Wednesday, 26 October 2022

TẠI SAO THƯỢNG ĐỈNH KHÍ HẬU COP27 QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI ĐỊA CẦU? (Esme Stallard / BBC News)

 



 

Tại sao Thượng đỉnh Khí hậu COP27 quan trọng đối với hành tinh?

Esme Stallard

BBC News Khoa học và Khí hậu

26 tháng 10 2022, 11:40 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/world-63395853

 

Các lãnh đạo thế giới dự kiến sẽ thảo luận các hành động chống lại biến đổi khí hậu tại Thượng đỉnh Khí hậu Liên Hiệp Quốc ở Ai Cập.

 

Sự kiện này diễn ra sau một năm với các thảm họa do biến đổi khí hậu và nắng nóng kỷ lục gây ra.

 

Thượng đỉnh Khí hậu LHQ là gì?

 

Thượng đỉnh Khí hậu Liên Hợp Quốc được tổ chức hàng năm, để các chính phủ thỏa thuận các bước nhằm giới hạn sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

 

Chúng được gọi là COPs, viết tắt của "Hội nghị các bên". Các bên là các nước tham gia đã ký kết hiệp định khí hậu đầu tiên của Liên Hiệp Quốc vào 1992.

 

COP27 là hội nghị thường niên lần thứ 27 của Liên Hiệp Quốc về khí hậu. Hội nghị này sẽ diễn ra tại Sharm el-Sheikh từ 6-18/11.

 

Vì sao COP cần thiết?

 

Thế giới đang ngày càng nóng lên bởi phát thải từ hoạt động của con người, chủ yếu từ việc đốt năng lượng hóa thạch như dầu, gas, và than.

 

Nhiệt độ toàn cầu đã tăng 1.1C và đang tăng lên 1.5C, theo các nhà khoa học khí hậu của Liên Hiệp Quốc, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC).

 

Nếu nhiệt độ tăng lên 1.7-1.8C trên mức 1850, IPCC ước tính rằng một nửa dân số thế giới có thể đối mặt với nhiệt độ và độ ẩm đe dọa tính mạng.

 

Để ngăn chặn điều này, 194 nước đã ký Hiệp định Paris 2015, thề theo đuổi nỗ lực giới hạn tăng nhiệt độ toàn cầu lên 1.5C.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1076D/production/_127273476_paksitanfloods.jpg.webp

Lụt lội tại Pakistani năm nay là lời 'thức tỉnh' đối với thế giới về mối nguy của biến đổi khí hậu, các chuyên gia cho hay

 

Ai sẽ tham dự COP27?

 

Hơn 200 chính phủ sẽ được mời.

 

Tuy nhiên, một số lãnh đạo từ các nền kinh tế chính bao gồm Vladimir Putin của Nga dự kiến sẽ không tham dự. Các phái đoàn từ nước này vẫn dự kiến sẽ tham dự.

 

Các nước khác, bao gồm Trung Quốc, chưa khẳng định lãnh đạo của họ có tham gia không.

Nước chủ nhà Ai Cập kêu gọi các nước đặt sự khác biệt sang một bên và 'thể hiện khả năng lãnh đạo'.

 

Các tổ chức từ thiện về môi trường, các nhóm cộng đồng, viện nghiên cứu, doanh nghiệp và các tổ chức tôn giáo cũng tham dự.

 

Tại sao tổ chức COP27 ở Ai Cập?

 

Đây là lần thứ năm một COP được tổ chức ở châu Phi.

 

Các chính phủ của khu vực này hi vọng sẽ thu hút sự chú ý tới các tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu trên lục địa này. IPCC nói châu Phi là một trong những khu vực dễ tổn thương nhất trên thế giới.

 

Hiện nay, 17 triệu người ước tính đang đối mặt với mất an toàn lương thực ở đông Phi, do hạn hán.

 

Tuy nhiên, lựa chọn Ai Cập làm nơi tổ chức hội thảo gây nhiều tranh cãi.

 

Một số nhà hoạt động nhân quyền và khí hậu nói chính phủ nước này không cho họ tham dự bởi họ chỉ trích tình hình nhân quyền của Ai Cập.

 

Điều gì sẽ được thảo luận tại COP27?

 

Trước Thượng đỉnh, các quốc gia được yêu cầu nộp các kế hoạch khí hậu đầy tham vọng. Đến nay mới chỉ có 25 nước nộp.

 

·         COP27 sẽ tập trung vào ba lĩnh vực:

·         Giảm phát thải

·         Giúp các nước chuẩn bị và đối phó với biến đổi khí hậu

·         Đảm bảo hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí cho các nước tham gia vào các hoạt động này

 

Một vài lĩnh vực không được thảo luận tại COP26 sẽ được đưa ra bàn thảo tại COP27.

 

·         Mất mát và thiệt hại tài chính - tiền để hỗ trợ các nước phục hồi từ các tác động của biến đổi khí hậu, hơn là để chuẩn bị cho biến đổi khí hậu

·         Thiết lập thị trường carbon toàn cầu - để đánh giá các tác động của phát thải lên các sản phẩm và dịch vụ toàn cầu

·         Tăng cường cam kết giảm sự dụng than

 

Cũng sẽ có những ngày tập trung thảo luận và thông báo về các vấn đề như giới, nông nghiệp và đa dạng sinh học

 

Có dự kiến về rào cản nào không?

 

Tài chính luôn là vấn đề tại các hội nghị khí hậu

 

Năm 2009, các nước phát triển cam kết chi 100 triệu USD mỗi năm, vào 2020, để giúp các nước đang phát triển giảm phát thải và chuẩn bị cho biến đổi khí hậu

 

Mục tiêu này đã không thể thực hiện được và phải dời tới 2023

 

Nhưng các nước đang phát triển kêu gọi phải được chi trả cho 'thiệt hại và mất mát' do các hậu quả mà họ đang hứng chịu

 

Một lựa chọn trong số các giải pháp chi trả bị loại trừ tại các buổi thảo luận khí hậu tại Bonn, sau khi các quốc gia giàu có phản đối với lo ngại họ sẽ phải bồi thường thiệt hại hàng thập kỷ.

 

COP27 sẽ tiếp tục bàn về các thảo luận đã được EU thống nhất.

 

Bạn sẽ nghe rất nhiều thuật ngữ

 

• Thỏa thuận Paris: Thỏa thuận Paris đã thống nhất tất cả các quốc gia trên thế giới - lần đầu tiên - trong một thỏa thuận duy nhất về giải quyết sự nóng lên toàn cầu và cắt giảm phát thải khí nhà kính

 

• IPCC: Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu kiểm tra các nghiên cứu mới nhất về biến đổi khí hậu

 

• 1,5 độ C: Giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng dưới 1,5 độ C - so với thời kỳ tiền công nghiệp - sẽ tránh được những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu, các nhà khoa học cho biết

 

Làm thế nào chúng ta biết COP27 thành công hay không?

 

Nó phụ thuộc vào bạn nói với ai.

 

Các nước đang phát triển, ở mức tối thiểu, sẽ muốn mất mát và thiệt hại tài chính trở thành một mục trong chương trình nghị sự. Họ cũng sẽ cố gắng thiết lập thời điểm để họ có thể bắt đầu nhận thanh toán.

 

Các quốc gia phát triển sẽ tìm kiếm nhiều cam kết hơn từ các quốc gia đang phát triển - như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Indonesia và Nam Phi - để loại bỏ than, loại nhiên liệu bẩn nhất trong số các nhiên liệu hóa thạch.

 

Cũng có những cam kết từ năm ngoái - về rừng, than và khí mê-tan - mà nhiều quốc gia có thể sẽ tham gia.

 

Tuy nhiên, một số nhà khoa học tin rằng các nhà lãnh đạo thế giới đã để quá muộn và bất kể điều gì được thống nhất tại COP27, mục tiêu ngăn tăng nhiệt độ toàn cầu tới 1,5C sẽ không đạt được.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/9057/production/_121215963_finance-nc.png.webp

Climate finance

 

--------------------------------

TIN LIÊN QUAN

 

Anh, Mỹ và nhiều tổ chức quốc tế 'quan ngại', kêu gọi VN trả tự do cho bà Ngụy Thị Khanh

22 tháng 6 năm 2022

.

Điện mặt trời: Cắt giảm mạnh công suất, 'VN giáng đòn vào nỗ lực năng lượng sạch'

15 tháng 9 năm 2022

.

Điện hạt nhân Ninh Thuận: Bộ Công thương 'níu kéo' dự án?

21 tháng 9 năm 2022





No comments:

Post a Comment

View My Stats