Việt Nam vượt Thái Lan ở
những điểm nào?
Watchiranon
Thongthep
Phóng viên BBC News Tiếng Thái
1 tháng 10 2022, 15:59 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-63101085
Hình tư liệu, Việt Nam tiếp nhận chức Chủ tịch ASEAN
năm 2020 từ Thủ tướng Thái Lan
Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư
nước ngoài trong những năm gần đây. Chính sách "zero Covid" của Trung
Quốc đã khiến nhiều nhóm ngành trong chuỗi cung ứng toàn cầu quyết định dịch
chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam.
BBC Tiếng Thái nhận xét Việt Nam có một nền
chính trị ổn định với chính sách xúc tiến đầu tư và chi phí nhân công rẻ, cùng
với việc dân số trong độ tuổi lao động cao… là những yếu tố tạo dụng niềm tin đối
với các nhà đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, Việt Nam có thể tiếp tục phát triển.
Mười năm trước, người Thái thường đặt câu hỏi
khi nào thì Việt Nam có thể phát triển vượt qua Thái Lan. Mặc dù xét trên tổng
thể thì dường như trên nhiều phương diện, Thái Lan vẫn đang dẫn đầu trong khu vực.
Nhưng đến hiện tại, các chuyên gia kinh tế cho
rằng Việt Nam đã phát triển hơn và được đánh giá là đã vượt qua Thái Lan trên
nhiều mặt. Đặc biệt là sau khi Thái Lan phải đối mặt với các vấn đề chính trị
và các cuộc đảo chính liên tiếp, khiến sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước
ngoài giảm dần.
Tòa Thái Lan
ra phán quyết 'có lợi cho Thủ
tướng Prayut Chan-o-cha'
iPhone 14: Lý do người
Việt Nam ồ ạt sang Thái Lan 'săn' điện thoại
Thái Lan: Từ cuộc chiến chống
ma túy đến món cà ri cần sa
Đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam nhiều hơn Thái Lan
Cạnh tranh về chính trị và kinh tế giữa Mỹ và
Trung Quốc, cũng như các chính sách kiểm soát đại dịch của chính quyền Tập Cận
Bình đã trở thành một trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt
là ngành công nghiệp linh kiện điện tử. Từ đó dẫn đến làn sóng hàng loạt công
ty di chuyển nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, thay vì Thái Lan.
Tiến sĩ Phisit Amnuaykrung, một chuyên gia về
Việt Nam học, Giảng viên Khoa Tiếng Việt ngành Nhân văn tại Đại học Kasetsart
nói với BBC tiếng Thái rằng: "Nếu nhìn vào đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI), Việt Nam đã vượt qua Thái Lan vào năm 2014, năm mà Thái Lan có đảo
chính".
Mặt khác, Việt Nam ổn định về chính trị và
liên tục về chính sách. Do đó, các nhà đầu tư khi cân nhắc chuyển vốn đầu tư ra
nước ngoài, cần phải xem xét đầy đủ về việc này, đã chọn điểm đến là Việt Nam.
Một chuyên gia khác, chủ trang Facebook có tên
Dr.Vietnam với 22.000 người theo dõi giải thích thêm: „Nhìn lại 12 năm trước và
xem xét dòng vốn FDI vào khu vực ASEAN, trong năm quốc gia lớn thì Thái Lan nhận
được xấp xỉ 30% tổng vốn đầu tư nước ngoài, còn Việt Nam chiếm tỷ trọng khoảng
10%".
Đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam và Thái Lan
Tuy nhiên, 12 năm sau, trật tự đã đảo ngược.
Thái Lan chỉ nhận được 10% vốn đầu tư nước ngoài, và khoảng 30% vào Việt Nam.
"Kể từ năm 2014, Việt Nam bất ngờ vượt
qua Thái Lan và từ đó luôn vượt Thái Lan, thúc đẩy việc xuất khẩu của họ".
Mặc dù nền chính trị Thái Lan đã chuyển sang một
chính phủ dân cử, nhưng dường như quốc gia này vẫn không thu hút được các nhà đầu
tư nước ngoài như mong đợi.
