Người cộng sản có cách thâu tóm tài sản rất giỏi.
Chỉ cần chuyển đổi mô hình từ kinh tế thị trường qua kinh tế tập thể và ngược
lại, là họ có thể hốt sạch tài sản nhân dân về tay họ.
Miền Nam trước 1975 theo nền kinh tế thị trường.
Khi chính phủ Miền Bắc vào tiếp quản, họ bắt tay xây dựng ngay nền kinh tế tập
thể. Thế là tất cả các hãng xưởng, nhà máy, xí nghiệp, công ty… của tư nhân bị
nhà nước tóm thâu dưới chiêu bài: “Quốc hữu hóa”!
Ở nông thôn thì đất vườn, đất ruộng, trâu bò, vật
nuôi, máy cày, xe tải… đều được dồn vào Hợp Tác Xã do nhà nước làm chủ sở
hữu. Người nông dân trắng tay!
Khi mô hình kinh tế tập thể không còn sinh lợi cho đảng
nữa, họ lập tức chuyển qua nền kinh tế thị trường (có thêm cái đuôi tào lao:
Định hướng XHCN).
Họ bắt tay vào bán các công ty, hãng xưởng, nhà máy…
để chia chác mà trước kia họ thâu tóm của tư nhân dưới hình thức “quốc hữu
hóa”.
Nào nhà máy Bia Sài Gòn, nào công ty sữa Ông Thọ,
nào cảng biển Quy Nhơn.v.v… họ bán sạch, dưới danh nghĩa mỹ miều: Thoái vốn!
Họ bán đất ở nông thôn cho doanh nghiệp trên nhiều danh nghĩa: Dự án phát
triển kinh tế (nhà máy, công ty, kho bãi cho tư nhân); dự án công cộng (trường
học tư, bệnh viện tư, khu resort vui chơi giải trí… cũng tư nhân sở hữu). Và
bán cho cả doanh nghiệp nước ngoài.
Coi bộ nền kinh tế thị trường bây giờ không còn
gì để bán nữa. Nên ông Trần Quốc Vượng muốn chuyển qua mô hình kinh tế tập
trung để quốc hữu hóa các doanh nghiệp về tay nhà nước? Và nhân dân sẽ lại bị
dồn vào HTX, để nhà nước muốn lấy đất bán thì không cần phải xua quân đi cưỡng
chế?
Mẹ kiếp! Khi cần bán doanh nghiệp để chia chác, mấy
ông chạy qua Mỹ, qua phương Tây cầu cạnh họ công nhận VN là nước có nền KTTT.
Nay muốn quốc hữu hóa tài sản toàn dân thì các ông lại bảo đổi mới để nâng cao
hiệu quả của nền kinh tế tập thể?
Đ* móa! Kinh tế tập thể thì đã từng thực hiện hàng
chục năm rồi, dân từng đói rã họng rồi, đổi mới gì nữa mấy cha? Cướp thì nói
cướp đi. Chiêu này xưa rồi Diễm!
17:04 - 27/03/2020
No comments:
Post a Comment