Wednesday 13 April 2022

CHIẾN TRANH Ở UKRAINE : CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐỨC ĐANG BỊ PHÊ PHÁN NẶNG NỀ (Christoph Hasselbach - DW)

 



Chiến tranh ở Ukraine: Chính sách đối ngoại của Đức đang bị phê phán nặng nề

Christoph Hasselbach

DCVOnline dịch thuật

POSTED ON APRIL 12, 2022   

https://dcvonline.net/2022/04/12/chien-tranh-o-ukraine-chinh-sach-doi-ngoai-cua-duc-dang-bi-phe-phan-nang-ne/

 

Giới phê bình coi việc Nga xâm lăng Ukraine là bằng chứng cho thấy nỗ lực của Đức trong chính sách “thay đổi bằng thương mại” là một sai lầm. Cả một thế hệ chính khách được đặt dưới kính hiển vi — kể cả Angela Merkel.

 

https://pbs.twimg.com/media/FQIXw2NXEAQ96bq?format=jpg&name=medium

Theo thị trưởng, số  thường dân thiệt mạng ở Mariupol đã lên tới 10.000 người. ”Xác người bao phủ đường phố như một tấm thảm.” Khoảng 160.000 thường dân vẫn bị mắc kẹt tại thành phố cảng chiến lược này. Nguồn ảnh: Hanna Liubakova / @HannaLiubakova

 

Những hình ảnh ở Ukraine cho thấy một cuộc tắm máu thường dân ở Bucha, ngoại ô Kyiv. Chính phủ Ukraine đang buộc quân đội Nga phải chịu trách nhiệm. Nhưng Tổng thống Ukriane Volodymyr Zelenskyy cũng đang chỉ vào cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ông mời bà đến Bucha, để tận mắt chứng kiến “chính sách 14 năm nhượng bộ Nga đã dẫn đến chuyện gì.”

 

Cách đây 14 năm, vào năm 2008, bà Merkel cùng với Tổng thống Pháp lúc bấy giờ là Nicolas Sarkozy đã giúp chặn lời mời làm thành viên của NATO gởi tới Ukraine trong hội nghị thượng đỉnH của Liên minh BĐTD ở Bucharest. Họ coi đó là một sự khiêu khích đối với Nga.

 

Zelenskyy đã gọi quyết định đó là một “tính toán sai lầm” đã dẫn đến việc Ukraine hiện đang “chiến đấu vì sinh mạng của chúng tôi trong cuộc chiến kinh hoàng nhất ở châu Âu kể từ sau Thế chiến thứ hai.”

 

Mặc dù bị từ chối, nhưng những đồng minh NATO đã đồng ý tại hội nghị thượng đỉnh về một mốc thời gian không xác định để Ukraine, cùng với Gruzia, trở thành thành viên của liên minh.

 

‘Tâm trạng ở Đức đã thay đổi đáng kể’ sau hành động tàn bạo của Nga tại Bucha

 

Nord Stream 2  tiếp tục bất chấp Crimea

 

https://static.euronews.com/articles/stories/06/40/43/42/1200x675_cmsv2_b354e529-4bc1-5fa5-a955-cc14029f62fe-6404342.jpg

Đường ống dẫn khí Nord Stream 2 dưới lòng biển Baltic. Copyright  Credit: Euronews

 

Chính phủ của Thủ tướng Merkel tiếp tục từ chối giao vũ khí cho Ukraine sau khi Nga sáp nhập Crimea một cách bất hợp pháp vào năm 2014. Đồng thời, Đức phê duyệt đường ống dẫn khí Nord Stream 2 dưới lòng biển Baltic — đồng nghĩa với việc ít khí đốt chạy qua Ukraine hơn, nghĩa là Ukraine mất số tiền khí đốt quá cảnh.

 

Henning Hoff, biên tập viên điều hành của Internationale Politik Quarterly, một tạp chí thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức cho biết, “Moscow nên hiểu điều đó như thế nào khác ngoài việc ngầm chấp nhận một sự thay đổi biên giới bằng bạo lực?”

 

Các đối tác EU của Đức, chẳng hạn như Ba Lan, cũng ghi nhận sự im lặng của bà Merkel về vấn đề này.

 

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nói:

 

“Thưa bà Chancellor, bà đã không nói gì kể từ đầu cuộc chiến. Chính sách của Đức trong 10 đến 15 năm qua đã khiến nước Nga ngày nay có được sức mạnh dựa trên sự độc quyền bán nguyên liệu thô.” (Mateusz Morawiecki)

 

Morawiecki nói thêm, người kế nhiệm của Merkel, Olaf Scholz, đã chặn các lệnh trừng phạt quan trọng từ Liên minh châu Âu.

 

Có nên tiếp tục buôn bán với Nga?

 

Chính sách đối ngoại như sự tự lừa dối

à hiện tại. Frank-Walter Steinmeier, tổng thống và cựu ngoại trưởng của Đức, c

Những lời chỉ trích vượt xa các thủ tướng Đức trước đây v

ũng bị cáo buộc có quan hệ mật thiết với Nga.

 

Đại sứ Ukraine tại Đức, Andriy Melnyk, viết trên Tagesspiegel, một tờ nhật báo của Đức:

 

“Mối quan hệ này là căn bản, thậm chí là thánh thiện, bất kể điều gì đã xảy ra. Ngay cả một cuộc chiến vô cớ cũng không có gì khác biệt.” (Andriy Melnyk)

 

Đây là một trong những lời chỉ trích gay gắt nhất mà một đại sứ đã tuyên bố công khai đối với một viên chức chính phủ Đức.

 

Các chính sách đối ngoại, an ninh và thương mại của Đức trong 30 năm qua đang bị đặt câu hỏi. Melnyk viết: “Quá nhiều đối thoại và quá ít cứng rắn với Điện Kremlin.

 

Cựu Thủ tướng Schröder đã có mối quan hệ thân thiết nhất với Putin, nhưng các nhân vật cựu lãnh đạo khác của Đức hiện đang nổi nóng vì các chính sách xoa dịu Điện Kremlin của họ.

 

Stephan Bierling, một chuyên gia khoa học chính trị tại Đại học Regensburg, nói với DW:

 

“Mọi chính phủ Đức kể từ khi Putin trở thành tổng thống đều báo hiệu rằng mối quan hệ suôn sẻ với Moscow quan trọng hơn số phận của Ukraine. Điều này đã khuyến khích cuộc tấn công của Điện Kremlin.”  (Stephan Bierling)

 

Giới phê bình, kể cả Hoa Kỳ và các nước EU, đã lưu ý rằng việc Đức tuân thủ chính sách “wandel durch handel” (thay đổi bằng thương mại) không chỉ giới hạn trong các giao dịch với Nga mà còn với Trung Hoa. Họ đã cảnh cáo rằng sự tham gia mà không có ràng buộc sẽ không dẫn đến sự tự do hóa mong đợi từ những chế độ chuyên quyền này.

Thừa nhận sai lầm

 

Steinmeier từ đó đã thừa nhận rằng nhiều khía cạnh trong chính sách Nga của Đức là “những đánh giá kém.” Ông nói, việc gắn bó với Nord Stream 2 đã làm mất uy tín của nước Đức, nhưng không thể biết được Putin sẽ hành động như thế nào.

 

Hoff nói, Chiến tranh Chechnya lần thứ hai, bùng nổ khi Putin lần đầu tiên nhậm chức tổng thống, đã là bằng chứng về tính cách “tội phạm, siêu chủ nghĩa dân tộc” của ông ta.

 

Bà Merkel, trong một tuyên bố thông qua người phát ngôn, đã kiên quyết với quyết định ngăn chặn việc gia nhập NATO của Ukraine, vốn vẫn là vị trí chung của liên minh, ngay cả khi nhiều thành viên của họ gửi cho Ukraine vũ khí để chống lại quân đội Nga. Những thành viên NATO đó kể cả Đức, đang đảo ngược chính sách không cung cấp vũ khí cho những nước đang tham gia tích cực vào xung đột.

 

https://static.dw.com/image/59870610_401.jpg

Zelenskyy, Merkel, Macron và Putin đã gặp nhau vào năm 2019 theo thể thức Normandy để thảo luận về cuộc xung đột ở miền đông Ukraine

 

Còn chỗ để thương lượng

 

Bất chấp những lời chỉ trích mạnh mẽ và những lời kêu gọi tăng cường sức mạnh của quân đội, vẫn có sự quan tâm đến việc Đức đóng vai trò ngoại giao. Trong các cuộc đàm phán với Putin, Melnyk nói với hãng tin Reuters, “chúng tôi cần sự lãnh đạo cá nhân của Thủ tướng Olaf Scholz. Đây sẽ là một thử thách dành cho chính sách đối ngoại mới của Đức.”

 

Đại sứ Ukraine cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với Công thức Normandy, một sáng kiến hòa bình giữa Pháp, Đức, Ukraine và Nga, bắt đầu dưới thời Merkel và Melnyk nói rằng ông muốn thấy Scholz tiếp tục.

 

Điều đó đi kèm với một điều kiện: Ukraine muốn đưa Mỹ tham gia vào những cuộc đàm phán đó, điều mà các cường quốc EU cho đến nay vẫn miễn cưỡng để chấp nhận.

 

© 2022 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


 

Nguồn:    War in Ukraine: German foreign policy under fire  |  Christoph Hasselbach |DW | 11 Apr 2022





No comments:

Post a Comment

View My Stats