Friday, 28 October 2022

TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM TRUNG QUỐC : HAI PHÍA XÍCH LẠI GẦN NHAU! (RFA)

 



TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc: hai phía xích lại gần nhau!

RFA

28/10/2022

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/nguyen-phu-trong-visits-china-the-two-parties-get-closer-10282022095341.html

 

Trong chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của Tổng Bí Thư (TBT) Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, hai người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc muốn gởi thông điệp gì tới nhau? Những vấn đề nào sẽ được bàn luận và hai nước sẽ giải quyết những bất đồng ra sao?

 

Các chuyên gia về An ninh và Quan hệ Quốc tế mà RFA phỏng vấn trong bài viết này sẽ giải đáp những câu hỏi đó.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/nguyen-phu-trong-visits-china-the-two-parties-get-closer-10282022095341.html/@@images/ead0dc9d-f7bf-49b8-8731-4c47497429a4.jpeg

TBT Trung Quốc Tập Cận Bình được TBT Nguyễn Phú Trọng đón tiếp tại Hà Nội vào tháng 11/2017.   Reuters

 

Thắt chặt quan hệ hai Đảng

 

Theo kế hoạch, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ bắt đầu chuyến thăm chính thức Bắc Kinh vào Chủ nhật, ngày 30/10 theo lời mời của ông Tập Cận Bình, người vừa được đắc cử TBT nhiệm kỳ thứ ba Đảng Cộng sản Trung Quốc.

 

TBT Việt Nam Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo quốc gia đầu tiên thực hiện chuyến thăm Bắc Kinh sau Đại hội Đảng lần thứ 20 của nước này, và cũng là lần đầu ông Trọng công du nước ngoài sau đợt đột quỵ hồi năm 2019. 

 

Ông Nguyễn Thế Phương, Tiến sỹ ngành An ninh hàng hải, cho biết chuyến đi lần này của TBT Trọng thực ra là đã được lên lịch từ vài tuần trước đây rồi. Sức khoẻ của TBT Trọng cũng đã tốt hơn và Trung Quốc cũng vừa xong Đại hội Đảng. Đây là thời điểm thuận lợi để lãnh đạo hai Đảng gặp nhau.

 

Theo ông Phương, về phía Việt Nam, chuyến thăm sẽ là một lần nữa khẳng định vai trò rất quan trọng của Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Chuyến thăm cũng nhằm duy trì mối quan hệ và liên lạc quan trọng giữa hai Đảng trong bối cảnh môi trường quốc tế tương đối phức tạp như hiện nay.

 

Trả lời Đài Á châu Tự do qua email, ông Vũ Xuân Khang, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành An ninh quốc tế tại Đại học Boston (Boston College), cho rằng việc TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ có chuyến thăm chính thức Trung Quốc vào cuối tháng 10, sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc là một bước đi hợp lý thể hiện chính sách đối ngoại mềm dẻo của Việt Nam.

 

Theo ông Khang, Chủ tịch Tập Cận Bình tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba liên tiếđồng nghĩa với việc chính sách đối ngoại của Trung Quốc sẽ ít có thay đổi, và thậm chí họ có thể trở nên cứng rắn hơn khi Tậđã không còn vướng mắc với các vấn đề trong nước, nhất là khi sáu thành viên của Ban thường vụ Bộ Chính trị đều là những nhân vật thân tín với Tập.

 

Tổng bí thư Trọng là lãnh đạo đầu tiên được mời đến thăm Trung Quốc sau đại hội Đảng sẽ giúp tái khẳng định cam kết của Việt Nam với Trung Quốc là Hà Nội không có ý định liên minh với nước thứ ba để chống lại Trung Quốc, bất chấp các chỉ dấu cho thấy Việt Nam đang ngày càng xích lại với Mỹ hơn:

 

“Thêm vào đó, chuyến thăm trong khuôn khổ trao đổi giữa hai Đảng cũng thể hiện rằng bất chấp các bất đồng trên biển, Đảng Cộng sản Việt Nam coi trọng tình đồng chí với Đảng Cộng sản Trung Quốc và hy vọng hai bên có thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai.

Về phía Trung Quốc, việc họ mời Tổng bí thư Trọng cho thấy họ cũng mong muốn hai bên tiếp tục đối thoại để hạn chế những hiểu lầm không đáng có đối với những phát triển gần đây trong quan hệ Mỹ-Việt. Trung Quốc cũng không mong muốn xảy ra xung đột với Việt Nam khi vấn đề Đài Loan quan trọng hơn rất nhiều đối với nhiệm kỳ thứ ba ca Chủ tịch Tập.”

 

Trung Quốc ngăn cản Việt Nam xích lại gần Mỹ

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/000_u7707.jpg/@@images/b0de081f-7218-46a7-8923-c5b1846681ea.jpeg

Ông Tập Cận Bình và ông Nguyễn Phú Trọng gặp nhau tại Hà Nội vào tháng 11/2017. Ảnh: AFP

 

Tiến sỹ Nguyễn Thế Phương cho rằng, nhân chuyến thăm lần này, Trung Quốc cũng sẽ cố gắng kéo Việt Nam gần hơn về phía Trung Quốc trong mối quan hệ tam giác Việt-Mỹ-Trung.

Mặc dù tương quan mối quan hệ Việt - Trung thì Việt Nam cần Trung Quốc hơn, đặc biệt là về vấn đề kinh tế, nhưng việc TBT Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo đầu tiên tới thăm Trung Quốc sau Đại hội Đảng của nước này cho thấy một phần nào đó Trung Quốc cũng khá là coi trọng mối quan hệ với Việt Nam:

 

“Dưới góc độ quan hệ quốc tế mà nói thì Việt Nam là một trong những quốc gia có tiếng nói khá có trọng lượng ở khu vực Đông Nam Á. Trong khoảng thời gian gần đây thì mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ được cải thiện khá là nhanh chóng. Và đứng dưới góc độ của Trung Quốc thì việc để Việt Nam được tự do gần hơn quá nhiều với phương Tây cũng là một mối đe dọa mang tính chiến lược.

Cho nên là việc mời Việt Nam cũng là một cách mà Trung Quốc muốn gắn kết hơn nữa mối quan hệ với Việt Nam, bằng cách là không để cho Việt Nam xích lại quá gần với quỹ đạo của phương Tây. Trung Quốc tạo ra một môi trường láng giềng thân thiện hơn.”

 

Để làm được điều này, Trung Quốc có một số “công cụ” kiềm chế, không cho Việt Nam đi quá xa về phía Mỹ và phương Tây. Ông Phương nói:

 

“Thực tế mà nói Trung Quốc họ có nhiều công cụ lắm. Ví dụ như là về kinh tế thì rõ ràng là xuất nhập khẩu của Việt Nam phụ thuộc tương đối nhiều vào Trung Quốc, đặc biệt là nhập khẩu nguyên liệu thô, buôn bán biên mậu… Cho nên là nội cái việc Trung Quốc gây sức ép về mặt kinh tế không thì cũng đã là một thông điệp cho thấy rằng Việt Nam đừng nên đi quá xa.

Công cụ thứ hai là gây sức ép trên thực địa. Ví dụ như các sự kiện HD-981 hay Trung Quốc gửi tàu khảo sát, triển khai các tàu cảnh sát biển của họ trong cần đặc quyền kinh tế của Việt Nam hoặc là xung quanh các đảo mà Việt Nam đang nắm giữ cũng là một thông điệp.”

