Friday 15 April 2022

TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP CUỘC CHIẾN NGA-UKRAINE, NGÀY 15/04/2022 (VOA Tiếng Việt)

 



TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP CUỘC CHIẾN NGA-UKRAINE, NGÀY 15/04/2022 :  NGA NÓI SẼ TĂNG CƯỜNG KHÔNG KÍCH KYIV ĐỂ ĐÁP TRẢ UKRAIINE

VOA Tiếng Việt

15/04/2022

https://www.voatiengviet.com/a/nga-ukraine-xung-dot/6456674.html

 

Cập nhật

 

15:17 15.4.2022

Không thể coi nhẹ mối đe dọa về việc Nga có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc có sức tàn phá thấp ở Ukraine, nhưng CIA không thấy nhiều bằng chứng thực tế củng cố cho mối lo đó, Giám đốc CIA William Burns tuyên bố hôm 14/4.

XEM THÊM:

Giám đốc CIA: Mỹ không thể 'xem nhẹ' mối đe dọa Nga có thể dùng vũ khí hạt nhân

 

15:15 15.4.2022

Nga nói sẽ tăng cường không kích Kyiv để đáp trả Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga hôm 15/4 hứa sẽ tăng cường ‘quy mô các cuộc tấn công tên lửa’ vào Kyiv để đáp trả ‘sự chuyển hướng của Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga’.

Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi giới chức Nga cáo buộc các lực lượng Ukraine tiến hành các cuộc không kích vào các tòa nhà dân cư ở trong lãnh thổ Nga gần biên giới với Ukraine, khiến bảy người bị thương.

Theo các quan chức Nga, khoảng 100 tòa nhà dân cư đã bị hư hại trong cuộc tấn công hôm 15/4 vào làng Klimovo ở vùng Bryansk.

Giới chức ở một khu vực biên giới khác, Belgorod, cũng báo cáo về các cuộc pháo kích của Ukraine hôm 15/4.

(AP)

 

14:59 15.4.2022

Đức tịch thu du thuyền lớn nhất thế giới thuộc sở hữu của tài phiệt Nga

Đức đã chính thức tịch thu siêu du thuyền lớn nhất thế giới thuộc sở hữu của nhà tài phiệt Nga Alisher Usmanov, các nguồn tin cảnh sát Đức cho biết hôm 14/4 .

Du thuyền ‘Dilbar’ dài 156 mét có giá trị ước tính 600 triệu đô la, theo tạp chí Forbes.

Kể từ tháng 10 năm ngoái, du thuyền đã được neo đậu để sửa chữa tại một xưởng đóng tàu ở Hamburg.

Hải quan Đức đã để mắt đến siêu du thuyền trong vài tuần, nhưng không thể chính thức bắt giữ nó sớm hơn do sự không rõ ràng về mặt pháp lý về quyền sở hữu nó.

Cuối cùng, Cảnh sát Tư pháp Liên bang Đức cho biết ‘sau các cuộc điều tra kéo dài, và bất chấp sự che giấu thông qua các công ty nước ngoài’ họ đã xác định được chủ sở hữu của Dilbar là Gulbakhor Ismailova, em gái của Alisher Usmanov’.

Tỷ phú Nga và em gái ông đều là mục tiêu của các lệnh trừng phạt của châu Âu nhằm vào các tài phiệt Nga cũng như các thành viên gia đình họ.

(AFP)

 

14:54 15.4.2022

https://gdb.voanews.com/c4360000-0aff-0242-5ce6-08d9f221d72b_w650_r1_s.jpg

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đến thăm Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin hôm 16/2

 

14:52 15.4.2022

Nga gửi thư cho Brazil nhờ giúp đỡ trước các lệnh trừng phạt của phương Tây

Nga đã yêu cầu Brazil hỗ trợ tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và nhóm các nền kinh tế hàng đầu G20 để giúp nước này chống lại các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt, theo một bức thư mà Reuters xem được.

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov đã viết thư cho Bộ trưởng Kinh tế Paulo Guedes yêu cầu ‘Brazil hỗ trợ để ngăn các cáo buộc chính trị và nỗ lực phân biệt đối xử đối với Nga trong các định chế tài chính quốc tế và các diễn đàn đa phương’.

