Monday, 30 March 2020

TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19 TÍNH ĐẾN TỐI 30/03/2020 (Tuổi Trẻ Online)




NỘI DUNG :

Tuổi Trẻ Online
.
Tuổi Trẻ Online
.
Tuổi Trẻ Online
.
==========================================
.
Tuổi Trẻ Online
30/03/2020 19:32 GMT+7

Người đứng đầu chiến dịch chống COVID-19 của Tây Ban Nha trở thành bệnh nhân, trong lúc số ca bệnh ở nước này vượt Trung Quốc. Thủ tướng Israel bị cách ly vì phụ tá dương tính.

ĐÒ HỌA : DỊCH BỆNH COVID-19, 19:30 NGÀY 30/03/2020

* Bản tin cập nhật lúc 23h20 ngày 30-3

Chính quyền Ý ngày 30-3 cho biết nước này có thêm 812 người chết, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 lên 11.591. Tuy nhiên, tỉ lệ tăng ca nhiễm mới tiếp tục giảm khi có thêm 4.050 ca mắc COVID-19, thấp hơn 5.217 ca ngày 29-3 và 5.974 ca ngày 28-3. 
Ý hiện có 101.739 ca bệnh, trong số đó 14.260 ca đã hồi phục và 3.981 ca nguy kịch.

Trong khi đó, Anh cho biết nước này đã có hơn 22.000 người dương tính với COVID-19 và hơn 1.400 ca tử vong.
Thái tử Anh Charles đã hết cách ly và sức khoẻ hồi phục tốt. Theo người phát ngôn Thái tử Anh, sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ, ông đã không còn tự cách ly tại nhà riêng ở Scotland và sẽ tiếp tục công việc trở lại.
Thái tử Charles đã cách ly 7 ngày sau khi xét nghiệm dương tính với COVID-19. Riêng vợ của ông, cũng dương tính với COVID-19, sẽ tiếp tục cách ly.

Theo thống kê của CNN, Mỹ đã có 140.570 ca mắc COVID-19 tên toàn quốc và ít nhất 2.443 ca tử vong tính đến tối ngày 30-3, giờ Việt Nam.

Thủ tướng Israel bị cách ly
Ông Benjamin Netanyahu và một số cố vấn quan trọng của ông đã tự cách ly sau khi một phụ tá của thủ tướng dương tính với COVID-19. Theo báo Guardian, đây chỉ là biện pháp phòng ngừa và các quan chức Israel cho biết rất ít khả năng nhà lãnh đạo 70 tuổi của nước này bị mắc bệnh.
Ông Netanyahu đã được xét nghiệm. Trước đó, ông được xét nghiệm ngày 15-3 và cho kết quả âm tính.
Israel hiện có 4.300 ca bệnh và 15 ca tử vong.

New York xây bệnh viện dã chiến ngay Công viên Trung tâm
Thành phố New York của Mỹ đang gấp rút xây dựng một bệnh viện dã chiến ngay tại Công viên Trung tâm nhằm đáp ứng số lượng bệnh nhân ngày càng tăng. Theo thị trưởng New York Bill de Blasio, bệnh viện sẽ bắt đầu hoạt động từ ngày 31-3 cùng với lực lượng bác sĩ, nhân viên và thiết bị y tế được tăng cường.

Bệnh viện dã chiến được xây dựng ngay tại Công viên Trung tâm của New York, Mỹ - Ảnh: CNN

Thống đốc bang New York Andrew Cuomo cũng thông báo bang này sẽ có thêm nhân viên và thiết bị y tế. Bang này đã nhận 2.500 máy thở từ chính quyền liên bang. Tính đến sáng 30-3, giờ địa phương, bang New York đã có hơn 1.000 ca tử vong do COVID-19.

Hà Lan ngày 30-3 thông báo có thêm 884 ca COVID-19 mới và 93 ca tử vong, nâng tổng số ca toàn quốc lên 11.750 ca bệnh và 864 ca tử vong. 

ĐỒ HỌA : DIỄN BIẾN DỊCH BỆNH TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

Các nước Đông Nam Á tiếp tục siết chặt đi lại

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Ismail Sabri Yaakob khẳng định nước này sẽ áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn trong giai đoạn hai thực hiện lệnh hạn chế đi lại (MCO) từ ngày 1-4 đến 14-4.
Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Malaysia cũng cho biết cảnh sát và quân đội nước này sẽ tăng cường các chốt kiểm soát giao thông và hoạt động tuần tra nhằm đảm bảo người dân thực hiện nghiêm chỉnh MCO.
Trong cuộc họp hằng ngày về COVID-19, ngày 30-3, Hội đồng An ninh quốc gia Malaysia đã quyết định áp dụng mức trần giá bán khẩu trang ở mức 1,5 ringgit/chiếc (tương đương 8.200 đồng/chiếc).
Tính đến chiều ngày 30-3, Malaysia đã ghi nhận 2.626 ca nhiễm bệnh, trong đó có 37 trường hợp đã tử vong.

Đảo quốc Singapore ghi nhận thêm 35 ca mới, trong đó 9 ca có nguồn gốc từ nước ngoài và 26 ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Tại Campuchia, Bộ Thương mại nước này ngày 30-3 kêu gọi các chủ cửa hàng và những người kinh doanh trực tuyến duy trì ổn định giá cả. Các hành vi tranh thủ cơ hội tăng giá để trục lợi sẽ xử phạt nghiêm.

Tây Ban Nha: người đứng đầu chiến dịch chống COVID-19 mắc bệnh
Ông Fernando Simon, người đứng đầu chiến dịch chống COVID-19 của Tây Ban Nha, đã dương tính với căn bệnh viêm đường hô hấp cấp này. Ông Simon là người thường xuyên tiếp xúc với Thủ tướng Pedro Sanchez thời gian qua.

Bà Maria Jose Sierra, người thay thế ông Simon, ngày 30-3 cho biết xu hướng dịch tại nước này tiếp tục đà giảm. Trong vòng 24 giờ qua, Tây Ban Nha đã có thêm 812 người chết, nâng tổng số tử vong lên 7.340. Số ca mắc COVID-19 cũng tăng 8% lên 85.195 người, chính thức vượt qua mốc 82.198 ca mà Trung Quốc công bố.
12.293 nhân viên ngành y tế của nước này nhiễm virus corona chủng mới, tương đương 14% tổng số ca nhiễm.

Tại Thụy Sĩ, số ca tử vong tăng từ 257 lên 295, trong khi số ca nhiễm tăng từ 14.336 lên 15.475 ca.

Áo ngày 30-3 tuyên bố cấm du khách ở khách sạn để ngăn lây nhiễm virus corona. Nước này cũng buộc người dân phải mang khẩu trang vào siêu thị, với mục tiêu thúc đẩy mọi người tự bảo vệ ở nơi công cộng.

Chính phủ Úc cam kết chi thêm 130 tỉ AUD (tương đương 79,85 tỉ USD), trong đó tập trung vào việc trợ cấp tiền lương cho hơn 6 triệu người lao động.

Tại Iran, số ca mắc COVID-19 ngày 30-3 vượt 40.000 ca và số ca tử vong là 2.757. Trong 24 giờ, nước này có thêm 117 ca tử vong và 3.186 ca bệnh mới.

Pháp sắp có kết quả thử nghiệm thuốc trị COVID-19
Bộ trưởng Nghiên cứu Frédérique Vidal cho biết kết quả thử nghiệm các loại thuốc điều trị COVID-19 sẽ có trong tuần tới.
Kết quả thử nghiệm bốn loại gồm remdesivir (thuốc điều trị Ebola), lopinavir-ritonavir (thuốc điều trị HIV), hydroxychloroquine (thuốc điều trị sốt rét) và interferon-beta. Thử nghiệm đã bắt đầu từ tuần trước, với hơn 3.000 người tình nguyện tham gia thử thuốc.

ĐỒ HỌA : TÌNH HÌNH TẠI 203 QUỐC GIA & VÙNG LÃNH THỔ  


BẤM ĐƯỜNG LINK ĐỂ XEM SỐ THỐNG KÊ MỚI NHẤT

--------------------------------
.
Tuổi Trẻ Online
30/03/2020 22:58 GMT+7

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, nước này chi 274 triệu USD để hỗ trợ nhân đạo và y tế khẩn cấp cho các nước chống dịch COVID-19. Việt Nam sẽ nhận gần 3 triệu USD để chuẩn bị hệ thống phòng thí nghiệm, kích hoạt hệ thống giám sát...