 

Bên cạnh đó, công cụ về ý thức hệ cũng rất quan trọng. Bởi vì, hai Đảng Cộng sản có chung một nền tảng ý thức hệ, thể chế giống nhau, cho nên họ sẽ có chung một số mối đe dọa. Ví dụ như là diễn biến hòa bình, là những vấn đề có liên quan đến dân chủ, nhân quyền…

Trung Quốc có thể tận dụng những yếu tố đó để thuyết phục Việt Nam rằng nếu như Việt Nam đi gần với Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ giúp Đảng Cộng sản Việt Nam giữ được quyền lực, hạn chế được những tác động mang tính đe dọa tới chế độ từ phương Tây, đặc biệt là Mỹ.

 

Những vấn đề chính được bàn luận

 

Theo quan điểm của tiến sỹ Nguyễn Thế Phương, khi hai TBT gặp nhau thì điều quan trọng nhất là trao đổi về vấn đề xây dựng Đảng:

 

“Bởi vì đây sẽ là chuyến thăm Đảng với Đảng thì vấn đề có thể được bàn đến nhiều nhất chính là vấn đề liên quan đến xây dựng Đảng, tăng cường mối quan hệ về mặt ý thức hệ; Thứ hai là duy trì các kênh liên hệ giữa Đảng với nhau

Và cái thứ ba là tìm cách tạo ra một nền tảng mới để thứ nhất là tăng cường mối quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là về mặt kinh tế và chính trị; và thứ hai là làm sau đó để giảm thiểu cái tiềm năng xung đột giữa hai bên, đặc biệt là trong các vấn đề có liên quan đến lãnh thổ và lãnh hải.”

 

Một nhà nghiên cứu giấu tên nhận định chuyến đi lần này là nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Các vấn đề về an ninh và kinh tế sẽ được ưu tiên bàn luận:

 

“Trung Quốc mặc dù vẫn giữ chính sách Zero COVID (không COVID) nhưng vẫn muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế, cho nên khi cả hai quốc gia cũng sẽ đặt ra vấn đề về kinh tế.

Thứ hai là vấn đề về an ninh. Cả Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc đều có chó điểm chung, đó là đặt sự ổn định chính trị và sự cầm quyền của họ lên trên, cho nên họ sẽ trao đổi kinh nghiệm về vấn đề này.”

 

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, bất chấp dch bệnh COVID-19, kim ngạch thương mại Việt - Trung năm 2021 vẫn đạt 165,8 tỷ USD, tăng 24,6% so năm trước. Với kết quả này, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.

 

Thảo luận về bất đồng

 

Ngược lại, vấn đề an ninh ở khu vực Biển Đông và Mekong là những điều mà nhà nghiên cứu giấu tên cho là sẽ cản trở mối quan hệ song phương. Do đó, chuyến thăm lần này sẽ không đề cập nhiều đến các nội dung này:

 

“Trong những vấn đề cản trở giữa hai quốc gia có Biển Đông và MeKong. Về vấn đề Mekong có lẽ Việt Nam cũng sẽ không đề cập nhiều. Nhưng còn vấn đề Biển Đông thì phía Việt Nam sẽ thúc đẩy giải quyết những bất đồng mà Việt Nam và Trung Quốc đang đàm phán.”

 

Đồng quan điểm, tiến sỹ Nguyễn Thế Phương nhận định cả hai nước hiện nay đều muốn thảo luận một cách hài hoà, duy trì các bất đồng ở mức có thể kiểm soát được:

 

“Một số vấn đề gọi là bất đồng giữa hai nước thì chắc chắn là sẽ được thảo luận. Nếu có thảo luận thì sẽ làm sao để duy trì sự bất đồng ở một mức độ có thể kiểm soát được. Tức là vẫn có bất đồng nhưng mà phải làm thế nào để kiểm soát được để vấn đề để nó không làm cho mối quan hệ bị trật đường ray.”

 

Ông Vũ Xuân Khang cho biết do chuyến thăm nhằm thắt chặt quan hệ giữa hai Đảng Cộng sản, các vấn đề liên quan đến tranh chấp và bất đồng sẽ ít được đề cập công khai:

 

“Nếu có đề cập thì hai bên cũng sẽ nhấn mạnh vào đối thoại và hợp tác chứ không tạo hình ảnh là quan hệ Việt - Trung đang gặp những vướng mắc không thể tháo gỡ được.