“Công việc đằng sau hậu trường đang diễn ra ở IMF và Ngân hàng Thế giới để hạn chế hay thậm chí trục xuất Nga khỏi quá trình ra quyết định,” ông Siluanov viết. Ông không giải thích chi tiết về những trở ngại đối với sự tham gia của Nga vào các định chế đó.

Bức thư này, vốn không đề cập đến cuộc chiến ở Ukraine, được đề ngày 30/3 và được đại sứ Nga tại Brasilia chuyển cho Bộ trưởng Kinh tế Brazil hôm 13/4.

“Như Ngài đã biết, Nga đang trải qua giai đoạn đầy thách thức về hỗn loạn kinh tế và tài chính do các lệnh trừng phạt của Mỹ và các đồng minh,” Bộ trưởng Nga nói.

Khi được hỏi về bức thư, ông Erivaldo Gomes, thư ký các vấn đề kinh tế quốc tế của Bộ Kinh tế Brazil, chỉ ra rằng Brasilia muốn Nga nằm trong các cuộc thảo luận tại các tổ chức đa phương.

“Theo quan điểm của Brazil... duy trì đối thoại cởi mở là điều cần thiết,” ông nói. "Những cây cầu của chúng ta là các định chế quốc tế và đánh giá của chúng tôi là những cây cầu này cần phải được giữ gìn.”

Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết Mỹ sẽ không tham gia bất kỳ cuộc họp nào của G20 nếu Nga có mặt.

Gần một nửa dự trữ quốc tế của Nga đã bị đóng băng và các giao dịch thương mại quốc tế bị chặn, bao gồm cả những giao dịch với các thị trường mới nổi, ông Siluanov cho biết.

“Mỹ và các nước vệ tinh của họ đang theo đuổi chính sách cô lập Nga khỏi cộng đồng quốc tế,” ông nói thêm.

Ông Siluanov nói rằng các biện pháp trừng phạt này vi phạm các nguyên tắc của các thỏa thuận Bretton Woods vốn thành lập ra IMF và Ngân hàng Thế giới.

“Chúng tôi cho rằng cuộc khủng hoảng hiện tại do các lệnh trừng phạt kinh tế chưa từng thấy do các nước G7 thúc đẩy có thể gây ra hậu quả lâu dài trừ phi chúng ta cùng hành động để giải quyết,” ông kêu gọi người tương nhiệm Brazil.

Tổng thống cực hữu của Brazil Jair Bolsonaro, người đã đến thăm Moscow chỉ vài ngày trước cuộc xâm lược, đã giữ Brazil trung lập trong cuộc khủng hoảng Ukraine và không lên án cuộc xâm lược. Ông Bolsonaro, vốn cũng là đồng minh thân cận của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã bị chính quyền Joe Biden chỉ trích.

Ông Bolsonaro đã bày tỏ ‘tình đoàn kết’ khi ông đến thăm Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin vào ngày 16/2 khoảng một tuần trước khi Nga bắt đầu xâm lược.

Ngoại trưởng Brazil Carlos Franca cho biết Brazil phản đối việc trục xuất Nga khỏi G20 như Mỹ muốn.

“Điều quan trọng nhất vào thời điểm này là tất cả các diễn đàn quốc tế, G20, WTO, FAO, cần hoạt động đầy đủ, và vì điều đó tất cả các quốc gia cần phải có mặt, bao gồm cả Nga,” ông Franca nói trước phiên điều trần trước Thượng viện Brazil vào ngày 25/3.

(Reuters)

 

14:22 15.4.2022

https://gdb.voanews.com/09310000-0a00-0242-0f6f-08da1bff0f19_w144_r1.png

Macron & Le Pen

 

XEM THÊM:

Bầu cử tổng thống Pháp có tác động thế nào đến cuộc chiến ở Ukraine?

Thủ đô của Pháp có thể cách chiến trường miền đông Ukraine hàng ngàn dặm, nhưng những gì xảy ra ở các điểm bỏ phiếu của Pháp vào ngày 24/4 có thể gây hậu quả sâu rộng ở chiến trường Ukraine.

