp "rào
trước đón sau" với Trung Quốc, khiến Bắc Kinh không có lý do gì để gây khó
dễ cho việc nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ về sau này.
Thứ
ba, chính
sách ngoại giao cây tre của Việt Nam về ngắn và trung hạn sẽ vẫn tiếp tục là
một cách tiếp cận tốt để duy trì quan hệ hữu nghị với các nước và giúp Việt Nam
phát triển kinh tế.
Tuy
nhiên, chính sách này cũng tiềm ẩn những rủi ro địa chính trị nhất định, bởi lẽ
người ta thường nói "ai cũng coi là bạn thì chẳng là bạn của ai cả"
(a friend to all is a friend to none). Ví dụ như trong trường hợp xung đột hoặc
đối đầu xảy ra tại Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, rất khó có khả năng
sẽ có một nước nào đó đứng ra bênh vực và bảo vệ Việt Nam đối đầu lại với Trung
Quốc cả.
Trung Quốc gây hấn trên
Biển Đông và động thái của Thủ tướng Chính
Tròn 100 tuổi,
Henry Kissinger nói gì về Đảng CS Trung Quốc và đối đầu Mỹ-Trung?
---------------------
TIN
LIÊN QUAN
Cải cách Ruộng đất 'tác
động mạnh' vào xã hội, Đảng Lao động và Quân đội Bắc VN
3
tháng 2 năm 2022
.
Trung Quốc gây hấn trên
Biển Đông và động thái của Thủ tướng Chính
31
tháng 5 năm 2023
.
Việt Nam: Tân Chủ
tịch nước Võ Văn Thưởng và các phương án nhân sự cao cấp sắp tới
7
tháng 3 năm 2023
.
Trung Quốc cấm đánh
bắt cá đơn phương: Việt Nam có nên khởi kiện?
27
tháng 4 năm 2023
.
Báo cáo an ninh
2023 của IISS nói về cách Việt Nam 'xử lý' ngoại giao với các cường quốc
4
tháng 6 năm 2023
.
Vai trò ý thức hệ trong
cuộc cách mạng cộng sản ở Việt Nam
7
tháng 2 năm 2017
No comments:
Post a Comment