Trong thông báo ngày 27-3 của Bộ Ngoại giao Mỹ, số tiền sẽ hỗ trợ 64 quốc gia đang đối mặt với nguy cơ dịch bệnh do virus corona chủng mới, trong đó bao gồm Việt Nam. 
Theo đó, 210 triệu USD sẽ được hỗ trợ thông qua nguồn quỹ của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và 64 triệu USD được Bộ Ngoại giao Mỹ chi cho Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR).

"Các cơ quan Chính phủ Mỹ đang làm việc cùng nhau để ưu tiên hỗ trợ nước ngoài dựa trên sự điều phối và nguy cơ tác động" - thông báo cho biết.

Việt Nam sẽ nhận gần 3 triệu USD để chuẩn bị hệ thống phòng thí nghiệm, kích hoạt hệ thống giám sát phát hiện trường hợp khả nghi và dựa trên sự kiện, hỗ trợ chuyên gia trong việc ứng phó và chuẩn bị, truyền thông về rủi ro, phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm…

Tại Đông Nam Á, nhiều nước cũng nhận được sự hỗ trợ. Cụ thể, Campuchia sẽ nhận được 2 triệu USD, Indonesia nhận 2,3 triệu USD, Lào nhận gần 2 triệu USD, Philippines nhận gần 4 triệu USD và Thái Lan nhận 1,2 triệu USD.

Các nước châu Phi sẽ nhận từ 470.000 USD đến 7 triệu USD để đối phó với dịch.

Trong báo cáo ngày 30-1 của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), các nước đang phát triển sẽ cần đến 2.500 tỉ USD trong năm nay để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế do dịch COVID-19 gây ra. Trong số đó bao gồm 1.000 tỉ USD hỗ trợ về nợ và 500 tỉ USD cho các dịch vụ y tế khẩn cấp và các chương trình liên quan.

"Tình hình sẽ rất tệ", Hãng tin Reuters dẫn lời ông Richard Kozul-Wright, giám đốc chiến lược phát triển và toàn cầu hóa của UNCTAD. Theo ông, dịch COVID-19 có thể gây thâm hụt tài chính toàn cầu từ 2.000 đến 3.000 tỉ USD trong năm nay và năm sau.

--------------------------------

Tuổi Trẻ Online
30/03/2020 13:15 GMT+7

Thao tác chia sẻ một thông tin trên mạng xã hội chỉ mất vài giây, nhưng phát tán tin giả, tin chưa kiểm chứng không những không giúp ích cho ai mà có khi còn gây hậu quả khôn lường.

Một thông tin giả liên quan tới dịch bệnh COVID-19 - Ảnh: Dainferncollege

Những tin tức tiêu cực về dịch bệnh COVID-19 đang lây lan nhanh không kém virus corona.

Nhiều người chia sẻ tin đồn một cách hồn nhiên, thậm chí còn cho rằng họ đang đưa cho bạn bè, người thân những thông tin giá trị, hữu ích.

Theo trang Tribune News Service, dưới đây là 10 bước giúp bạn tự trang bị cho mình kỹ năng phát hiện tin giả trước khi chia sẻ với người khác trong mùa dịch COVID-19.

1, Xác minh tài khoản đăng thông tin
Trước hết, hãy kiểm tra tài khoản đăng thông tin (Twitter hay Facebook) đã được xác thực (verified) chưa. Thường những tài khoản được xác thực trên hai nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất này sẽ có dấu kiểm nhỏ màu xanh cạnh tên tài khoản.

Ví như trong hình dưới đây, cùng là tài khoản Twitter mang tên Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng tài khoản đầu tiên có dấu kiểm bên cạnh tên ông Trump mới là tài khoản thật.

Ảnh: Computerhope

Thường thì những tài khoản đã được xác thực sẽ tạo thêm độ tin cậy, dù không phải tuyệt đối. Nếu đó chưa phải tài khoản đã xác thực, bạn cần kiểm tra thêm.

2, Kiểm tra ảnh đại diện (ảnh profile) của tài khoản
Ảnh này có giống ảnh một người thật, hay đó là ảnh một người nổi tiếng, hay một hình ảnh chung chung kiểu cảnh hoàng hôn hay bông hoa?

Bạn có thể dùng tính năng tìm kiếm hình ảnh của Google (Google Images) để truy ngược lại xem hình ảnh đó được lấy từ đâu trên mạng Internet.