 

13:49 15.4.2022

Ngoại trưởng Ireland đến Kyiv bày tỏ ủng hộ

Ngoại trưởng Ireland đã đến Kyiv, nhân vật mới nhất trong một loạt các chính trị gia cấp cao châu Âu đến thăm để thể hiện sự ủng hộ với cuộc chiến của Ukraine chống lại quân xâm lược Nga.

Chính phủ Ireland cho biết ông Simon Coveney, vốn cũng là Bộ trưởng Quốc phòng, đã gặp Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba và Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov.

Ireland đã cấp cho Ukraine 20 triệu euro viện trợ nhân đạo và 33 triệu euro viện trợ quân sự không sát thương.

Ireland cũng là nước ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực của Ukraine muốn gia nhập Liên minh châu Âu, và chính phủ Ireland cho biết ông Coveney sẽ thảo luận về cách Ireland có thể ‘hỗ trợ Ukraine trong hồ sơ xin gia nhập EU’.

(AP)

 

13:45 15.4.2022

Pháp đưa đại sứ quán trở lại Kyiv

Pháp dời đại sứ quán ở Ukraine từ thành phố phía tây Lviv trở lại Kyiv, sau khi quân đội Nga rút khỏi các khu vực xung quanh thủ đô.

Bộ Ngoại giao Pháp đã công bố động thái này hôm 14/4 sau khi Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian nói chuyện với người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba về sự hỗ trợ quân sự và nhân đạo của Pháp cho Ukraine. Ngày dời về không được công bố.

Pháp đã duy trì đại sứ quán ở Kyiv vào đầu cuộc chiến nhưng đã chuyển các hoạt động của sứ quán đến Lviv hồi tháng 3. Pháp đã gửi một đoàn xe cứu hỏa, xe cứu thương và thiết bị cấp cứu đến Ukraine vào ngày 14/4 và một nhóm các nhà điều tra Pháp đã đến Ukraine trong tuần này để thu thập bằng chứng về tội ác chiến tranh.

(AP)

 

13:40 15.4.2022

https://gdb.voanews.com/023d0000-0aff-0242-44cb-08da0cd66757_w650_r1_s.jpg

Thủ tướng Olaf Sholz phải duy trì một liên minh cầm quyền nhiều đảng phái ở Đức

 

13:38 15.4.2022

Liên minh cầm quyền Đức đối mặt rạn nứt về vấn đề Ukraine

Bất mãn đang gia tăng ở các đối tác nhỏ trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Đức Olaf Scholz về điều mà họ nói là sự thiếu sót trong lãnh đạo của ông về Ukraine, rạn nứt nội bộ có nguy cơ làm suy yếu sự thống nhất của phương Tây trước Nga.

Sau sự xoay trục chính sách kịch tính vào đầu cuộc khủng hoảng, khi ông Scholz dừng dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 với Nga vài ngày trước khi Nga xâm lược Ukraine, và sau đó tuyên bố chi tiêu quốc phòng sẽ nhảy vọt, các đối tác của ông cáo buộc ông đã lung lay.

“Tôi có ấn tượng rằng ông Scholz không nhận thức được những thiệt hại nghiêm trọng mà ông đang gây ra cho danh tiếng của Đức ở Trung Âu, ở Đông Âu, cơ bản là trên toàn châu Âu,” Anton Hofreiter, thuộc Đảng Xanh và là Chủ tịch Ủy ban châu Âu của Quốc hội, nói với Reuters.

Đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do (FDP) trong liên minh cầm quyền đã bực bội vì Berlin không đáp ứng lời kêu gọi gửi thêm vũ khí hạng nặng của Ukraine.

Một số người trong liên minh ba bên với Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) thiên tả của ông Scholz cũng muốn ông làm nhiều hơn để giảm sự phụ thuộc của Đức vào năng lượng Nga.

“Cuối cùng ông ấy cần thể hiện khả năng lãnh đạo,” Hofreiter nói.

Tuần trước, Đại sứ Ukraine tại Berlin đã cáo buộc chính phủ Đức hỗ trợ nửa vời cho Kyiv và nói rằng đất nước của ông đã trở thành nạn nhân của sự phụ thuộc ‘đáng xấu hổ’ của Đức vào dầu mỏ và khí đốt của Nga. Ông cũng yêu cầu Đức thêm vũ khí hạng nặng.

Các nguồn tin chính phủ cho biết vị thủ tướng ăn nói nhỏ nhẹ này xem một phần trách nhiệm của ông là cho giữ liên minh hỗn hợp nhiều đảng gồm SPD, Đảng Xanh và FDP bền chặt và rằng ông không quan tâm nhiều đến sự sụt giảm về mức độ ủng hộ trong ngắn hạn.

Scholz cũng cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh rằng Berlin đã gửi cho Ukraine vũ khí chống tăng, tên lửa phòng không và các vũ khí khác. Ông nhanh chóng nói thêm: “Chúng tôi sẽ đảm bảo tránh cho NATO, các nước NATO và... Đức trở thành bên tham chiến”.

Scholz phải cân bằng áp lực từ đảng Xanh là tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine với sự dè dặt của một số thành phần trong chính đảng SPD của ông, vốn từ lâu đã ủng hộ việc phương Tây nối lại quan hệ với Nga.

(Reuters)

 

13:27 15.4.2022

30 người Ukraine được thả trong đợt trao đổi tù binh với Nga

Ukraine hôm 14/4 cho biết 30 tù nhân chiến tranh đã được Nga trao trả cho họ nằm trong cuộc trao đổi tù nhân mới đây nhất với, theo lệnh của Tổng thống Volodymyr Zelenskyy.

“Năm sĩ quan và 17 quân nhân đã được trao đổi. Ngoài ra, 8 thường dân, trong đó có một phụ nữ, cũng được thả. Tổng cộng, 30 công dân của chúng ta sẽ về nhà hôm nay,” Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết trong một tuyên bố trên mạng xã hội.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga thông báo hai phi công quân sự bị quân Moscow bắt giữ hồi tháng trước và bị giam giữ tại Nga đã được thả, nhưng không cho biết chi tiết.

Hiện chưa rõ liệu các phi công được thả nà có nằm trong cuộc trao đổi tù binh do Vereshchuk công bố hay không.

Tuyên bố trích dẫn lời một tù binh nói rằng họ đã bị thẩm vấn thù địch và không được điều trị y tế trong khi bị giam cầm.

“Chúng tôi bị buộc phải cho họ quay video tuyên truyền. Nếu chúng tôi từ chối, họ đe dọa sẽ ngừng băng bó vết thương cho các đồng đội chúng tôi,” tù binh này nói.

Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết những người này đã gặp Bộ trưởng Kirill Budanov khi họ trở về Ukraine.

Ông Vereshchuk cũng cho biết Ukraine và Nga đã tiến hành bốn cuộc trao đổi tù nhân kể từ khi quân Moscow bắt đầu xâm lược Ukraine.

(AFP)

 

12:32 15.4.2022

Anh đóng băng hơn 13 tỷ đô la tài sản của hai tài phiệt Nga

Bộ Ngoại giao Anh cho biết họ đang đóng băng tài sản trị giá tới 10 tỷ bảng Anh (13,1 tỷ đô la) thuộc về hai tài phiệt Nga được cho là cộng sự làm ăn lâu năm của tỷ phú Người Nga Roman Abramovich.

Các quan chức Anh cho biết hôm 14/4 rằng Eugene Tenenbaum đã nắm quyền kiểm soát Evrington Investments Ltd., một công ty đầu tư có liên quan đến Abramovich, ngay sau khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/2. Ông Tenenbaum, vốn cũng là giám đốc Câu lạc bộ bóng đá Chelsea, đã bị đóng băng tài sản.

Tài phiệt Nga khác bị trừng phạt là ông David Davidovich, vốn cũng là đối tượng bị đóng băng tài sản và cấm đi lại.

Chính phủ Anh cho biết các biện pháp này là nhằm ‘cắt giảm các nguồn thu quan trọng cho cỗ máy chiến tranh của Putin’.

(AP)

 

12:2415.4.2022

Hình : https://gdb.voanews.com/03cc0000-0aff-0242-e318-08da1e56ab0f_w144_r1.jpg

XEM THÊM:

Những sự thật về Moskva, soái hạm Biển Đen vừa bị chìm của Nga

 

12:01 15.4.2022

Bộ trưởng Kinh tế Đức kêu gọi người dân tiết kiệm năng lượng để giảm lệ thuộc vào Nga

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck nói rằng người dân Đức nên bắt đầu tiết kiệm năng lượng ngay bây giờ để trở nên độc lập hơn với nhiên liệu hóa thạch của Nga, trong lúc nước này đang tìm cách cắt giảm nhập khẩu dầu khí từ Moscow để phản ứng trước cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Với thương vong ngày càng tăng của dân thường ở Ukraine, Đức đang hứng chịu áp lực phải từ bỏ khí đốt và dầu mỏ của Nga, vì những người chỉ trích nói rằng doanh thu bán dầu khí đem đến cho Moscow ngân quỹ quan trọng để tiếp tục chiến tranh.

Bộ trưởng Habeck cho biết Đức có thể trở nên ít phụ thuộc hơn nếu người dân giảm tiêu thụ năng lượng, đề nghị họ sử dụng tàu hỏa hay đi xe đạp thay vì lái xe bất cứ khi nào có thể.

“Mỗi km không lái xe là sự đóng góp để giúp thoát khỏi nguồn cung năng lượng Nga dễ dàng hơn. Chúng ta cũng đang bảo vệ khí hậu,” ông Habeck nói trong cuộc phỏng vấn với Funke Media Group.

Habeck nói rằng cắt giảm 10% mức tiêu thụ năng lượng cá nhân là khả dĩ, và nói thêm rằng các công ty có thể đóng góp bằng cách cho nhân viên được tùy chọn làm việc tại nhà bất cứ khi nào có thể.

(Reuters)

 

10:51 15.4.2022

Zelenskyy: ‘Qua được 50 ngày tấn công là thành tích tự hào’ của Ukraine

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm 15/4 nói với người dân Ukraine rằng họ nên tự hào vì đã qua được 50 ngày bị Nga tấn công trong khi người Nga ‘chỉ cho chúng ta tối đa năm ngày’.

Trong bài phát biểu qua video trước quốc dân vào tối muộn, ông Zelenskyy gọi đó là ‘thành tích của hàng triệu người Ukraine, của tất cả những người mà vào ngày 24/2 đã đưa ra quyết định quan trọng nhất trong đời họ - chiến đấu’.

Zelenskyy đã liệt kê danh sách những cách mà người dân Ukraine đã phòng thủ trước quân Nga, bao gồm ‘những người đã cho thấy chiến hạm Nga phải rút lui, tah65m chí phải đi xuống đáy biển’.

Zelenskyy nói ông nhớ ngày đầu tiên của cuộc xâm lược khi nhiều lãnh đạo thế giới, vốn không chắc liệu Ukraine có thể trụ nổi hay không, đã khuyên ông nên rời đất nước.

“Nhưng họ không biết người dân Ukraine dũng cảm như thế nào, không biết chúng tôi coi trọng tự do và khả năng sống theo cách chúng tôi muốn như thế nào,” ông Zelenskyy nói.

(AP)

 

10:41 15.4.2022

Tòa nhà Quốc hội Ukraine ở thủ đô Kyiv

https://gdb.voanews.com/D3DBDC05-C223-46DF-9335-E74BC19EDE25_w650_r1_s.jpg

 

10:39 15.4.2022

Quốc hội Ukraine ra nghị quyết gọi cuộc xâm lược của Nga là ‘diệt chủng’

Quốc hội Ukraine hôm 15/4 đã thông qua nghị quyết công nhận hành động của quân đội Nga ở nước này là ‘diệt chủng’.