"Theo góc nhìn của các nhà đầu tư nước
ngoài, họ sẽ xem lại thời gian Thái Lan thường xuyên xảy ra bất ổn về chính trị
cũng như các cuộc biểu tình. Nhưng yếu tố chính thực sự là các yếu tố kinh tế
và xã hội, cũng như chính trị, "Tiến sĩ Pisit nói.
Hình : Dự báo GDP năm 2025, Thái Lan sẽ đứng
thứ hai, đánh bại Việt Nam
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-63101085
Nếu xét về quy mô nền kinh tế, GDP của Thái
Lan vẫn lớn hơn của Việt Nam. Năm 2021, GDP của Thái Lan trị giá 16,2 nghìn tỷ
Baht, trong khi nền kinh tế Việt Nam là 13,76 nghìn tỷ Baht.
Nhưng xét về tốc độ tăng trưởng của đầu tư nước
ngoài và sự phục hồi sau đại dịch Covid-19, cùng với sức mua nội địa tăng mạnh,
kết quả là Việt Nam vẫn có tốc độ tăng trưởng cao hơn Thái Lan. Ngân hàng Thế
giới dự báo GDP của Việt Nam vào năm 2022 là 7,2%, trong khi của Thái Lan là
3,1%.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
rất đáng chú ý, song vẫn còn nhiều lĩnh vực cần cải thiện để đạt được các mục
tiêu và sự bền vững trong tương lai.
Trong báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới
được công bố vào ngày 8/9, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới
tại Việt Nam cho biết: „Để duy trì tăng trưởng kinh tế, Việt Nam phải đạt tốc độ
tăng trưởng ít nhất 2-3% mỗi năm, phản ánh hiệu suất lao động cao. Việc này có
thể được thực hiện bằng cách đầu tư vào giáo dục, một phần quan trọng của đầu
tư và cải cách tổng thể, cũng là sự cần thiết cho sự phát triển lâu dài của Việt
Nam".
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng khuyến nghị
rằng Việt Nam nên đầu tư vào giáo dục ở trình độ đại học để nâng cao năng suất
làm việc của quốc gia. Việc này sẽ giúp Việt Nam vào danh sách các quốc gia có
mức thu nhập trung bình cao vào năm 2035 và các quốc gia có thu nhập cao vào
năm 2045.
Nếu Việt Nam muốn đạt mục tiêu trở thành nước
có thu nhập trung bình cao, sẽ có hơn 3,8 triệu sinh viên Việt Nam theo học đại
học, gần gấp đôi số sinh viên Việt Nam vào năm 2019.
Ngân hàng Thế giới cũng khuyến nghị rằng Việt
Nam phải nâng cấp và mở rộng việc sử dụng công nghệ số, đồng thời phát huy vai
trò của các doanh nghiệp tư nhân và giảm bớt các thủ tục pháp lý để tạo điều kiện
cho tăng trưởng.
Việt Nam đã vượt
qua Thái Lan về xuất khẩu
Trong đại dịch COVID-19, "xuất khẩu"
dường như là cách duy nhất mang lại thu nhập chính cho nền kinh tế. Nhưng những
hậu quả do cuộc đảo chính đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và đầu tư nước
ngoài ở Thái Lan.
Trong 10 tháng đầu năm 2020, Việt Nam lần đầu
vượt qua Thái Lan về doanh số xuất khẩu đạt 230 tỷ USD, trong khi Thái Lan có tổng
giá trị xuất khẩu chỉ đạt 193 tỷ USD. Từ đó, Việt Nam luôn vượt qua Thái Lan về
giá trị xuất khẩu, và cách biệt ngày càng tăng.
Tiến sĩ Pisit giải thích rằng xuất khẩu của Việt
Nam có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, khiến giá trị hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam tăng tương ứng. Và khi xem xét cụ thể vào các mặt hàng xuất
khẩu sẽ có những chi tiết thú vị.
Xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ Việt Nam và Thái Lan
"Việt Nam chủ yếu xuất khẩu theo chuỗi
cung ứng, đặc biệt là hàng điện tử, chip, chất bán dẫn. Đó là một mối lo ngại đối
với Thái Lan, "ông nói.
Tiến sĩ Pisit giải thích thêm rằng nếu so sánh
các ngành công nghiệp đầu tư vào Thái Lan và Việt Nam, có thể thấy rõ sự khác
biệt: các ngành công nghiệp cũ ở Thái Lan đã được đầu tư từ lâu và đang trong
quá trình chuyển đổi sang các ngành công nghiệp mới, và sẽ mất một khoảng thời
gian chuyển tiếp khá dài. Nhưng trong trường hợp của Việt Nam, các khoản đầu tư
đã được bổ sung vào các ngành công nghiệp mới, do đó cho phép Việt Nam phát triển
nhanh chóng hơn.
Số lượng FTA của
Việt Nam nhiều hơn Thái Lan ba lần
Ông Pisit cũng cho hay đầu tư nước ngoài với
Việt Nam vào tất cả các ngành, nhưng nổi bật là nhóm thiết bị điện tử. Ví dụ, tập
đoàn Samsung đã chuyển sang đặt cơ sở sản xuất lớn tại Việt Nam. Giá trị sản phẩm
làm ra ở Việt Nam của Samsung đóng góp vào xuất khẩu khoảng 20% và những công
ty công nghệ lớn như Foxconn, Apple… cũng bắt đầu chuyển nhà máy sang Việt Nam.
Ngoài ra, hầu hết các thương hiệu dệt may và
thời trang đã chuyển sang Việt Nam như Nike, Adidas, The North Face và các hãng
đồ chơi như Lego.
Tiến sĩ Pisit Amnuaykannan, chuyên gia về Việt Nam học
Theo quan điểm của Tiến sĩ Phisit, lợi thế của
Việt Nam so với Thái Lan ở thời điểm hiện tại là Việt Nam có số lượng hiệp định
thương mại quốc tế (FTA) nhiều gấp ba lần Thái Lan. Điều này có nghĩa là Việt
Nam có cơ hội lớn để tiếp cận với nhiều thị trường tiềm năng tên toàn cầu hơn.
Trong đó phải kể đến Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP.
"Gần đây nhất, Việt Nam đã ký một Hiệp định
thương mại với Liên minh châu Âu EU, độc quyền xuất khẩu thương mại sang EU.
Làm cho các nhà đầu tư quan tâm hơn đến Việt Nam. "
Ngoài ra, còn có những đặc quyền đầu tư hấp dẫn
dành cho người nước ngoài. Quá trình đăng ký hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
diễn ra khá nhanh, vì các cơ quan chức năng của Việt Nam được trao quyền cho
phép mỗi tỉnh được tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài. Đây cũng được coi
là một chỉ số đo lường thành tựu của mỗi tỉnh thành.
Các nhà lãnh đạo
thế giới liên tục đến thăm Việt Nam
Câu hỏi về vai trò của Thái Lan trên trường quốc
tế trong giai đoạn hiện nay đã được bàn luận sôi nổi khi Tổng thống Mỹ Joe
Biden quyết định không đến Thái Lan để tham dự Hội nghị cấp cao APEC vì "bận
việc gia đình|.
Chuyên gia về Việt Nam phản ánh về sự khác biệt
giữa Thái Lan và Việt Nam như sau:
Tổng thống Mỹ Joe Biden không đến Thái
Lan để tham dự Hội nghị cấp cao APEC
"Nhìn
lại trong 5 năm qua, hầu như không có nhà lãnh đạo toàn cầu nào đến thăm Thái
Lan để đàm phán về thương mại quốc tế, nếu không tính các diễn đàn toàn cầu. So
sánh với trường hợp của Việt Nam, có thể thấy số lượng lãnh đạo các nước liên tục
đến thăm nhiều hơn ".
BBC Tiếng
Thái tìm hiểu thông tin từ các kênh truyền thông ngước ngoài cho thấy một số
nhà lãnh đạo quốc tế hàng đầu đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Năm 2019,
khi Việt Nam là chủ tịch ASEAN, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình, Lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un, Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah
và lãnh đạo các nước Hà Lan, Australia, Campuchia, Lào, Malaysia đều đã đến
thăm.