3, Kiểm tra thời gian hoạt động của tài khoản và số người theo dõi
Một tài khoản mới lập với một vài chục người theo dõi chắc chắn không thể là nguồn phát đi những thông tin kiểu "breaking news" của thế giới được.

Hãy cuộn xem những nội dung đã đăng trước đó để biết tài khoản này có thường chia sẻ tin tức không, hay nó chỉ là tài khoản vừa lập một tháng trước?

4, Chú ý tới cách thông tin được đưa đến cho bạn
Thông tin đó chỉ có trong một tweet gọn lỏn, hay có một đường link dẫn tới câu chuyện dài hơn ở chỗ khác?

Cần nhắc lại là một hình chụp màn hình nội dung một email, tin nhắn, tài liệu Google Docs hay thông tin trên ứng dụng Notes chắc chắn không phải thông tin tốt, đáng tin cậy.

Bức ảnh đã được chỉnh sửa để lan truyền tin giả nói cocaine có khả năng tiêu diệt virus corona chủng mới trên tài khoản Twitter của Bizzle Osikoya ở Nigeria có hơn 190.000 người theo dõi - Ảnh chụp lại màn hình.

5, Kiểm tra nguồn tin
Thông tin dẫn nguồn từ một tổ chức, một chính trị gia, một hãng tin hay một "người bạn của bạn". Thông tin đáng tin cậy luôn có một cái tên đủ uy tín để bảo chứng.

6, Kiểm chứng trang gốc chia sẻ thông tin
Nếu thông tin có đường link, bấm vào đó để xem nó dẫn bạn đi đâu. Hãy quan sát xem có gì "là lạ", "sai sai" hay bất thường gì đó (dù là nhỏ nhất) trên địa chỉ trang web đó không?

Một trang web bạn chưa bao giờ nghe nói đến chắc chắn không thể nào là nguồn tin đầu tiên và duy nhất phát đi những tin tức nóng quan trọng, bất kể giao diện của nó hoành tráng, mượt mà cỡ nào.

7, Kiểm tra thông tin tác giả
Đó có phải tên thật không? Bạn có thể bấm vào trang thông tin tiểu sử người viết tin để xem có cảm giác đó là thông tin thật không?

Tác giả bài viết đó có những tài khoản mạng xã hội nào để bạn có thể xác thực việc anh/cô ấy là nhà báo thực sự? Nếu có ảnh của họ, bạn có thể sử dụng công cụ Google Images một lần nữa để "check".

8, Xác minh chính nội dung thông tin bạn nhận được
Cách tốt nhất để xác minh một thông tin là xem có hãng tin/tờ báo uy tín nào đã công bố nó chưa. Các cơ quan truyền thông, báo chí cũng thường tốn rất nhiều công sức để kiểm chứng một thông tin trước khi họ có thể chia sẻ với người đọc.

Mặc dù không phải lúc nào thông tin của báo chí cũng chính xác tuyệt đối, song rõ ràng thông tin một tờ báo địa phương đưa dù thế nào cũng đáng tin hơn thông tin do một ai đó ngẫu nhiên chia sẻ trên mạng xã hội.

9, Đọc và cảm nhận nội dung thông tin
Bạn có cảm giác thông tin đó là máy dịch, kiểu như cho "chạy" qua ứng dụng Google Translate vài lần không? Đây là cách nhiều trang tin lá cải thường dùng để "chụp giật" tin tức từ các trang chính thống.

10, Tin vào cảm nhận trực giác của bản thân
Nếu bản thân bạn có chút lấn cấn hay có một cảm giác gì đó không tin cậy khi đọc thông tin nào đó, hãy chậm lại một chút, kiểm chứng nó theo các bước nêu trên trước khi bấm chia sẻ với người khác.

Nếu bạn thấy ai đó chia sẻ thông tin không đúng trên mạng xã hội, hãy chọn cách lịch thiệp để chỉ ra điều đó. Việc chỉnh sửa thông tin sai có thể khiến bạn bị hứng "gạch đá" vì con người luôn có xu hướng "xù lông xù cánh" tự vệ khi bị chỉ trích, đối đầu.

--------------------

TTO - Trước rất nhiều thông tin gây hoang mang dư luận rộ lên trên mạng xã hội, ngày 29-3, một lần nữa Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định COVID-19 không phải là bệnh lây qua không khí.

D. KIM THOA







No comments:

Post a Comment

View My Stats