Nghị quyết: “Các hành động của quân đội Nga không chỉ là tội ác xâm lược, mà họ còn theo đuổi mục tiêu hủy diệt nhất quán và có hệ thống đối với người dân Ukraine, bản sắc của chúng ta và tước đoạt quyền tự quyết và phát triển độc lập của chúng ta,” được đa số 363 nghị sỹ bỏ phiếu thuận.

“Điều này đòi hỏi phải công nhận ngay lập tức các hành động của quân đội Nga trong giai đoạn vừa qua của cuộc xâm lược vũ trang chống lại Ukraine, vốn bắt đầu vào ngày 24/2 năm 2022, là cuộc diệt chủng người dân Ukraine,” tuyên bố của Quốc hội Ukraine cho biết.

Nghị quyết của Quốc hội Ukraine cũng kêu gọi vận động các chính phủ, quốc hội nước ngoài và Liên Hợp Quốc công nhận cuộc chiến của Nga là diệt chủng.

(AFP)

 

10:32 15.4.2022

Nhiều tiếng nổ lớn vang lên ở Kyiv sau khi soái hạm Moskva bị chìm

Các vụ nổ mạnh đã được nghe thấy ở Kyiv vào sáng sớm ngày 15/4, và còi báo động không kích vang lên trên khắp Ukraine khi người dân nước này chuẩn bị cho các cuộc tấn công mới.

Những vụ nổ này dường như nằm trong số những vụ nổ lớn nhất ở khu vực thủ đô của Ukraine kể từ khi quân đội Nga rút đi hồi đầu tháng.

(Reuters)

 

09:50 15.4.2022

Kyiv bác bỏ cáo buộc của Nga rằng họ tấn công khu vực biên giới

Kyiv hôm 14/4 đã bác bỏ tuyên bố của Moscow rằng quân Ukraine đã thực hiện các cuộc tấn công dọc theo biên giới giữa hai nước, trong đó có một cuộc không kích mà Nga nói làm bị thương bảy người.

Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine trong một tuyên bố trên mạng xã hội cáo buộc Nga tổ chức ‘các cuộc tấn công khủng bố’ trên lãnh thổ của mình để khuấy động ‘tâm lý chống Ukraine cuồng loạn’ ở Nga.

(AFP)

 

09:38 15.4.2022

Hình : https://gdb.voanews.com/093e0000-0a00-0242-aa91-08da142ddc6e_w144_r1.jpg

XEM THÊM:

Nga nói trực thăng Ukraine tấn công nhà dân

Các quan chức Nga hôm 14/4 nói máy bay trực thăng của Ukraine đã tấn công vào các tòa nhà dân cư và làm bị thương 7 người ở vùng Bryansk. Đây là vụ tấn công mới nhất trong một loạt vụ tấn công xuyên biên giới mà Moscow cho rằng có thể kích hoạt một cuộc tấn công trả đũa nhằm vào Kyiv.

 

09:0915.4.2022

Hình : https://gdb.voanews.com/62B8E109-911F-490C-81D2-83B4ED72AE8F_w144_r1.jpg

XEM THÊM:

Chiến hạm Nga bị chìm ở Biển Đen

Nga nói chiến hạm dẫn đầu hạm đội của họ ở Biển Đen bị chìm hôm 14/4 sau một vụ nổ và hoả hoạn mà phía Ukraine nói là do bị trúng một phi đạn, một đòn giáng cho Moscow trong lúc Nga sẵn sàng cho các cuộc tấn công mới có thể quyết định kết cục cuộc chiến.

 

21:10 14.4.2022

Nga nói sẽ kéo tàu chiến bị nổ về cảng, Ukraine tuyên bố tàu bị trúng tên lửa

Nga cho biết thủy thủ đoàn của soái hạm hạm đội Biển Đen đã được sơ tán hôm 14/4 và các biện pháp đang được thực hiện để kéo tuần dương hạm này về cảng sau một vụ nổ trên tàu mà Kyiv tuyên bố là bị trúng tên lửa của Ukraine.

Bộ Quốc phòng Nga nói ngọn lửa đã được khống chế trên tuần dương hạm tên lửa Moskva có từ thời Liên Xô, nhưng đã khiến con tàu bị hư hỏng nặng. Bộ nạy không thừa nhận con tàu đã bị tấn công và cho biết nguyên nhân của vụ cháy đang được điều tra.

