Thursday, 21 April 2022

ÔNG BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC, TRÁI BÓNG ĐANG TRONG CHÂN ÔNG ĐÓ (Nguyễn Đắc Kiên)

 



ÔNG BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC, TRÁI BÓNG ĐANG TRONG CHÂN ÔNG ĐÓ   

Nguyễn Đắc Kiên

20/4/2022  23:00   

https://www.facebook.com/nguyendackien/posts/pfbid0DZumbHJcBVXyxQ9SLSr7p4rdB4QKghctfEKpYi9Ch4sjQFcjznYwPHUPu7Tu56bfl

 

Việc "ép học sinh yếu không thi vào lớp 10" ở Hà Nội và việc "hiệu phó một trường cấp 3 ở Cà Mau ép học sinh ăn đồ ăn nhặt lại từ thùng rác" có thể có cùng một nguyên nhân gốc rễ.

Nó nằm ở hai chữ "quyền lực", hay đúng hơn là "quyền lực áp đặt".

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/04/111.png

Các học sinh bị thầy phó hiệu trưởng bắt ra ghế đá ở sân trường ngồi ăn (trong ảnh, thầy Đảm được cho là người đứng chắp tay sau lưng). Ảnh: Phụ huynh cung cấp

 

Rất có thể thầy, cô và ban giám hiệu các trường cấp 2 ở Hà Nội ép học sinh yếu không thi vào lớp 10 vì họ đang phải chịu một "quyền lực áp lực" nào đó từ cấp quản lý cao hơn.

 

Rất có thể, vị hiệu phó trường cấp 3 ở Cà Mau ép học sinh ăn lại đồ ăn đã quăng vô thùng rác vì ông nghĩ rằng các em là "cấp dưới" của mình, ông có "quyền lực áp đặt" đương nhiên lên các em như chính các "cấp trên" của ông vẫn có "quyền lực áp đặt" đương nhiên lên ông vậy.

 

Tôi nghĩ đến thứ "quyền lực áp đặt" (thực tế hầu như tuyệt đối) này khi thấy một lãnh đạo phòng giáo dục quận Cầu Giấy lên báo giải thích nghi vấn ngăn học sinh thi vào lớp 10.

 

"PHÒNG/SỞ VỀ" - có lẽ là hai câu gây kinh hoàng nhất cho giáo viên trường công, chuyện này có từ xưa, và bây giờ vẫn thế (theo tôi biết).

 

Phòng/Sở ở đây là chỉ phòng/sở giáo dục các địa phương, những cơ quan thực tế nắm quyền sinh sát đối với các trường học, cơ sở giáo dục trong phạm vi địa bàn quản lý của họ.

 

Bây giờ, muốn bóc tách, săn lùng, truy vết các ổ nhóm lợi ích, các thể loại nhũng nhiễu, tha hóa, đồi bại trong giáo dục, có lẽ không đâu dễ hơn là nhắm vào những chỗ này (các Sở/Phòng giáo dục).

 

Nhưng một lời khuyên tốt hơn có thể là, hãy thay đổi hệ thống quản trị giáo dục công, bắt đầu từ việc tổ chức lại các Sở/Phòng giáo dục bằng cách giảm bớt quyền áp đặt của họ đi (để họ giữ chức trách chuyên môn thuần túy), đồng thời tăng thêm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường, cơ sở giáo dục.

 

Vấn nạn thành tích, chạy chức-quyền, chạy dạy, chạy học trong ngành giáo dục không phải đến từ triết lý hay tư tưởng gì cả, nó đến từ cách tổ chức quản lý của hệ thống giáo dục hiện hành.

 

Khi vấn nạn này ngày càng tệ hại hết năm này qua năm khác, hết nhiệm kỳ này qua nhiệm kỳ khác thì phải nhìn vào hệ thống tổ chức của nó, xem hư hỏng, đổ vỡ ở chỗ nào để mà sửa chữa, chứ đập bàn với hô khẩu hiệu thì phỏng có ích gì?

 

Ông bộ trưởng giáo dục đương nhiệm chắc hiểu rõ chỗ này. Và ông chắc cũng chẳng muốn ngồi đó cho hết 5 năm nhiệm kỳ xong xuôi rồi về? Vậy thì ông đang có thời cơ tốt rồi đấy. Chuyện ép học sinh không thi lớp 10 không phải chuyện nhỏ. Xử lý rốt ráo được nó có thể sẽ mở đường cho việc thay đổi bộ mặt của cả nền giáo dục. Trái bóng đang trong chân ông đó.

 

.

3 BÌNH LUẬN 

 

Lữ Khách

https://moet.gov.vn/.../doi-moi-can-ban-toan-dien-gd-va...

MOET.GOV.VN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Chưa bao giờ chúng ta có được sự nghiệp giáo dục như ngày hôm nay

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Chưa bao giờ chúng ta có được sự nghiệp giáo dục như ngày hôm nay

 

 

Nguyen Dac Kien

Một phụ huynh lên tiếng trên báo Lao Động. Tôi đã nghe đi nghe lại những lời tâm sự của chị, và lần nào cũng cảm thấy "uất nghẹn". https://laodong.vn/.../phu-huynh-co-con-bi-ep-khong-thi...?

LAODONG.VN

Phụ huynh có con bị ép không thi vào lớp 10: Tôi không thể im lặng được nữa

Phụ huynh có con bị ép không thi vào lớp 10: Tôi không thể im lặng được nữa




No comments:

Post a Comment

View My Stats