Thursday, 20 October 2022

"HỒ SƠ VỀ LỤC CHÂU HỌC - TÌM HIỂU CON NGƯỜI Ở VÙNG ĐẤT MỚI" của NGUYỄN VĂN TRUNG (1) / Nguyễn Văn Lục

 



“Hồ Sơ Về Lục Châu Học – Tìm hiểu con người ở vùng đất mới” của Nguyễn Văn Trung (I)

Nguyễn Văn Lục

POSTED ON OCTOBER 20, 2022   

https://dcvonline.net/2022/10/20/ho-so-ve-luc-chau-hoc-tim-hieu-con-nguoi-o-vung-dat-moi-cua-nguyen-van-trung-i/

 

https://dcvonline.net/wp-content/uploads/2022/10/NVTrung_f.jpg

Gs Nguyễn Văn Trung (1930-2022)

 

Tác giả Nguyễn Văn Trung, nguyên giáo sư đại học Văn Khoa Huế và Sài Gòn là một người cầm bút quen thuộc và các công trình biên khảo của ộng có một ảnh hưởng không nhỏ đến giới thanh niên ở miền Nam trước 1975.

 

Nhìn lại sự nghiệp cầm bút của Nguyễn Văn Trung nhân đọc cuốn“Hồ sơ Lục Châu Học – Tìm hiểu con người ở vùng đất mới dựa vào tài liệu văn sử bằng Quốc ngữ ở miền Nam từ 1865 – 1930”

 

Ảnh hưởng về triết học cũng có, ảnh hưởng về xu hướng chính trị thiên tả cũng có.

 

Trong bối cảnh ấy, có lần Nguyễn Trọng Văn đã không ngần ngại gọi những người trẻ này là những đứa con hoang của Nguyển Văn Trung.(1) Chữ con hoang hàm ý tiêu cực mà Nguyễn Trọng Văn dành để chỉ thứ triết học hiện sinh – dưới mắt một người theo cộng sản – trở thành lỗi thời và chỉ có tính cách thời thượng.

 

Đó là cách nhìn, đánh giá chính trị có thể chẳng liên quan gì đến văn học – triết học.

 

Trong trường hợp tác giả Nguyễn Văn Trung. Ông có những chặng đường cầm bút đánh dấu một thời kỳ – đánh dấu thời tuổi trẻ và thời đã trường thành – đánh dấu giai đoạn sống trong ‘tháp ngà’. Lại có giai đoạn nhập cuộc. Chưa kể sau 1975, Nguyễn Văn Trung phải cầm bút theo đơn ‘đặt hàng’ của chính quyền cộng sản!

 

Người viết chỉ có hai nhận xét về sự nghiệp cầm bút của Nguyễn Văn Trung.

 

Nhận xét thứ nhất là có một Nguyễn Văn Trung trước 1975 và một Nguyễn Văn Trung sau 1975. Trước 1975, ông là ngòi bút viết đa dạng từ triết học, văn học đến chính trị và cuối cùng là báo chí. Đồng thời để lại một số tác phẩm được xuất bản trong suốt thời gian đó.

 

Mỗi thời kỳ đánh dấu một giai đoạn cầm bút. Chẳng hạn giai đoạn làm báo là giai đoạn rời bỏ tháp ngà để dấn thân nhập cuộc. Giai đoạn sau 1975 chỉ làm nghiên cứu văn học là một lối lách chính trị. Đặc biệt, chính quyền cộng sản đã yêu cầu ông viết lại rất nhiều đề tài như Triết học hiện sinh, Hiện tình hồ sơ Hội Đồng Giám Mục – Vấn đề công giáo và dân tộc, v.v.

 

 

XEM TIẾP >>>>>   





No comments:

Post a Comment

View My Stats