Thursday, 12 March 2020

CÓ MỘT DÒNG SÔNG SẮP... QUA ĐỜI (Đoàn Kiên Giang)





Miền Tây từng hệt như mô tả của Nguyễn Ngọc Tư, con thuyền tả tơi giữa mênh mông nước, cậu bé mình ơn trong bao la sóng cỏ, những cánh đồng ủ ê tin buồn…

Miền Tây độ 2010 thì thay vì để ruộng đồng bị chia nhỏ, kiểu người cày có ruộng, đã thử làm “đồng mẫu lớn”, tức gom các hộ trồng lúa vào HTX để cùng gieo trồng, cưa hoa lợi.

Nhưng khi các cánh đồng bắt đầu cắt “mẫu” để là “đồng lớn”, cũng là lúc nhân tai ập đến, sông Mekong cạn nước vì biến đổi khí hậu, đúng hơn là các đập thủy điện phía Trung Quốc, Lào chặn nước lại.

Giờ thì miền Tây toang thật vì các nhánh Mekong khô cạn, nước mặn xâm nhập rất rất sâu vào đất liền, người còn không có nước dùng chớ đừng nói lúa, tôm.

Câu chuyện miền Tây ồ ạt trồng lúa lại được nhắc tới, vì cây này tốn rất nhiều nước, lợi nhuận thấp, phụ thuộc hoàn toàn vào sự lớn – ròng của sông Mekong, sản xuất lại manh mún, đất bị vắt kiệt, ngập ngụa trong hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu Trung Quốc…

Miền Tây khô hạn hôm nay, dòng Mekong trơ đáy hôm nay đã được những khoa học gia có trí tuệ, lương tri và tầm nhìn cảnh báo từ 20, 30 năm trước. Nhưng đáng tiếc, các mô hình kinh tế phù hợp cho đồng bằng lại không được áp dụng, kể cả thí điểm. Các chuyên gia thì người già yếu đi, người thì qua đời.

Đây là bài phỏng vấn của mình năm 2010 với TS Ngô Đại Việt – từng làm việc tại Viện hàn lâm Khoa học Soviet. Ông về VN khoảng giữa 1980, và nghiên cứu chế tạo ra lưới đánh cá từ phế liệu chính quyền VNCH để lại, lúc VN bị phương Tây cấm vận, khối XHCN thì rệu rã.

Đáng tiếc nhất, là đất đai của ông ở Nam Sài Gòn (Nhà Bè cũ) tính thí điểm mô hình Nông Trấn thì bị lấy đi để làm Phú Mỹ Hưng – khu đô thị là khối gạch đá siêu khổng lồ chặn đường thoát nước tự nhiên của nội đô Sài Gòn ra biển Đông, cứ mùa mưa đường phố thành sông.

***
Mình đã qua nhiều cánh đồng miền Tây, thấy cảnh người nông dân ở Tháp Mười bị lôi bì bõm trên ruộng, khi chính quyền cưỡng chế. Đó là câu chuyện tư liệu sản xuất bị tước bỏ.

Người các vùng khác nếu nhắc về miền Tây, thường khen các em gái xinh đẹp, dáng da mướt rượt.

Có nhiều lý do, một là dân bản địa lai với người gốc Hoa xiêu dạt về mở đất hàng mấy trăm năm trước. Hai là do các cổ là hậu duệ của mỹ nữ thời vua Gia Long trốn chạy quân Tây Sơn, chạy tới đâu ngụ lại tới đó (chắc không nhiều).

Bàn về miền Tây, người miền Tây bây giờ, không bút mực nào tả xiết. Nhưng những hình ảnh của nhiếp ảnh gia Thắng Sói dưới đây sẽ nói rất nhiều về tình cảnh lúc này.

Để cùng khóc cho miền Tây, cho một dòng sông sắp… qua đời.

Hình cuối trang :







No comments:

Post a Comment

View My Stats