Bộ chỉ huy quân sự miền nam Ukraine cho biết họ đã bắn trúng soái hạm bằng tên lửa chống hạm Neptune do Ukraine sản xuất và khiến nó bắt đầu chìm.

Reuters không thể xác minh tuyên bố của bất cứ bên nào.

Việc mất hoặc bị vô hiệu hóa soái hạm Moskva sẽ là một đòn giáng khác đối với Nga vào ngày thứ 50 của cuộc chiến ở Ukraine, khi nước này sẵn sàng cho một cuộc tấn công mới ở khu vực phía đông Donbas, nơi có khả năng xác định kết quả của cuộc xung đột.

Hải quân Nga đã phóng nhiều tên lửa hành trình vào Ukraine và các hoạt động của nước này ở Biển Đen là rất quan trọng để hỗ trợ cho các chiến dịch trên bộ ở miền nam Ukraine, nơi nước này đang tấn công để giành toàn quyền kiểm soát cảng Mariupol.

Các hãng thông tấn Nga cho biết tàu Moskva đã được đưa vào hoạt động năm 1983, được trang bị 16 tên lửa hành trình chống hạm Vulkan với tầm bắn ít nhất 700 km (440 dặm).

Kyiv nói rằng tàu Moskva đã xuất hiện trong một trong những vụ tấn công đầu tiên mang tính bước ngoặt của cuộc chiến, khi lính biên phòng Ukraine trên Đảo Rắn, một mỏm đá nhỏ ở Biển Đen, nói với con tàu rằng “Hãy biến đi” sau khi nó yêu cầu họ đầu hàng.

(Theo Reuters)

 

15:18 14.4.2022

Anh trừng phạt các nhân vật tiếp tay cho Putin

Anh đã công bố một loạt các biện pháp trừng phạt lên Nga, nhắm vào 178 cá nhân đã giúp hỗ trợ các khu vực ly khai do Kremlin hậu thuẫn ở miền đông Ukraine.

Ngoại trưởng Anh Liz Truss hôm 13/4 cho biết rằng các biện pháp trừng phạt này được phối hợp với Liên minh châu Âu.

Những người bị trừng phạt bao gồm Alexander Ananchenko, Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, Sergey Kozlov, chủ tịch chính phủ ở Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng. Ngoài ra còn có Pavel Ezubov, em họ của tỷ phú Nga Oleg Deripaska và Nigina Zairova, trợ lý điều hành của ông trùm Nga Mikhail Fridman.

Truss cho biết Anh trừng phạt ‘những người ủng hộ các khu vực ly khai bất hợp pháp và đồng lõa trong những hành động tàn bạo chống lại người dân Ukraine. Chúng tôi sẽ tiếp tục nhắm đến tất cả những người hỗ trợ và tiếp tay cho cuộc chiến của Putin’.

(AP)

 

15:13 14.4.2022

Phe ly khai kiểm soát hầu hết khu vực Lugansk

Một lãnh đạo ly khai ở miền đông Ukraine hôm 13/4 nói rằng có tới 90% lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của phiến quân.

Phát biểu trước báo giới trước một nhà máy điện gần thị trấn Shchastia, vốn từng nằm dưới sự kiểm soát của Kyiv, lãnh đạo nhà nước ly khai, Leonid Pasechnik, nói: “Đến 80-90% lãnh thổ LNR hiện đã được giải phóng khỏi các nhóm dân tộc chủ nghĩa Ukraine”.

Ông Pasechnik nói rằng một số thị trấn bao gồm Severodonetsk và Kreminna vẫn nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Kyiv.

Ông nói thêm rằng sau khi quân ly khai ‘giải phóng’ phần lãnh thổ còn lại, họ sẽ quyết định có nên hỗ trợ quân đội Nga hay ‘những người anh em của chúng tôi’, tức Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng.

Pasechnik nhắc lại rằng vùng lãnh thổ ly khai này muốn sáp nhập vào Nga.

(AFP)

 

                                                    TẢI THÊM





No comments:

Post a Comment

View My Stats