Wednesday 26 October 2022

VIỆT NAM : CHUYẾN CÔNG DU CỦA ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐẾN TRUNG QUỐC MANG Ý NGHĨA GÌ? (BBC Tiếng Việt)

 



Việt Nam: Chuyến công du của ông Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc mang ý nghĩa gì?

BBC Tiếng Việt

25 tháng 10 năm 2022

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cpr71xej2j9o

 

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 30/10 đến 02/11 theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

 

Dự kiến, ông Trọng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Trung Quốc sau khi ông Tập Cận Bình tiếp tục nắm quyền nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 kết thúc hôm 22/10.

 

Đây là chuyến công du nước ngoài hiếm hoi trong vài năm gần đây của nhà lãnh đạo Việt Nam, người sinh năm 1944.

 

Lần gần nhất ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình gặp nhau là vào năm 2017 tại Hà Nội.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/91db/live/4feaee30-5440-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp

Ông Tập Cận Bình và ông Nguyễn Phú Trọng nâng ly sau khi lễ chứng kiến ký kết các thỏa thuận song phương trong chuyến thăm Việt Nam của ông Tập vào tháng 11/2015

 

Lý Cường: Chân dung nhân vật ‘sắp trở thành Thủ tướng Trung Quốc’

Hồ Cẩm Đào: Bí ẩn của việc bị đưa ra khỏi phiên bế mạc Đại hội Đảng

Ông Phùng Xuân Nhạ bị cảnh cáo: Nhìn lại những bê bối giáo dục

Báo Nhật viết cuộc chiến đánh vào Vạn Thịnh Phát ‘phủ bóng lên kinh tế VN’

 

 

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sẽ thế nào sau Đại hội XX?

 

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và là nguồn nhập khẩu chính nguyên vật liệu thô và máy móc cho lĩnh vực sản xuất chế biến của Việt Nam.

 

Mặc dù hai quốc gia láng giềng có xảy ra tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông thế nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc vẫn có mối quan hệ rất gần gũi.

 

Nhà nghiên cứu Ngô Tuyết Lan cho rằng Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa kết thúc ngày 22/10 cho thấy có nhiều thay đổi lớn trong tầng lớp lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, điều này đương nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách đối nội và đối ngoại ở Trung Quốc.

 

"Ông Tập Cận Bình đã phá vỡ giới hạn được đặt ra từ thời ông Đặng Tiểu Bình chức vụ Tổng Bí thư chỉ làm tối đa hai nhiệm kỳ (mười năm), tiếp tục giữ chức vụ Tổng Bí thư nhiệm kỳ 3 và có khả năng sẽ tại vị lâu hơn."

 

"Ngoài ra, sáu vị ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị mới được giới quan sát cho rằng đều là những người thân tín và trung thành với ông Tập Cận Bình."

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/dfdf/live/4b235730-5444-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp

Bảy ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc ra mắt ngày 23/10 đều bao gồm những người thân tín với Tập Cận Bình

 

Hồ Cẩm Đào: Bí ẩn của việc bị đưa ra khỏi phiên bế mạc Đại hội Đảng

‘Độc đáo’ của Tập Cận Bình: Lần đầu tiên không còn ‘nguyên lão về hưu chỉ đạo'?

 

"Đoạn video ghi lại cảnh cựu Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào bị đưa ra khỏi Hội nghị mặc dù ông Hồ có ý phản kháng, được công khai trước truyền thông trong nước và quốc tế, phải chăng ông Tập muốn phát tín hiệu với toàn thế giới, bắt đầu từ nhiệm kỳ mới này, các vị lãnh đạo tiền nhiệm không còn vai trò trong việc tham gia các quyết sách của đất nước, ông Tập nắm quyền lực tối cao và tuyệt đối trong Đảng?"

 

Theo nhà nghiên cứu Ngô Tuyết Lan thì những chính sách đối nội và đối ngoại trong thời gian tới sẽ không còn dấu ấn của quyết định tập thể lãnh đạo, mà sẽ chỉ mang dấu ấn của ông Tập Cận Bình.

 

"Với những biến động lớn như vậy trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, tôi cho rằng quan hệ Việt - Trung cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, ảnh hưởng như thế nào còn cần quan sát và theo dõi trong thời gian tới."

 

'Không thể so sánh Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979 và Nga xâm lược Ukraine'

Vì sao TQ muốn quên cuộc chiến 1979?

Nửa thế kỷ trước Tổng thống Richard Nixon sang Trung Quốc

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats