Thursday, 12 March 2020

CỰU BÍ THƯ THÀNH HỒ : "VÔ SẢN LƯU MANH" (Thu Hà)




Thu Hà
12/03/2020

Lê Thanh Hải có hai mươi năm cai trị người dân thành Hồ với “bàn tay sắt”. Hai nhiệm kỳ Chủ tịch UBND TP, hai nhiệm kỳ Bí thư Thành uỷ, dòng máu Trung Hoa cường quyền và lạnh lùng như băng giá luôn chảy trong người Hai Nhựt.

Ông ta mặc xác sự kêu gào đớn đau của dân chúng khi bị cướp đất, cướp nhà, gánh chịu hà hiếp, bất công. Ông chỉ biết gia tộc mình và gia tộc bên vợ “vinh thân phì gia” là đủ.
Vơ vét, giàu nứt đố, đổ vách, nhưng Hai Nhựt sống rất “dơ”.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân kể lại trên Facebook cá nhân của anh như sau: Năm 2004, một thi sĩ trong phong trào Thanh niên xung phong (TNXP) qua đời, Lê Thanh Hải lúc này là Ủy viên Trung ương, chủ tịch UBND TP đến viếng (đánh bóng tên tuổi thôi). Gặp một phụ nữ TNXP nghèo, quen biết từ thuở ông ta còn làm Chỉ huy trưởng lực lượng này, cũng đến viếng. Hai Nhựt ghé tai nói nhỏ: “Anh Hai không có tiền mặt, cô bỏ bì thư cho anh mượn”. Lưu manh đến thế là cùng!


*
*
Thu Hà
10/03/2020

Có người đặt câu hỏi, nguồn gốc Hoa của Lê Thanh Hải. Nếu như cụ nội của Hoàng Trung Hải, cựu Bí thư thành ủy Hà Nội, tên là Hoàng Mậu, dân tộc Hán, quê gốc huyện Long Khê, phủ Chương Thâu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, chạy sang Việt Nam năm 1907, lúc đầu ở Hải Phòng, sau di cư về làng Đồng Sơn, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, thì tổ tiên của Lê Thanh Hải đến Việt Nam sớm hơn.

Tháng 2 năm Kỷ Mùi (1679), do chống đối nhà Thanh (Trung Quốc), các viên tướng nhà Minh ở Quảng Đông đã tới Việt Nam, gồm:

– Tổng binh trấn thủ Long Môn Dương Ngạn Địch, có phó tướng Huỳnh Tấn phù tá.

– Tổng binh Trần Thượng Xuyên (tự Thắng Tài) có phó tướng Trần An Bình giúp sức.
Họ mang 3.000 binh sĩ cùng thân nhân và 50 chiến thuyền đổ bộ vào cửa biển Đà Nẵng, xin tị nạn chính trị. Chúa Nguyễn Phúc Tần, tức chúa Hiền (1648 – 1687) rất khó xử, vì ngại triều đình nhà Thanh. Cuối cùng, Chúa quyết định cho họ xuôi về phương Nam định cư.


*
*
Thu Hà
07/03/2020

Lê Thanh Hải sinh năm 1950, xuất thân từ ấp Điều Hoà, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Năm 13 tuổi, một chữ bẻ đôi không có, cậu bé gốc Hoa tên Lê Thanh Hải lang thang, lần mò lên Sài Gòn kiếm sống. Một lão hàn gò người Tàu ở quận 5 thương tình, cho phụ việc và dạy cho Lê Thanh Hải nghề thợ hàn.

Khi quân lực Hoa Kỳ đổ bộ vào miền Nam để kìm chân Trung Cộng và ngăn chặn Cộng sản Bắc Việt nam tiến, những thằng bé vô học, du thủ du thực, như Lê Thanh Hải được lực lượng cộng sản nằm vùng lôi kéo vào đội quân có tên “Biệt Động thành”. Nhiệm vụ chính được giao là ném lựu đạn giết lính Mỹ và binh sĩ VNCH, ám sát các thành phần trí thức viên, chức phục vụ nền Đệ Nhị Cộng hoà.

Cứ giết được nhiều người thì sẽ được phong là “dũng sĩ”. Tàn sát càng nhiều người, gây kinh hoàng, ghê sợ, vang dội khắp miền Nam, những người lập được “chiến công” đó sẽ được phong “anh hùng”. Máu của dân miền Nam và lính Sài Gòn đã được những kẻ như Lê Thanh Hải đổi thành những tấm huy chương đỏ rực, gắn trên ngực áo sau này.

Khái niệm “vô sản lưu manh” do Karl Marx và Friedrich Engels đặt ra đầu tiên trong quyển “Ý thức hệ Đức”, xuất bản năm 1845. Hai ông Mác và Ăng-ghen dùng nguyên văn là “Lumpenproletariat”, trong đó “Lumpen” có nghĩa là “giẻ lau; giẻ rách” còn “Proletariat” là “[giai cấp] vô sản”. “Lumpenproletariat” có nghĩa là “vô sản khố rách áo ôm”, gọi tắt là “vô sản khố rách”, mà Trung Quốc cũng dịch “Lumpenproletariat” thành 流氓无产阶级 (lưu manh vô sản giai cấp). Và Lê Thanh Hải đã sớm ghi tên mình vào danh sách “vô sản lưu manh” như thế.





No comments:

Post a Comment

View My Stats