Wednesday, 27 July 2022

TẠI CANADA, GIÁO HOÀNG FRANCISCO "CẦU XIN SỰ THA THỨ" CỦA THỔ DÂN (tin tổng hợp)

 



NỘI DUNG :

 

Tại Canada, giáo hoàng Francisco « cầu xin sự tha thứ » của thổ dân

Minh Anh  -  RFI

.

Lời xin lỗi “lịch sử” của Giáo hoàng Francis    

Người Lao Động Online

.

Phát hiện thêm hàng trăm mộ tập thể trẻ em ở trường nội trú Canada

Người Lao Động Online

 

============================================

.

.

Tại Canada, giáo hoàng Francisco « cầu xin sự tha thứ » của thổ dân

Minh Anh  -  RFI

Đăng ngày: 26/07/2022 - 14:49Sửa đổi ngày: 26/07/2022 - 14:50

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220726-t%E1%BA%A1i-canada-gi%C3%A1o-ho%C3%A0ng-francisco-c%E1%BA%A7u-xin-s%E1%BB%B1-tha-th%E1%BB%A9-c%E1%BB%A7a-th%E1%BB%95-d%C3%A2n

 

Hôm nay, 26/07/2022, ngày thứ ba trong chuyến tông du Canada, giáo hoàng Phanxicô sẽ cử hành thánh lễ lớn đầu tiên tại một sân vận động ở phía Tây Canada, một ngày sau khi có lời « cầu xin tha thứ về những tội lỗi phạm phải » với các thổ dân.  

 

https://s.rfi.fr/media/display/3b196ed0-0cda-11ed-9c24-005056bfa79e/w:1024/p:16x9/2022-07-26T000013Z_1098907828_RC2CJV9V6PV3_RTRMADP_3_POPE-CANADA.webp

Giáo hoàng Phanxicô trước cuộc gặp thổ dân và các thành viên của Cộng đồng Giáo xứ Thánh Tâm ở Edmonton, Alberta, Canada, ngày 25/07/2022. via REUTERS - VATICAN MEDIA

 

Theo AFP, thánh lễ diễn ra tại sân vận động Commonweath Stadium, tại Edmontin, bang Alberta. Giáo hoàng đã thuyết giáo bằng tiếng Tây Ban Nha.

 

Hôm qua, trong cuộc gặp các tổ chức và đại diện các sắc dân bản địa, giáo hoàng đã có lời xin lỗi mà cộng đồng thổ dân trông đợi từ bao lâu nay.

 

Từ Edmonton, thông tín viên đài RFI, Anna Kurian tường thuật : 

 

« Tôi muốn nhắc lại điều này với sự hổ thẹn và rõ ràng : Tôi kính cẩn cầu xin tha thứ cho tội lỗi do nhiều người Công Giáo gây ra đối với các thổ dân. » Chính bằng những lời lẽ mạnh mẽ này mà giáo hoàng Phanxicô đã có bài phát biểu đầu tiên tại Canada trước sự hiện diện của khoảng 2.000 thủ lĩnh và đại diện các sắc tộc thổ dân từ tất cả các tỉnh đổ về Maskwacis, gần Edmonton. 

 

Giáo hoàng lấy làm tiếc về sự hợp tác của nhiều thành viên giáo hoàng  với các dự án phá hủy văn hóa và đồng hóa cưỡng bức của nhiều đời chính phủ thời kỳ đó, dẫn đến sự hình thành hệ thống trường học nội trú. Trong suốt chuyến thăm mảnh đất sắc tộc Cree, giáo hoàng ngồi trên chiếc xe lăn trong thái độ lắng nghe và trầm ngâm đã đến thăm nơi xây dựng một trong số trường nội trú lớn nhất nước. 

 

Tại khu nghĩa trang cách đó không xa nơi chôn cất những đứa trẻ thổ dân đã chết trong cơ sở giáo dục này, giáo hoàng dành nhiều phút mặc niệm, để, theo lời ngài, « hồi tưởng quá khứ và khóc cùng với các bạn ». Những lời lẽ đã nhận được tràng vỗ tay từ một đám đông luôn chất chứa đầy mong đợi và hy vọng

 

-------------------------------

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

GIÁO HỘI - CANADA - BẠO HÀNH

Giáo hoàng thăm Canada: Thổ dân hy vọng Giáo hội minh bạch về vụ ‘‘các trường nội trú’’

 

================================================

.

Lời xin lỗi “lịch sử” của Giáo hoàng Francis    

Người Lao Động Online

26-07-2022 - 09:37

https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/loi-xin-loi-lich-su-cua-giao-hoang-francis-20220726092410813.htm

 

(NLĐO) – Giáo hoàng Francis ngày 25-7 đưa ra lời xin lỗi lịch sử về sự hợp tác của Giáo hội Công giáo với chính sách “thảm họa” trước đây của Canada đối với các trường nội trú bản địa.

 

Theo Giáo hoàng Francis, sự đồng hóa cưỡng ép để các cộng đồng thổ dân hòa vào xã hội Cơ đốc giáo đã phá hủy nền văn hóa, chia cắt gia đình và gạt ra rìa các thế hệ của họ.

"Tôi thành thực xin lỗi" – Giáo hoàng Francis nói trước cộng đồng thổ dân tập trung tại một ngôi trường nội trú cũ ở phía Nam của TP Edmonton, tỉnh Alberta.

 

https://nld.mediacdn.vn/thumb_w/684/291774122806476800/2022/7/26/photo-1-1658801518296971757557.jpeg

Người bản địa chờ chuyến thăm của Giáo hoàng Pope Francis tại nơi từng là Trường Nội trú Ermineskin ở cộng đồng Maskwacis, tỉnh Alberta - Canada ngày 25-7. Ảnh: AP

 

Giáo hoàng nhấn mạnh chính sách đồng hóa kể trên là "một sai lầm thảm họa" và cần phải tiến hành thêm các cuộc điều tra, cũng như những nỗ lực chữa lành.

 

"Tôi cầu xin sự tha thứ cho tội ác mà rất nhiều tín đồ Cơ đốc đã gây ra đối với các cộng đồng thổ dân"Giáo hoàng Francis nói.

 

https://nld.mediacdn.vn/thumb_w/684/291774122806476800/2022/7/26/photo-1-1658801436782173828277.jpeg

Người dân bản địa cầm băng rôn trong lúc chờ Giáo hoàng Pope Francis. Ảnh: AP

 

Theo AP, hơn 150.000 trẻ em bản địa ở Canada đã bị buộc theo học các trường công giáo do chính phủ Canada tài trợ từ thế kỷ 19 đến những năm 1970. Đây là một nỗ lực nhằm cô lập trẻ em bản địa khỏi ảnh hưởng gia đình và bản sắc văn hóa của họ. Mục tiêu là Cơ đốc giáo hóa và đồng hóa trẻ em bản địa vào "xã hội chính thống", vốn được các chính phủ trước đây của Canada xem là cao cấp hơn.

 

Canada đã thừa nhận tình trạng bạo hành thể chất và tình dục diễn ra tràn lan tại các trường học nội trú cũ, với học sinh bản địa bị đánh vì nói tiếng mẹ đẻ.

 

https://nld.mediacdn.vn/thumb_w/684/291774122806476800/2022/7/26/photo-1-16588014884961987470461.jpeg

Đám đông lắng nghe Giáo hoàng Pope Francis phát biểu. Ảnh: AP

 

Trong những năm qua, việc phát hiện hàng trăm mộ tập thể trẻ em ở các trường nội trú trước đây đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

 

Những phát hiện trên đã thôi thúc Giáo hoàng Francis tuân theo lời kêu gọi của ủy ban sự thật nhằm đưa ra một lời xin lỗi trên đất Canada, theo AP.

 

"Tôi đã chờ đợi suốt 50 năm và cuối cùng cũng được nghe lời xin lỗi này. Một phần trong tôi vui mừng, một phần trong tôi đau buồn và một phần trong tôi tê liệt cảm xúc"bà Evelyn Korkmaz, người từng là học sinh trong trường nội trú, nghẹn ngào chia sẻ sau khi tham dự sự kiện có nhiều cảm xúc trái ngược.

 

Nhiều người vỗ tay khi nghe Giáo hoàng Francis xin lỗi nhưng cũng không ít người im lặng. Số khác không tham dự sự kiện này.

 

https://nld.mediacdn.vn/thumb_w/684/291774122806476800/2022/7/26/photo-1-1658801450909824374305.jpeg

Phản ứng của một người đàn ông khi nghe Giáo hoàng Pope Francis xin lỗi. Ảnh: AP

 

Cao Lực

 

-------------------------

.

Phát hiện thêm hàng trăm mộ tập thể trẻ em ở trường nội trú Canada

Người Lao Động Online

24-06-2021 - 08:08

https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/phat-hien-them-hang-tram-mo-tap-the-tre-em-o-truong-noi-tru-canada-20210624074114936.htm

 

(NLĐO) – Cơ quan dịch vụ xã hội Cowessess First Nation thông báo một phát hiện “kinh hoàng và gây sốc” về hàng trăm ngôi mộ không tên chôn cất trong khuôn viên trường nội trú cũ ở tỉnh Saskatchewan - Canada, phần nhiều là mộ trẻ em.

 

Theo thông cáo báo chí của Liên đoàn các quốc gia bản địa có chủ quyền (FSIN) - trước đây là Liên đoàn các quốc gia da đỏ Saskatchewan, đây có thể là số lượng ngôi mộ vô danh nhiều nhất cho đến nay ở Canada.

 

Cowessess First Nation sẽ đưa ra thông báo chính thức và cung cấp thêm thông tin chi tiết vào sáng 24-6 (giờ địa phương). Số mộ được phát hiện gần nơi từng là trường nội trú dành cho người da đỏ bản địa tại làng Grayson, thuộc tỉnh Saskatchewan, hoạt động từ năm 1899 đến năm 1997. Nguyên nhân và thời điểm tử vong chưa được xác định.

 

Hình : Trường nội trú dành cho người da đỏ bản địa tại làng Grayson, thuộc tỉnh Saskatchewan. Ảnh: CTV News

 

Trước mắt, FSIN cho biết số mộ vừa phát hiện nhiều gấp 3 lần so với ngôi mộ tập thể chứa hài cốt của 215 trẻ em người da đỏ bản địa đã được phát hiện trong khuôn viên của một ngôi trường nội trú cũ ở phía Nam tỉnh British Columbia.

 

Số mộ vừa phát hiện nằm trong một khu mộ chung bắt đầu đưa vào hoạt động từ năm 1885, sau được trường nội trú tiếp quản. Việc quản lý trường học được giao cho chính phủ liên bang vào năm 1969, sau đó là tổ chức Cowessess First Nation năm 1987 trước khi trường bị đóng cửa vào năm 1997.

 

Cowessess First Nation phối hợp với đội dò tìm sử dụng radar xuyên đất kiểm tra trong khu vực trong hơn 3 tuần trước. Trong một cuộc phỏng vấn vào cuối tháng 5, Cadmus Delorme - người đứng đầu tổ chức Cowessess First Nation nói với Regina Leader-Post rằng ông không biết có bao nhiêu ngôi mộ. Ông Delorme nói với tờ báo rằng mục tiêu là "xác định danh tính và xây dựng tượng đài để tôn vinh và công nhận các thi thể nằm ở đó".

 

Hình : Trường nội trú Kamloops được thành lập vào năm 1890 và đóng cửa vào năm 1978. Ảnh: AP

 

Năm 2008, Chính phủ Canada từng chính thức xin lỗi về hệ thống trường nội trú dành cho người da đỏ bản địa, nơi buộc trẻ em "hòa nhập" vào cuộc sống "văn minh" bằng cách tách chúng khỏi gia đình và cộng đồng, cấm chúng nói tiếng mẹ đẻ hoặc thực hiện các hoạt động văn hóa của dân tộc mình.

 

Một cuộc điều tra kéo dài 6 năm về hệ thống trường nội trú đã đóng cửa của Canada đã kết luận vào năm 2015 rằng hệ thống trường học này gây ra tội ác "diệt chủng văn hóa".

 

Báo cáo cho biết nhiều trong số khoảng 150.000 học sinh theo học hệ thống trường nội trú này bị lạm dụng, cưỡng hiếp, suy dinh dưỡng và các hành vi tàn bạo khác trong giai đoạn từ những năm 1840 đến những năm 1990. Báo cáo cũng ghi nhận cái chết của hơn 4.100 trẻ em khi theo học trường nội trú.

 

Tuy nhiên, cái chết của những trẻ em mới phát hiện tại nơi từng là ngôi trường nội trú ở tỉnh Saskatchewan và tỉnh British Columbia không có trong báo cáo trên, dường như chưa từng có tài liệu nào ghi lại hai vụ việc này. Bà Rosanne Casimir, đứng đầu cộng đồng Tk’emlúps te Secwépemc, "theo hiểu biết của chúng tôi, những đứa trẻ mất tích ở tỉnh British Columbia là những cái chết không có giấy tờ".

 

Ủy ban Sự thật và Hòa giải của Canada (TRC) từng xác định rằng ít nhất 3.200 trẻ em bản địa chết khi đi học ở trường nội trú và thông lệ chung là "không gửi thi thể của những học sinh đã chết tại trường học về cộng đồng dân cư. Nhiều học sinh đi học nội trú không bao giờ trở lại".

 

Huệ Bình

 

------------------------------------------------------------

 

Canada: Rợn người phát hiện 215 bộ hài cốt trẻ em ở trường nội trú cũ

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats