Saturday 2 April 2022

CAMPUCHIA - TRUNG QUỐC KÝ THỎA THUẬN QUÂN SỰ NHƯNG KHÔNG CÔNG BỐ NỘI DUNG (RFA)

 



Campuchia - Trung Quốc ký thoả thuận quân sự nhưng không công bố nội dung

RFA
2022.04.01

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cambodia-and-china-sign-military-agreement-without-disclosing-the-content-04012022084840.html

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cambodia-and-china-sign-military-agreement-without-disclosing-the-content-04012022084840.html/@@images/5ca5240a-6faf-46be-ba9c-688f68a13c0b.jpeg

Hình minh hoạ: Thủ tướng Campuchia Hun Sen duyệt đội danh dự cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhân chuyến thăm Bắc Kinh hôm 16/5/2017. AFP

 

Quan hệ quân sự giữa Campuchia và Trung Quốc ngày càng thắt chặt thông qua việc ký kết một thoả thuận mới, tuy nhiên Việt Nam không thể chỉ trích động thái này, theo nhận định của một chuyên gia.

 

Tờ South China Morning Post hôm 31 tháng 3 đưa tin quan chức quân đội cấp cao của hai nước Campuchia và Trung Quốc đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác quân sự. 

 

Đây được cho là thoả thuận hợp tác giữa lực lượng lục quân của hai nước, đại diện bên phía Campuchia tham gia lễ ký trực tuyến là tướng Hun Manet - con trai của đương kim Thủ tướng Hun Sen, còn phía Trung Quốc là tướng Liu Zhenli. 

 

Điều đáng chú ý là nội dung chi tiết của thỏa thuận này lại không được công bố. 

 

Việc ký thoả thuận hợp tác quân sự này là diễn biến mới nhất trong mối quan hệ giữa Campuchia và Trung Quốc, vốn đã thu hút nhiều sự chú ý của khu vực cũng như quốc tế trong những năm trở lại đây. 

 

Giới quan sát quốc tế cho rằng Trung Quốc có tham vọng biến quốc gia láng giềng của Việt Nam trở thành tiền đồn quân sự trong tương lai.

 

Trao đổi với đài Á châu Tự do, Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực an ninh khu vực Châu Á-Thái bình dương, cho biết động thái nâng cấp mối quan hệ quân sự giữa Campuchia và Trung Quốc là có thể hiểu được trong bối cảnh nước này đang bị Phương Tây cấm vận.

 

Một cách để nhìn nhận vấn đề này đó là đặt ra câu hỏi liệu Campuchia còn lựa chọn nào khác không, trong khi người Mỹ đã cáo buộc họ là thiếu minh bạch và ban hành lệnh cấm bán vũ khí, mặc dù Mỹ không phải là nước cung cấp vũ khí cho Campuchia.

 

Hun Sen gần đây tuyên bố rằng ông ta lên án cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, và đặt ra câu hỏi rằng nếu một ngày Campuchia bị tấn công thì nước nào sẽ chịu giúp? Câu trả lời duy nhất đó là Trung Quốc, bởi vì Campuchia là nước độc tài, Hun Sen không có nhiều đồng minh, và Trung Quốc đã dang tay ra.”

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cambodia-and-china-sign-military-agreement-without-disclosing-the-content-04012022084840.html/000_1j42z0.jpg/@@images/f0a70dde-ad4e-404f-92cd-e8e5c33c4108.jpeg

Căn cứ hải quân Ream của Campuchia ở tỉnh Preah Sihanouk. AFP

 

Vị giáo sư người Úc cũng cho rằng không cần thiết phải quá lo ngại trước diễn biến mới này, bởi Campuchia và Trung Quốc vốn đã có rất nhiều hợp tác về mặt quân sự.

 

Về phía Trung Quốc thì việc ký thoả thuận quân sự mới với Campuchia xảy ra ngay sau thông tin nước này đang tìm cách để đặt căn cứ hải quân ở quần đảo Salomon trên Thái Bình Dương được đăng tải trên truyền thông.

 

Về việc liệu Việt Nam sẽ phản ứng ra sao trước việc đồng minh truyền thống của mình ngày càng ngả về phía Trung Quốc, Giáo sư Carlyle Thayer bình luận:

 

Quan điểm của tôi là trong khi Việt Nam cũng duy trì quan hệ quân sự với Trung Quốc thì không thể nào lại chỉ trích Campuchia vì nước này làm điều tương tự được.

 

Việt Nam đang tỏ ra thận trọng bằng cách duy trì chính sách bốn không qua đó không liên minh quân sự với nước nào, và không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở lãnh thổ của mình, nên khía cạnh mà Việt Nam đang gây sức ép lên Campuchia nằm ở vấn đề căn cứ hải quân Ream, nhưng đó là lĩnh vực liên quan đến hải quân, chứ không phải lục quân.

 

Tôi nghĩ rằng Trung Quốc là mối bận tâm cần phải được theo dõi nhưng ngoài quan sát, theo dõi và thích ứng ra thì các quốc gia trong khu vực không làm gì khác được.”

 

Ngoài ra, Giáo sư Thayer cũng cho rằng phía Việt Nam ý thức được là họ không còn ảnh hưởng quá lớn lên Campuchia nữa, do vậy sẽ chỉ tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến lợi ích cốt lõi của mình, như vấn đề an ninh biên giới và tìm cách ngăn cản không cho Trung Quốc đặt căn cứ quân sự ở Campuchia. 

 

-----------------------

Tin, bài liên quan

·         Lo ngại nào khi Trung Quốc mua và thuê nhiều đất khu vực biên giới Tây Nam?

·         Cuộc sống mới trên đất liền của người Việt ở Biển Hồ ra sao?

·         Tranh luận về so sánh Việt Nam hơn Lào, Campuchia

·         Nhân tố nào quyết định tăng năng suất lao động của Việt Nam?

·         Quan hệ Hoa Kỳ-Campuchia xấu đi: Thách thức nào cho Việt Nam?


===================================================


Trung Hoa, Campuchia ký thỏa thuận quân sự khi Bắc Kinh tìm cách chống lại ảnh hưởng của Mỹ

DCVOnline | Tin Bloomberg

POSTED ON APRIL 2, 2022

https://www.dcvonline.net/2022/04/02/trung-hoa-campuchia-ky-thoa-thuan-quan-su-khi-bac-kinh-tim-cach-chong-lai-anh-huong-cua-my/

 

Lãnh đạo cao cấp của quân đội hai nước đã đồng ý với một bản ghi nhớ, tuy không cho biết chi tiết.

 

https://img.i-scmp.com/cdn-cgi/image/fit=contain,width=1098,format=auto/sites/default/files/styles/1200x800/public/d8/images/canvas/2022/03/31/8b0c5180-8c0f-4dd1-a50d-f00a558b42a4_706aee7a.jpg?itok=dftV61Mm&v=1648727844

Quân đội Campuchia đã đồng ý với bản ghi nhớ trong một cuộc gọi điện video. Ảnh: AP

 

Bản ghi nhớ Trung Hoa-Campuchia  theo sau tiết lộ về việc Trung Hoa đã có đàm phán về hiệp ước an ninh với Quần đảo Solomon để cho những chiến hạm của họ một bến cảng an toàn gần bờ biển Australia.

 

Quân đội Trung Hoa và Campuchia đã ký một biên bản ghi nhớ trong lúc Bắc Kinh tìm cách thắt chặt quan hệ an ninh khu vực trong lúc việc cạnh tranh với Mỹ ngày càng gia tăng.

 

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Hoa, Thượng tá Wu Qian, nói trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh. Ông không nói rõ về các chi tiết của thỏa thuận. Wu nói:

 

“Trung Hoa và Campuchia là hai nước láng giềng thân thiết và là những người bạn chết sống có nhau. Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác thực tế giữa quân đội hai nước trên nhiều lĩnh vực, gồm cả việc liên lạc chiến lược, tập trận chung và huấn luyện, trao đổi và đào tạo nhân sự, tiếp tục phát triển mạnh.” (Wu Qian)

 

https://eacnews.asia/uploads/images/1648797134_af8c81ef28a3b9d5961f.jpg

(Phải) Tướng Liu Zhenli (Lưu Chấn Lập), Tư lệnh Lực lượng Lục quân  Giải phóng Quân Nhân dân và (Trái) Tướng Hun Manet, Phó Tổng tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia đã cùng ký kết bản ghi nhớ. Nguồn: https://eacnews.asia/

 

Tướng Liu Zhenli (Lưu Chấn Lập), Tư lệnh Lực lượng Lục quân  Giải phóng Quân Nhân dân và Tướng Hun Manet, Phó Tổng tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia đã cùng ký kết bản ghi nhớ. Hun Manet, người từng theo học tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ ở West Point, là con trai trưởng của Thủ tướng Campuchia Hun Sen và đã được đảng cầm quyền của quốc gia tán thành là nhà lãnh đạo tương lai.

 

Thông báo này được công bố vài ngày sau khi có tiết lộ rằng Trung Hoa đang xây dựng một hiệp ước an ninh với Quần đảo Solomon nhằm cung cấp cho các tàu chiến của họ một bến cảng an toàn cách bờ biển Australia khoảng 2.000 km (1.200 dặm). Các bộ trưởng từ Australia và New Zealand đã bày tỏ quan ngại về ảnh hưởng của thỏa thuận này đối với nền an ninh ở Nam Thái Bình Dương.

 

Mối quan hệ giữa Mỹ và Campuchia đã trở nên căng thẳng sau khi có báo cáo vào năm 2019 rằng Bắc Kinh đã ký một thỏa thuận bí mật cho phép các lực lượng vũ trang của họ độc quyền sử dụng các bộ phận của Căn cứ Hải quân Ream của Campuchia trên Vịnh Thái Lan. Trong khi quân đội Trung Hoa bác bỏ những bản tin về việc đó, chính quyền Biden vào tháng 11 đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty và cá nhân liên đới, gồm cả hai viên chức quốc phòng  cao cấp của Campuchia vì tội tham nhũng liên quan đến căn cứ này.

 

Tiếp theo là lệnh cấm vận vũ khí của Bộ Thương mại Mỹ đối với Campuchia vì những mối liên hệ quân sự của nước này với Trung Hoa, mà phía Hoa Kỳ cho rằng “làm suy yếu và đe dọa an ninh khu vực”.

 

© 2022 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

 

Nguồn: China, Cambodia sign military deal as Beijing seeks to counter US influence  | Bloomberg | March 31, 2022










No comments:

Post a Comment

View My Stats