Năm 2016,
Hoàng tử William của Hoàng gia Anh và cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng tới
thăm Việt Nam.
Hình
ảnh chuyến thăm của ông Obama trên tường trong một nhà hàng ở Việt Nam
Tuy nhiên,
chính phủ của Thủ tướng Prayut Chan-ocha, người đã nắm quyền cách đây 8 năm, khẳng
định rằng đầu tư nước ngoài vào Thái Lan vẫn đang tiếp tục theo kế hoạch, đặc
biệt là các ngành công nghiệp mới trong đặc khu phát triển phía Đông hoặc EEC,
trong khi các mối quan hệ quốc tế đang diễn ra tốt đẹp.
Bà
Ratchada Thanadirek, Phó phát ngôn viên Văn phòng Thủ tướng nói với BBC rằng
trong thời gian qua, Thái Lan vẫn tiếp tục duy trì quan hệ ngoại giao và thương
mại với các chính phủ nước ngoài. Đồng thời, luôn thúc đẩy đầu tư giữa khu vực
tư nhân Thái Lan và nước ngoài thông qua 3 cơ chế chính là Văn phòng Hội đồng Đầu
tư, Bộ Thương mại, và Văn phòng Chính sách Hành lang Kinh tế phía Đông.
Ngay cả
trong đợt bùng phát COVID-19 Chính phủ Thái cũng tiến hành đối thoại công khai
đối với các nhà đầu tư đầu tư vào Thái Lan thông qua hệ thống trực tuyến. Đối với
các ngành mà Chính phủ Thái Lan chú trọng, như mô hình Sinh học, lưu thông vòng
tròn và Kinh tế Xanh (Bio-Circular-Green Economy), để bắt kịp với những thay đổi
công nghệ và lấp đầy những khoảng trống trong việc thúc đẩy đầu tư kinh doanh mới
liên tục diễn ra trong chuỗi cung ứng.
Bà
Ratchada cho rằng những gì đang diễn ra cho thấy chính phủ Thái đang đi đúng hướng.
Theo thống kê, các hồ sơ xin xúc tiến đầu tư trong 6 tháng đầu năm 2022 (từ
tháng 1 đến tháng 6) có tổng giá trị là 219,710 triệu baht.
VinFast xuất khẩu xe điện
Tháng
9/2021, tin tức về hãng xe điện BYD mở nhà máy tại Thái Lan, công bố khoản đầu
tư trị giá 17,9 tỷ baht đã trở thành tiêu đề trên các mặt báo. Công ty xe điện
lớn nhất thế giới của Trung Quốc này muốn xây dựng một nhà máy sản xuất ô tô điện
ở tỉnh Rayong của Thái Lan để xuất khẩu.
Đây là một
thương vụ lớn và là ngành công nghiệp của tương lai. BYD nói rằng nhà máy sẽ bắt
đầu hoạt động vào năm 2024 với công suất sản xuất 150.000 chiếc mỗi năm và được
kỳ vọng sẽ giúp Thái Lan trở thành trung tâm sản xuất xe điện toàn cầu.
Tài khoản
Facebook Dr. Vietnam xem đây là một động thái hấp dẫn, thu hút các tập đoàn
công nghiệp mới đầu tư xuất khẩu và bán hàng nội địa.
VinFast ra mắt mẫu xe điện tại CES
2022 ở Las Vegas, Mỹ.
"Hướng
đi này khác với nỗ lực của Việt Nam trong việc học hỏi và sử dụng các mô hình
công nghiệp phát triển để định hương đấy nước", ông giải thích.
Những gì
Việt Nam đang làm hiện nay là như Trung Quốc và Hàn Quốc, phát triển doanh nghiệp
từ một cơ sở sản xuất để tạo thương hiệu riêng cho tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu.
"Một
trong số đó là VinFast, một hãng sản xuất ô tô điện của Việt Nam. VinFast đã
công bố các khoản đầu tư vào Mỹ, với kỳ vọng mở một cơ sở sản xuất ở một quốc
gia hỗ trợ ngành công nghiệp này. Và việc có công nghệ vượt trội sẽ giúp họ có
thể tự học hỏi, chuyển giao công nghệ và xây dựng hệ sinh thái kinh doanh có lợi
cho việc phát triển của sản phẩm".
Tuy nhiên,
chuyên gia này cho rằng có thể còn quá sớm để đánh giá liệu dự án của VinFast sẽ
thành công hay không, vì dự án vẫn trong giai đoạn đầu và thua lỗ. "Nhưng
tôi tin rằng đây là một nỗ lực tốt, hãy để thời gian chứng minh", Dr.
Vietnam nói.
"Đây
là một điều thú vị mà Việt Nam đã dám làm. Nhưng Thái Lan vẫn chưa dám làm
".
Thị trường tiêu dùng - lao động ở Việt Nam
ngày càng phát triển
Cơ cấu dân
số Việt Nam là một yếu tố quan trọng đối với đầu tư nước ngoài. Xét cả về số lượng
công nhân có lương không cao lắm so với Thái Lan, lẫn việc sản xuất để đáp ứng
nhu cầu trong nước. Lý do là Việt Nam có dân số đông và tỷ lệ sinh vẫn ở mức tốt.
Dân số trong độ tuổi lao động của Việt
Nam cao hơn một chút so với Thái Lan :
Thái Lan : 71,6 triệu người
Việt Nam : 97,5 triệu người
Các nhà
kinh tế và chuyên gia cho rằng vấn đề lớn ở Thái Lan với dân số 70 triệu người
là việc già hóa dân số. Trong khi đó, Việt Nam có hơn 97 triệu dân, tỷ lệ người
trong độ tuổi lao động và tỷ lệ sinh đều cao hơn.
Tiến sĩ
Niwet Hemwachirawarakorn từ Hiệp hội các Nhà đầu tư Thái Lan, đã trả lời báo
chí vào tháng 8 rằng một yếu tố quan trọng khi so sánh Thái Lan và Việt Nam là
"dân số Thái Lan đang già đi rất nhiều, tỷ lệ sinh rất thấp và đang trở
thành một "xã hội già", Thái Lan cần tập trung vào việc cải thiện hiệu
suất lao động.
Trong khi
đó, Tiến sĩ Pisit cho rằng mặc dù thu nhập bình quân đầu người của người Việt
Nam khoảng 3.600 USD/ năm, thấp hơn so với người Thái với thu nhập bình quân
7.200 USD/ năm, theo số liệu cuối năm 2021. Nhưng với số lượng dân số trong độ
tuổi lao động lớn hơn, Việt Nam vẫn được coi là cơ hội cho các nhà đầu tư đầu
tư vào cả xuất khẩu và nội địa.
"Nếu
nhìn tổng thể khi đầu tư và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tăng lên, các công
ty nếu muốn kích cầu bán hàng thì cần phải có các hoạt động quảng bá. Do đó, Việt
Nam đã khuyến khích các sự kiện quảng bá bao gồm tổ chức các cuộc thi sắc đẹp,
trong đó có Miss Grand International mà Việt Nam sẽ đăng cai vào năm
2023".
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/18379/production/_113239199_tv062244975.jpg.webp
Việt Nam mở khách sạn dát vàng đầu
tiên trên thế giới vào tháng 7/2020
Chuyên gia
về Việt Nam này kết luận rằng nếu nhìn vào bức tranh tổng thể, Việt Nam có thể
cần thêm một khoảng thời gian để đạt mức phát triển kinh tế tương đương với
Thái Lan. Nhưng nếu Thái Lan vẫn không giải quyết được vấn đề tăng trưởng kinh
tế dưới mức tiềm năng, khoảng thời gian này có thể không kéo dài.
-----------------
TIN
LIÊN QUAN
iPhone 14: Lý do người
Việt Nam ồ ạt sang Thái Lan 'săn' điện thoại
20 tháng 9
2022
.
Tòa Thái Lan đình chỉ chức
vụ của Thủ tướng Prayuth
24 tháng 8
năm 2022
.
Thái Lan: Từ cuộc chiến chống
ma túy đến món cà ri cần sa
21 tháng 6
năm 2022
No comments:
Post a Comment