Saturday, 2 April 2022

THƯỢNG ĐỈNH EU-TRUNG QUỐC : BRUXELLES THUYẾT PHỤC BẮC KINH KHÔNG ỦNG HỘ NGA (Thanh Hà - RFI)

 



Thượng đỉnh EU-Trung Quốc : Bruxelles thuyết phục Bắc Kinh không ủng hộ Nga

Thanh Hà  -  RFI

Đăng ngày: 01/04/2022 - 14:56

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220401-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh....BB%A7ng-h%E1%BB%99-nga

 

Chiến tranh Ukraina là trọng tâm cuộc họp thượng đỉnh qua cầu truyền hình giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc hôm 01/04/2022. Sau Mỹ, đến lượt châu Âu muốn thuyết phục Bắc Kinh tránh giao vũ khí cho Nga, tránh giúp Matxcơva lách các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

 

https://s.rfi.fr/media/display/8b64d99a-b1b0-11ec-9edf-005056bfb2b6/w:1024/p:16x9/AP22091309070362.webp

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (T) và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen hội đàm qua cầu truyền hình trong khuôn khổ Thượng Đỉnh EU-Trung Quốc ngày 01/04/2022 tại Bruxelles (Bỉ). AP - Olivier Matthys

 

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula von der Leyen, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, Charles Michel và thủ tướng Lý Khắc Cường, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần lượt phát biểu qua cuộc họp trực tuyến.

 

Theo lời một quan chức châu Âu được AFP trích dẫn, Bruxelles muốn biết Bắc Kinh có khai thác ảnh hưởng của mình với Matxcơva để các bên đạt được một thỏa thuận ngừng bắn tại Ukraina và thiết lập các hành lang nhân đạo hay không. Hay là trái lại Trung Quốc giúp Nga lách trừng phạt quốc tế, mua thêm dầu khí của Nga hay hỗ trợ chính quyền Matxcơva về mặt tài chính.

 

Về vấn đề Ukraina, trong cuộc họp với các đối tác châu Âu hôm nay thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố Trung Quốc có "hướng đi riêng" để thúc đẩy hòa bình tại Ukraina.

 

Cách nay hai ngày khi tiếp đồng nhiệm Nga, Serguei Lavro, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuy không công bố các biện pháp cụ thể hỗ trợ Nga, nhưng đôi bên cùng khẳng định đang hướng đến một "trật tự thế giới mới, đa cực, công bằng và dân chủ".

 

15% tổng xuất khẩu của Trung Quốc hướng sang thị trường châu Âu. Trong chiều ngược lại Trung Quốc mua vào 10% hàng của Liên Hiệp Châu Âu. Trong số 27 thành viên Liên Âu, Đức là khách hàng nặng ký nhất của Bắc Kinh. Cũng chính dưới áp lực của Berlin thời thủ tướng Angela Merkel, cuối năm 2020, Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận toàn diện về đầu tư.

 

Tuy nhiên từ đó đến nay văn bản này vẫn chưa có hiệu lực do còn phải đợi 27 thành viên châu Âu phê chuẩn. Quan hệ giữa Trung Quốc với Liên Âu trong thời gian gần đây có phần nguội lạnh. Trung Quốc bị cáo buộc chà đạp nhân quyền, cưỡng bức lao động tại Tân Cương, uy hiếp Đài Loan, đàn áp dân chủ Hồng Kông …  Đôi bên ban hành lệnh trừng phạt nhắm vào một số đại diện ngoại giao và chính khách của đối phương.

 

---------------------------------

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Chiến tranh Ukraina : Với Trung Quốc, « sự bất ổn là kẻ thù số 1 »

 

TRUNG QUỐC - NGA - QUÂN SỰ

Chiến tranh Ukraina : Trung Quốc có thể giúp gì Nga về quân sự ?

 

PHÂN TÍCH

Chiến tranh Ukraina: Liệu Trung Quốc có dám viện trợ vũ khí cho Nga hay không?

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats