Saturday, 28 March 2020

NHỮNG TRIỆU CHỨNG CỦA COVID-19: CÓ PHẢI NÓ LÀ CORONA? THẦY THUỐC NÊU LÊN NHỮNG TÍN HIỆU BÁO ĐỘNG (Giesela Gross - T-Online)




Giesela Gross  -  T-Online
Lê Quang Ngọ  Lê Quí Trọng dịch
28/03/2020

Phần lớn những người bị lây nhiễm hoàn toàn không cảm nhận hoặc cảm nhận rất ít. Những người nhiễm khác bị chết. Những quá trình bệnh lý biến đổi mạnh khi lây nhiễm virus – Điểm dừng và những tín hiệu cảnh báo.

Chỉ bị sổ mũi nhẹ ư? Ăn không còn ngon miệng nữa? Khó thở ư? Một sự lây nhiễm virus corona diễn ra không giống nhau với tất cả mọi người. Đối với người này thì cảm thấy như bị cảm lạnh, với những người khác nó trở nên nguy hiểm tính mạng, thậm chí tử vong. Những trình bày có giá trị chung về diễn biến bệnh một cách đặc trưng là không có khả năng, viện Robert Koch (RKI) (*) ở Berlin đã giải thích như vậy.

Khoảng một nửa số người bị nhiễm bệnh không cảm nhận điều đó. Mới đây giám đốc RKI Lothar Wieler đã nói vậy. “Chúng ta không nhìn thấy chúng“. Trong khi đó, đã tồn tại những số liệu về những khó chịu của những người bị lây nhiễm từ nhiều quốc gia và cũng gia tăng từ nước Đức. Một số nạn nhân cũng phản ánh, nó giống như tình trạng SARS-CoV-2 đối với họ. Sau đây là nhận xét chung về những biểu hiện.

Những quá trình thầm lặng trước khi nhập viện
Theo RKI, những người đổ bệnh, mà họ cảm nhận có 4 đến 5 quá trình thầm lặng. Ho (54%) và sốt (40%) thuộc về những triệu chứng thường xuyên nhất theo số liệu của trên 22.000 bệnh nhân ở Đức, như Wieler đã nói hôm thứ Tư.

Có tin đồn một loại SARS-CoV-2 đuợc xác định không gây ra sổ mũi“, Martin Witzenrath từ bệnh viện lây nhiễm và các bệnh về phổi của bệnh viện đại học Charite´ Berlin (**) đã nói vậy, nơi mà theo số liệu của ông hiện nay trên 20 bệnh nhân với các diễn biến bệnh lý nặng khác nhau đang được điều trị.

Chính trị gia đảng Dân chủ tự do Đức (FDP) Alexander Graf Lambsdorf nói với báo vùng Heidelberg “Rhein-Neckar“, bệnh diễn ra với ông như dạng sóng. Ông đã có một thời gian sổ mũi, sau đó là ho. Ông mô tả những triệu chứng là “ít gây ấn tượng“.

Các nhóm phóng viên đã dò hỏi nhà vi trùng học Hendrik Streeck ở Bonn, tình trạng sức khỏe của gần 100 người cách ly tại nhà trong huyện Heinsberg, nơi nhiễm bệnh nghiêm trọng, thuộc bang Nordrhein – Westfallen diễn biến như thế nào. “Triệu chứng được mô tả nhiều nhất là ho khan rát họng đến 70%, mất vị giác và khứu giác 68% và mệt mỏi 68%“, ông kết luận. Nhưng cũng nhiều bệnh nhân mô tả về “cái mũi chảy dịch liên tục“, đau đầu, đau cơ bắp, viêm họng cũng như sốt. “Một số thì hoàn toàn kiệt sức“, nhà vi trùng học nói vậy. Tiêu chảy cũng không phải là ít, Streeck bổ sung.

Theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới (WHO), quá trình bệnh thầm lặng kéo dài trung bình hai tuần. Với kinh nghiệm có đến nay, bệnh bắt đầu từ rát họng hoặc đau họng và thường là sốt, theo Streeck. Như vậy, triệu chứng cũng giống như nhiều bệnh cảm lạnh. Có dấu hiệu, mà nhờ vào đó mà người ta có thể phân biệt rõ Covid-19 không? “Điều duy nhất, cái gì cúm không gây ra, là sự mất vị giác và khứu giác này“, Streeck giải thích. Nói khác đi vấn đề đang nói là ở những diễn biến thầm lặng: “Nó giống như một sự nhiễm cúm. Những người mắc phải đã hoàn toàn không cảm nhận được sự lây nhiễm với SARS-CoV-2“.

Clemens Wendtner, bác sĩ trưởng khoa truyền nhiễm tại bệnh viện Schwabing, München, người cuối tháng Giêng đã điều trị người lây nhiễm đầu tiên tại Đức, cũng báo cáo như vậy, ví dụ như những người bệnh một số ngày khó có thể ngửi và ăn không ngon miệng và cảm nhận hương vị đồ ăn – mặc dù món ăn theo sở thích – vô vị hoặc đắng. Theo Wendtner, sự ngăn trở này có thể xuất hiện ngay từ ban đầu và là một chỉ dẫn đầu tiên về bệnh tình. Cũng ở SARS, người ta bị kiệt quệ do virus cũng tấn công dây thần kinh khứu giác trong mũi.

Diễn biến nặng hơn với sự điều trị bệnh viện
Tổng cộng bao nhiêu người ở Đức do nhiễm Covid-19 đã và đang nằm viện, cho đến nay chưa có con số cụ thể. Ở những trường hợp nắm được tại Trung Quốc, khoảng 56.000 người có 14% chuyển thành nặng. Có 6% chuyển sang nguy kịch cho đến sự sống mỏng manh, có lẽ do phổi không hoạt động. Theo WHO, những diễn biến nặng có thể kéo dài trong tâm điểm giữa ba đến sáu tuần.

Theo kinh nghiệm, đến nay điều đó kéo dài ở những bệnh nhân với triệu chứng đường hô hấp trên (gồm khoang miệng, mũi, yết hầu, thanh quản) bốn đến tám ngày cho đến thời điểm quan trọng liệu bệnh có xâm nhập đường hô hấp dưới (bao gồm khí quản và phế quản) hay không, Witzenrath của bệnh viện Charite´ cho biết. Nhưng cũng có những bệnh nhân, họ bị sưng phổi ngay mà trước đó đường hô hấp trên không có vấn đề. Cấu trúc phổi bị viêm nhiễm có nghĩa là việc tiếp nhận dưỡng khí không còn được bình thường như trước.

Các bác sĩ Ý đã mô tả, trong đất nước bị nhiễm bệnh nặng, có một phần các bệnh nhân đến khám ở bệnh viện quá muộn. Giám đốc RKI Wieler đã nói vào hôm thứ Tư, nếu ai cảm thấy việc khó thở gia tăng, thì có nghĩa là nên tham khảo ý kiến của bác sỹ.

Bức tranh bệnh lý ở Covid-19 rõ ràng khác với bệnh sưng phổi đã biết cho đến nay, Witzenrath nói. “Điều đặc biệt ở chỗ các bệnh nhân phần nào hơi khó thở, không đến nỗi nghiêm trọng, người ta cảm nhận thấy họ hoàn toàn không bị bệnh. Chỉ đến khi nhìn thấy phổi đuợc chụp điện 3 chiều thì mới biết phổi đã tồi tệ đến mức nào. Có cái gì đó mà cho đến giờ chúng ta còn không biết“. Ví dụ như sau đó đã có thể hơn một nửa là phổi bị virus gây tổn hại. Quá trình sau đó có thể tồi tệ nhanh chóng.

Thầy thuốc gọi tên những tín hiệu cảnh báo: “Nếu bạn đi lên một chiếc cầu thang, mà bạn vẫn chế ngự nó một cách bình thường, nhưng lần này sau nửa đoạn đường, bạn cảm thấy rõ ràng khó thở, thì cần nghĩ đến điều đó. Xảy ra trước tiên là, nếu ai đó đã già hơn và có tiền sử các căn bệnh“. Các thành viên gia đình có thể lưu nhớ nhịp thở của người bệnh qua để ý. Ví dụ khi người bệnh nằm trước TV, người nhà – tốt nhất không để người bệnh biết – quan sát lồng ngực thường xuyên phồng xẹp như thế nào. “Nếu bình thường số nhịp thở trên 20 hoặc 22/phút, thì bất luận thế nào đó là tín hiệu cảnh báo“.

Một số bệnh nhân Covid-19 có thể được điều trị trước tiên ở các khoa bình thường, Witzenrath cho biết. “Ví dụ những người, mà họ nhận trợ giúp một ít dưỡng khí qua ống nhựa nhỏ đi vào mũi, và những bệnh nhân mà tiền sử bệnh của họ tồi tệ đi bởi sưng phổi“, chuyên gia y khoa giải thích.

Nếu các bệnh nhân cần nhiều dưỡng khí hơn nữa, thì tại khoa hồi sức cấp cứu một liệu pháp dưỡng khí nào đó (High Flow) cũng được sử dụng. Nếu điều đó cũng không đủ, thì cần thiết một sự hô hấp qua một ống bên trong khí quản, dĩ nhiên bệnh nhân được đưa vào trạng thái hôn mê. “Tuy nhiên có thể xảy ra tình huống không lường trước với thời gian lưu lại của đường ống này trong cuống họng“, Witzenrath cho biết. Theo số liệu cho đến nay được tiếp nhận những bệnh nhân nằm tại khoa hồi sức cấp cứu phải hô hấp nhân tạo trung bình 17 ngày. “Điều đó là rất, rất lâu“.

Số lượng bệnh nhân phải hô hấp nhân tạo là bao nhiêu, cho đến giờ theo các chuyên gia, cũng vì con số tối tăm của sự truyền nhiễm không thể nhận biết, khó có thể nói được. RKI cho biết ở Trung Quốc là hai đến sáu phần trăm.
_______

Chú thích:

(*) Robert Koch: (1843-1910) là bác sĩ và nhà sinh học người Đức, được giải thưởng Nobel năm 1905 về Sinh lý và Y học. Tên của ông được đặt cho Viện nghiên cứu vi trùng học ở Đức.

(**) Charite´: là bệnh viện kiêm trường Y học của cả Đại học Humboldt và Đại học Tự do Berlin, là một trong số các bệnh viện đại học lớn nhất châu Âu.






No comments:

Post a Comment

View My Stats