Sunday 31 July 2022

ỦNG HỘ DÂN CHỦ, KHUYẾN KHÍCH DÂN CHỦ HÓA . . . LÀ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP HÒA BÌNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐÀI LOAN (Trương Nhân Tuấn)

 



Ủng hộ dân chủ, khuyến khích dân chủ hóa… là những phương pháp hòa bình để giải quyết vấn đề Đài Loan

Trương Nhân Tuấn

31/7/2022  03:35

https://www.facebook.com/nhantuan.truong/posts/pfbid025sxABQWA7PMhscxRcaK1ASZhiHmBhqqQxtkrscqtjJHpJR9hRr7xX3tJHCQgLQXGl

 

Cuộc điện đàm Biden và Tập hôm kia được Bộ NG TQ ghi lại hôm qua. Theo bản tin, điều cần nhấn mạnh, theo tôi, là ý nghĩa của "statu quo" giữa hai bờ eo biển Formosa.

 

Lập trường của Tập, ý nghĩa của "nguyên trạng-statu quo" mà quan hệ hai bên USA-TQ từ 1972 lấy đó làm nền tảng, là: "hai bờ eo biển Đài loan đều thuộc về một nước Trung hoa".

 

Theo tôi, ý kiến của Tập, thứ nhứt có thể suy diễn là Tập đã để lộ dấu hiệu TQ sắp khởi động chiến tranh xâm lược Đài loan. Thứ hai siết thêm gọng kềm của TQ đối với Đài loan. Thứ ba "cắt cỏ dưới chân" bà Pelosi, nếu bà thực hiện chuyến thăm viếng Đài loan (trong giờ phút sắp tới).

 

Về giả thuyết 1, khi Tập nói rằng “statu quo” là “hai bờ eo biển Formosa đều thuộc về một nước Trung hoa” và loại bỏ mọi lập trướng khác (về statu quo của Mỹ). Hệ quả là mọi chuyện xảy ra giữa hai bờ eo biển Đài loan trở thành chuyện “nội bộ” của nước Trung hoa.

 

Nếu Mỹ “im lặng” trước lập luận này hệ quả sẽ là TQ có quyền thực hiện mọi chuyện, ngay cả chuyện “thống nhứt Đài loan” bằng vũ lực. Mọi sự can thiệp của Mỹ đều vi phạm Hiến chương LHQ. Đó là nguyên tắc “không can thiệp vào chuyện nội bộ của quốc gia khác”.

 

Mỹ sẽ có lập trường thế nào để Bắc kinh không suy diễn về ý nghĩa của “statu quo - nguyên trạng” giữa hai bờ eo biển Đài loan ?

 

Theo tôi, Mỹ cần phải làm rõ hơn Quan điểm của Mỹ qua Tuyên bố Thượng hải 1972 :

“The United States acknowledges that all Chinese on either side of the Taiwan Strait maintain there is but one China and that Taiwan is a part of China. The United States Government does not challenge that position. It reaffirms its interest in a peaceful settlement of the Taiwan question by the Chinese themselves.”

 

Tạm dịch: “Hoa Kỳ thấy rằng người Hoa ở hai bờ eo biển Đài Loan cùng ủng hộ một Trung hoa và Đài Loan là một phần của Trung hoa. Mỹ không thách thức lập trường này. Mỹ tái khẳng định sự quan tâm của mình đối với việc giải quyết vấn đề Đài Loan bằng phương cách hòa bình của người Hoa...”.

 

Mỹ có thể giải thích rằng Mỹ chống lại mọi hành vi không hòa bình của các bên nhằm giải quyết vấn đề Đài loan. Hệ quả chuyện này đem lại sự bất ổn trong khu vực. “Statu quo - nguyên trạng” giữa hai bờ eo biển Đài loan là “nền hòa bình” của khu vực.

 

Nếu không làm rõ nội dung “statu quo” hai bờ eo biển Đài loan, Mỹ có thể vô tình “bật đèn xanh” để TQ thôn tính Đài loan bằng vũ lực.

 

Nhưng ta không thể loại trừ giả thuyết rằng Tập đã cố ý không nhắc các lập trường của Mỹ về vấn đề Đài loan qua Tuyên bố chung 1972. Ý kiến của Tập có thể suy diễn ràng Tập đã để lộ dấu hiệu TQ sắp khởi động chiến tranh xâm lược Đài loan.

 

Thứ hai, lập trường của Đài loan về “statu quo” hai bờ eo biển Đài loan là: một nước Trung hoa có nhiều cách giải thích khác nhau.

 

Một số nước nhìn nhận chính phủ Đài loan đại diện cho đất nước và nhân dân Trung hoa. Số khác thì nhìn nhận chính phủ Bắc kinh. Đây cũng là trường hợp của VNCH và VNDCCH trước 1976 hay Nam và Bắc Hàn trước 1991.

 

“Quốc gia bị phân chia”, các bên đều nhìn nhận thuộc về một quốc gia duy nhứt. Hai bên, thí dụ VNCH và VNDCCH, hai mặt của một đồng tiền. Quốc gia nào “nhìn nhận” bên này thì không nhìn nhận bên kia, và ngược lại. Hai mặt khác nhau nhưng cả hai mặt đều thuộc về một đồng tiền (quốc gia).

 

Trong khi quan điểm của Bắc kinh dứt khoát là Đài loan thuộc về lục địa.

 

Lập trường của Tập dĩ nhiên đóng cửa mọi con đường của phe chủ trương ly khai ở Đài loan.

 

Thứ ba, trên phương diện “bang giao” quốc gia với quốc gia. Bà Pelosi sẽ khó có lý do thuyết phục để thực hiện một chuyến thăm viếng “chính thức” Đài loan, tức với lễ nghi ngoại giao cần thiết dành cho một Chủ tịch Hạ viện, trên nguyên tắc là người có quyền lực thứ ba, sau tổng thống Mỹ.

 

Một chuyến thăm viếng “chính thức” như vậy đồng nghĩa với việc Mỹ nhìn nhận chính phủ Đài loan là đại diện chính thức cho một nước Trung hoa.

 

Theo tôi, BNG Mỹ sẽ có cách giải thích với Bắc Kinh, nếu chuyến đi được thực hiện.

 

Chuyến thăm viếng là chuyện bà Pelosi muốn thể hiện để ủng hộ nền dân chủ năng động ở Đài loan. Ngay cả khi bà Pelosi ủng hộ một phong trào “dân chủ hóa lục địa” của nhân dân Đài loan, thì việc này cũng không xúc phạm tới nội dung các Tuyên bố chung mà Mỹ đã ký kết với TQ.

 

Bởi vì Mỹ ủng hộ mọi “giải pháp hòa bình của người Hoa ở hai bờ eo biển”, như nội dung Tuyên bố Thượng hải 1972, để giải quyết vấn đề Đài loan.

 

Ủng hộ dân chủ, khuyến khích dân chủ hóa… là những phương pháp hòa bình để giải quyết vấn đề Đài loan.

 

Ngay cả việc chính quyền Đài loan tổ chức trưng cầu dân ý ly khai. Đây cũng là một “biện pháp hòa bình” để giải quyết vấn đề Đài loan.

 

.

3 BÌNH LUẬN




 

No comments:

Post a Comment

View My Stats