Thay vào đó hai bên sẽ có những trao đổi về công tác xây dựng Đảng và phòng chống tham nhũng. Việt Nam và Trung Quốc có thể có những bất đồng trong chính sách đối ngoại, nhưng hai nước có rất nhiều điểm tương đồng trong chính sách đối nội.

 

Một số điểm tương đồng trong chính sách đối nội bao gồm được ông Khang nêu ra gồm: cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và phát triển kinh tế dựa trên xuất khẩu từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài.


.

=======================================

.

.

Hoàn Cầu Thời Báo: Chuyến thăm của ông Trọng "minh chứng rằng Việt Nam sẽ không đứng về phía Mỹ"

RFA

28/10/2022

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/global-times-on-nguyen-phu-trong-s-china-visit-10282022090104.html

 

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo vừa có bài xã luận của một nhà nghiên cứu cho rằng, chuyến đi của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến Trung Quốc ngay khi ông Tập Cận Bình vừa tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba cho thấy "Việt Nam sẽ không đứng về phía Mỹ".

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/global-times-on-nguyen-phu-trong-s-china-visit-10282022090104.html/@@images/786dcf25-cee8-4fd9-a3ff-7e5b594e081f.jpeg

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội hôm 12/11/2017.   AFP

 

Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30/10 đến ngày 2/11 theo lời mời của ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch nước.

Ông Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm chính thức nước này sau khi Bắc Kinh sắp xếp xong nhân sự cho năm năm nữa, đây cũng là chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi ông Trọng bị đột quỵ hồi năm 2019.

 

Tác giả của bài viết - ông Li Kaisheng, Phó giám đốc Viện Quan Hệ Quốc Tế, thuộc Viện Khoa Học Xã Hội Thượng Hải khẳng định:

 

"Chuyến thăm của ông Trọng một lần nữa minh chứng rõ ràng rằng Việt Nam sẽ không đứng về phía Mỹ trong trò chơi cường quốc.

Trên thực tế, Việt Nam đã công khai bày tỏ quan điểm ủng hộ chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc bất chấp sức ép của Washington.

Sau chuyến thăm, hai nước có thể triển khai các biện pháp tiếp theo nhằm tăng cường giao tiếp và làm sâu sắc hơn hợp tác, nhằm thúc đẩy hai nước củng cố quan hệ hợp tác trong bối cảnh toàn cầu phức tạp."

 

Tác giả cho rằng, chính sách về Trung Quốc của Hà Nội có lợi cho việc ổn định tình hình ở Biển Đông, cũng như thúc đẩy các nước Đông Nam Á khác hiểu rõ hơn về tình hình khu vực và thúc đẩy ASEAN trở nên thân thiện với Trung Quốc.

 

Ông Li nhận định, khi tăng cường hợp tác quân sự và an ninh với Mỹ, Việt Nam cũng sẽ tính đến cảm giác và lập trường của Trung Quốc, hơn nữa, với tư tưởng khác nhau, Chính phủ Việt Nam luôn hết sức cảnh giác trước âm mưu diễn biến hòa bình của Mỹ.

 

Học giả Trung Quốc nói, cả hai nước có sự tương tác lịch sử chặt chẽ, có nền văn hóa tương đồng cao và đều là hai nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, cho nên "khi quan hệ giữa hai nước có những khúc mắc, trao đổi giữa các bên thường đóng vai trò quan trọng trong việc liên lạc và phối hợp, tạo thêm sự ổn định cho sự phát triển của quan hệ hai nước."

 

Bài viết của Li Kaisheng không cho biết các "khúc mắc" này là gì, tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Việt Nam từng nhiều lần lên tiếng phản đối Trung Quốc về các hành động liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Hà Nội có tuyên bố chủ quyền.

 

Lực lượng cảnh sát biển hai nước từng đâm va, xịt vòi rồng vào nhau khi Trung Quốc đem giàn khoan HD-981 hạ đặt ở Biển Đông năm 2014, hay vụ tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 cùng ba tàu hải giám của Trung Quốc thực hiện thăm dò dầu khí ở bãi Tư Chính năm 2019.

 

Bài viết ngay trước chuyến thăm của ông Trọng quy kết cho "sự cạnh tranh quyền lực lớn đã làm bùng phát thêm nhiều bất ổn ở Đông Nam Á."

 

Bản tiếng Anh của Hoàn Cầu Thời Báo, được quản lý bởi Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc nói các nước phương Tây "tung ra một đợt tấn công ý thức hệ mới vào các nước xã hội chủ nghĩa" bằng cách bày ra cái gọi là cuộc đối đầu "dân chủ chống chuyên quyền", trong khi đó phía Mỹ tăng cường tập trung vào khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, tìm cách kiềm chế Trung Quốc.

 

Chuyên gia về quan hệ quốc tế thuộc Viện Khoa Học Xã Hội Thượng Hải cho rằng, việc các nước xã hội chủ nghĩa tăng cường hợp tác là điều bình thường, sẽ giúp các nước này giữ vững quyết tâm đi theo con đường xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện quốc gia và bảo vệ lợi ích chung của mình trên trường thế giới.

 

Kết thúc bài xã luận, ông Li lưu ý Trung Quốc luôn chủ trương chung sống giữa các nước có hệ thống chính trị khác nhau, nghĩa là hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa không nhằm độc quyền và không tìm cách thiết lập một phe tư tưởng đối lập với các giá trị phương Tây.

 

--------------------

Tin, bài liên quan

TIN VIỆT NAM

·         Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Trung Quốc

·         Tổng bí thư ĐCSVN: Phát triển Đông Nam Bộ thành trung tâm kinh tế, đầu tàu cả nước

·         Ông Nguyễn Phú Trọng tin tưởng vào hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc

·         Ông Nguyễn Phú Trọng khoe được quan chức tham nhũng xin lỗi ngay sau khi bị bắt

·         Tập Cận Bình nói Trung Quốc sẽ không bá quyền ở Đông Nam Á

 

 

=====================================================

.

.

Ông Tập Cận Bình đắc cử nhiệm kỳ mới tác động gì đến Việt Nam?

RFA

28/10/2022

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-does-xi-jinping-new-term-affect-to-vietnam-10282022100923.html

 

Đại hội Đảng lần thứ 20 của Trung Quốc khép lại hôm 23/10, ông Tập Cận Bình tiếp tục nắm giữ chức Tổng Bí thư (TBT) Đảng Cộng sản Trung Quốc thêm nhiệm kỳ thứ ba. Với kết quả này, nền kinh tế, chính trị Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trong năm năm tới?

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-does-xi-jinping-new-term-affect-to-vietnam-10282022100923.html/@@images/3116fbd0-d231-470a-ab00-88993f326050.jpeg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam hồi tháng 11/2017.   Reuters

 

Nhiệm kỳ thứ ba của hai Tổng bí thư

 

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, hôm 23/10 gởi điện chúc mừng ông Tập Cận Bình. Trong điện thư, ông Trọng nói “Tôi tràn đầy tin tưởng, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc với Đồng chí là hạt nhân và sự định hướng của Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, toàn Đảng và toàn dân Trung Quốc nhất định sẽ hoàn thành các mục tiêu mà Đại hội XX đề ra…”

Ông Nguyễn Thế Phương, tiến sỹ ngành An ninh hàng hải, lưu ý rằng dù cả hai ông Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng đều giữ chức TBT đến nhiệm kỳ thứ ba, nhưng lý do mà hai ông này tiếp tục ở lại lãnh đạo Đảng là hoàn toàn khác nhau:

 

“Nhiệm kỳ thứ ba của TBT Trọng thì chỉ là tình thế thôi và không bị thay đổi điều lệ Đảng và là do ông Trọng chưa tìm được người mà theo quan điểm của ông ấy là có thể kế nhiệm được chức TBT ở Việt Nam.

Thế nhưng ở Trung Quốc thì Điều lệ Đảng đã bị thay đổi rồi. Tức là ông Tập Cận Bình đã có chủ đích thay đổi tất cả những yếu tố mang tính chất thể chế và tự cho mình có một cái quyền lực tối cao. Có thể nói chỉ thua Mao Trạch Đông thời thập niên 50 - 60 mà thôi.

Trong tương lai thì có khả năng là TBT Trọng sẽ nghỉ, tức là chỉ làm ba nhiệm kỳ rồi nghỉ, nhưng mà TBT Tập thì có thể làm đến hết nhiệm kỳ thứ ba và thậm chí là nhiệm kỳ thứ tư. Đó là những điểm cần phải phân biệt.”

 

Thêm một điều khác biệt nữa giữa nhiệm kỳ thứ ba của ông Trọng và ông Tập, được tiến sỹ Phương chỉ ra là về chính sách đối nội và đối ngoại của hai TBT này.

 

Ông Trọng từ sau khi đắc cử nhiệm kỳ thứ ba thì tập trung vấn đề ý thức hệ, thông qua chiến dịch "đốt lò" làm trong sạch bộ máy Đảng, làm cho Đảng có sức sống và sức chiến đấu tốt hơn trong giai đoạn chủ nghĩa bè phái với những yếu tố mang tính tư bản thân hữu đang nở rộ ở Việt Nam:

 

“Trong khi đó, ông Tập Cận Bình lại cho rằng bây giờ Trung Quốc không phải ẩn mình chờ thời nữa. Trung Quốc đã có đủ lực rồi và Trung Quốc sẽ phải thực hiện mục tiêu chiến lược Trung Hoa, phục hưng dân tộc Trung Quốc, biến Trung Quốc trở thành cường quốc không những ở khu vực châu Á Thái Bình Dương mà ở trên toàn thế giới.”

 

Việt Nam không bị ảnh hưởng kinh tế

 

Ông Vũ Xuân Khang, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành An ninh quốc tế tại Đại học Boston (Boston College), nhận định cả hai nhà lãnh đạo đều ở lại đến nhiệm kỳ ba cho thấy cả Việt Nam và Trung Quốc đều ưu tiên ổn định chính trị trong nước, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi và phát triển kinh tế:

 

“Chưa kể hai Đảng cũng nhận thấy cần phải chống tham nhũng triệt để để bảo vệ uy tín của chế độ và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.

Có thể dự đoán rằng chuyến thăm này sẽ không có tác động gì lớn đến đường lối lãnh đạo trong nước của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi chính quyền từ lâu đã luôn ưu tiên ổn định kinh tế xã hội khỏi các thế lực thù địch.”

 

Tiến sĩ Nguyễn Thế Phương đánh giá, Đại hội Đảng ở Trung Quốc với kết quả là ông Tập Cận Bình được nắm quyền thêm năm năm nữa không ảnh hưởng nhiều tới nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

 

Ngược lại, theo Tiến sỹ này, ông Tập có xu hướng kiểm soát dịch COVID một cách gắt gao, điều đó sẽ làm cho các tập đoàn kinh tế rời Trung Quốc để tìm một thi trường khác. Và khi đó Việt Nam sẽ được hưởng lợi:

 

“Về kinh tế, theo quan điểm của mình, không ảnh hưởng nhiều lắm đâu. Bởi vì, chính sách của Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục kiểm soát kinh tế tư nhân rất gắt gao. Thứ hai là ở ngắn hạn thì kiểm soát COVID vẫn duy trì.

Vậy thì cái quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc đi ra nước ngoài vẫn sẽ tiếp tục và Việt Nam sẽ một phần nào đó hưởng lợi. Như vậy, kinh tế xã hội sau Đại hội Đảng (Trung Quốc - PV) đối với Việt Nam không xáo trộn gì mấy. Điều mà Việt Nam lo ngại nhất vẫn là vấn đề an ninh nhiều hơn.”

 

Trung Quốc sẽ hung hăng hơn trên Biển Đông

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2022-10-23t041252z_484918971_rc2s6x9e58o8_rtrmadp_3_china-congress-leadership.jpg/@@images/370d711c-c031-440a-8cf1-d42d6f94dfec.jpeg

Bảy thành viên trúng cử Uỷ ban thường vụ Bộ Chính Trị Trung Quốc khoá mới. Ảnh Reuters

 

Bảy thành viên của Ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc nhiệm kỳ mới bao gồm: 1 - ông Tập Cận Bình - Tổng bí thư, Chủ tịch nước (69 tuổi); 2 - ông Lý Cường - Bí thư Thành ủy Thượng Hải (63 tuổi); 3 - ông Triệu Lạc Tế - Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương (65 tuổi); 4 - Ông Vương Hỗ Ninh - Bí thư thứ nhất Ban Bí thư (67 tuổi); 5 - ông Thái Kỳ - Bí thư Thành ủy Bắc Kinh (67 tuổi); 6 - ông Đinh Tiết Tường - Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng (60 tuổi) và 7 - ông Lý Hi - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông (66 tuổi).

 

Theo một nhà nghiên cứu về vấn đề Trung Quốc, yêu cầu được giấu danh tính, sáu nhân vật này đều là những người thân tín, trung thành với Tập Cận Bình. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhà nghiên cứu này, những người mới trúng cử và Uỷ viên Ban thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc chưa có nhiều kinh nghiệm và thành tích trong việc điều hành nhà nước:

 

“Và với vấn đề như vậy thì có thể nền kinh tế của Trung Quốc sẽ gặp khó khăn, mà bản thân kinh tế của Trung Quốc hiện nay đã gặp rất nhiều khó khăn rồi.

Nếu Trung Quốc bị ảnh hưởng về kinh tế thì sẽ tác động lên nhiều vấn đề khác. Nó sẽ dẫn tới nhiều mâu thuẫn hay là bất bình trong xã hội Trung Quốc. Để giải quyết vấn đề này thì Trung Quốc có truyền thống là hướng những vấn đề nội bộ ra bên ngoài. Như vậy, có thể sẽ dẫn đến những hành động phiêu lưu của Trung Quốc trên toàn thế giới và đặc biệt là liên quan đến khu vực Biển Đông.”

 

Theo tiến sỹ Nguyễn Thế Phương, chính vì ông Tập Cân Bình muốn khẳng định vị thế Trung Quốc trên thế giới, nên chính sách đối ngoại cũng như  cách hành xử của Trung Quốc hiện nay, đặc biệt là khu vực Biển Đông, thậm chí là có thể cứng rắn hơn và còn hung hăng hơn trước:

 

“Sau chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng, nếu duy trì mối quan hệ như hiện nay thì những các yếu tố về mặt kinh tế, ý thức hệ sẽ ổn định nhưng về mặt tranh chấp biển Đông và về bối cảnh quốc tế thì chưa chắc là sẽ được ổn định như vậy. Khả năng cao là căng thẳng ở Biển Đông vẫn sẽ tiếp tục duy trì ở mức độ như hiện nay, thậm chí là có thể cao hơn.”

 

Tuy vậy, tiến sỹ Phương cho rằng dù bối cảnh thế giới có trở nên phức tạp thế nào thì vẫn có thể khẳng định rằng cả Việt Nam và Trung Quốc sẽ cố gắng không để xung đột vượt ra khỏi tâm kiểm soát, thông qua các kênh  liên lạc của Đảng.

 

 






No comments:

Post a Comment

View My Stats