19/11/2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong thảo
luận tại tổ về dự thảo luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) vào
sáng ngày 11.11 cho hay: ‘Tôi nói nhiều lần, thể chế bây giờ rất quan trọng. Nếu
gỡ được thể chế thì không khí đầu tư rất tốt.’
Ông cũng dẫn quan điểm của Nhà kinh tế học
Robinson, ‘một quốc gia thịnh vượng hay không thì vấn đề đầu tiên chính là thể
chế.’
Thể chế kinh tế?
Căn cứ vào cách mà Thủ tướng Phúc diễn giải,
thì đó mới chỉ là thể chế trong mảng kinh tế. Cụ thể là hệ thống pháp chế (hiến
pháp, bộ luật, luật,..).
Thực trạng của Việt Nam là thời gian ra luật
và điều chỉnh luật thời ngắn, các văn bản luật cho ra đời rất nhiều. Và bản chất
hệ thống pháp chế Việt Nam là một ‘rừng luật’, nhưng hành xử lại theo ‘luật rừng’.
Khả năng áp dụng pháp luật ở hệ thống cơ quan công quyền ngay trong mảng đầu tư
là rất kém, xuất hiện nhan nhanr tình trạng mà độc giả báo Thanh Niên, Hoa Rừng
chia sẻ: ‘Trên trải thảm dưới rải đinh’, các nhà đầu tư sợ nhất cái vụ này. Các
ông ở dưới địa phương không ‘rải đinh’ thì sao có tiền bỏ túi riêng.
Thực tế, tình trạng càng ra luật thì nạn luật
rừng không cải thiện mà còn diễn biến phức tạp.
Cơ chế ‘xin-cho’, tình trạng cửa quyền, lạm
quyền, lợi ích nhóm trong lĩnh vực chính trị - quyền lực – kinh tế diễn biến
theo hướng ‘thiên biến vạn hóa’ khiến ‘cải cách’ không theo đuổi được ‘cải
lùi’.
Điều này xuất phát từ đâu, có phải là cơ sở
xây dựng của nhà nước pháp quyền có vấn đề? Mà trong đó, nguyên tắc không ai đứng
ngoài hoặc trên pháp luật bị bẻ gãy? Sự độc lập hoạt động của các cơ quan lập
pháp, hành pháp và tư pháp được bảo chứng như thế nào từ trong hiến pháp ra
ngoài thực tiễn?
Xa rời và chắp vá ‘pháp quyền’ khiến cho toàn
bộ nội dung thuộc về ‘thể chế kinh tế - xã hội’ trở nên u ám với nhà đầu tư, và
ngay cả trong phát triển xã hội.
Phải là
gỡ rối ‘thể chế chính trị’
Rất khó để điều chỉnh thể chế theo hướng tạo
thuận lợi cho nhà đầu tư, khi mà thể chế chính trị vẫn giữ nguyên bản chất. Sự
đổi mới từ năm 1986 trên thể chế kinh tế - xã hội đang cạn kiệt trước sức nóng
và áp lực của hội nhập, phát triển kinh tế, trước cả sự tham nhũng nội tại và
tinh thần pháp quyền đứng dưới đảng quyền.
Để trải
thảm nhà đầu tư, thay đổi cơ chế chính trị chính là điều cần hướng đến.
Chỉ khi chính trị thay đổi,
thì khi cơ chế kinh tế - xã hội mới biến đổi theo hướng hòa hợp các lợi ích của
cộng đồng với nhà nước và nhà đầu tư.
Hội nghị lần 6, BCH Trung ướng Đảng Cộng sản
Việt Nam (khóa VI) đã chỉ ra: Chúng ta tập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế, đồng
thời từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức chính
trị. Không thể tiến hành cải cách hệ thống chính trị một cách vội vã khi chưa đủ
căn cứ, mở rộng dân chủ không có giới hạn, không có mục tiêu cụ thể và không đi
đôi với tập trung thì dẫn đến sự mất ổn định về chính trị, gây thiệt hại cho sự
nghiệp đổi mới.
Tính đến thời điểm hiện nay là 33 năm, và thực
tiễn cho thấy chiếc áo thể chế chính trị đã quá chật chội so với nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội. Và đây phải là ‘căn cứ’ để tiến hành cải cách hệ thống
chính trị, đảm bảo mục tiêu – sự nghiệp đổi mới toàn diện, khách quan.
TS Lê Đăng Doanh trong bài trả lời phỏng vấn
TheLeader cuối năm 2017 cũng đề cập đến kỳ vọng ‘cải cách thể chế để phát triển
bền vững, tránh tụt hậu xa về kinh tế.’ Cải cách gì để có thể phát triển bền vững
(xã hội) và tránh tụt hậu (kinh tế) nếu đó không phải là cải cách kinh tế.
Một quốc gia mà muốn thúc đẩy sự sáng tạo, chấp
nhận sự tranh luận để thích nghi với cuộc cách mạng 4.0 chỉ khi và khi quốc gia
đó lột chiếc áo thể chế chính trị cũ và mang vào chiếc áo mới phù hợp với thời
đại hơn.
Có thể
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và nhóm ‘đồng chí’ của ông vẫn nhìn sang Trung Quốc
và mong muốn học hỏi mô hình giữ vững chính trị trong khi tăng trưởng đều qua
các năm.
Đây
chính là vấn đề!
Khó thịnh
vượng kinh tế và ổn áp xã hội
Một số quốc gia được đánh giá ‘không tự do’
nhưng tạo thu nhập cao cho công dân.
Trung Quốc, quốc gia mà theo IMF dự đoán vào
năm 2020, 1.8 tỷ dân nước này sẽ có thu nhập bình quân là trên 20.000 USD.
Trung Quốc vẫn có thể duy trì một nền kinh tế thị trường cạnh tranh, trong khi
giữ vững độc tài cai trị?
Thế nhưng, nhà phân tích Edward Hadas của
Reuters diễn giải điều này qua quan điểm dân chủ và thịnh vượng của Torben
Iversen và David Soskice.
Một là, chính phủ dân chủ và thị trường cạnh
tranh thực sự hòa hợp. Không phải ngẫu nhiên mà mọi nền kinh tế tiên tiến đều
có một hệ thống đa đảng gồm chính phủ đại diện. Điều này đảm bảo rằng tất cả
các tầng lớp kinh tế và các nhóm lợi ích đều có tiếng nói và khuyến khích các
thỏa hiệp cần thiết để giữ hòa bình xã hội khi nền kinh tế phát triển
Thứ hai, dân chủ có thể được phát triển cùng
với nền kinh tế. Sự phát triển của một tầng lớp ưu tú, phần lớn là thành thị
trong thời đại công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay đang mang đến những
thay đổi chính trị hơn nữa.
Trong hai ý này, nếu đặt trong bối cảnh Việt
Nam có thể thấy nhà nước Việt Nam chưa điều hòa được các lợi ích thuộc các tầng
lớp kinh tế, và thỏa hiệp gần như không có trong lĩnh vực đất đai.
Vấn đề Thủ Thiêm không đơn thuần là tham
nhũng, nó gắn liền với Điều 62 Luật đất đai 2013 (Thu hồi đất để phát triển
kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng), điều luật ưu ái lợi quyền cho
nhà đầu tư sừng sỏ gắn liền với giới quan chức cao cấp, trong khi bỏ quên quyền
lợi người dân và nhà đầu tư nhỏ lẻ. Thủ Thiêm trở thành sân chơi của những ông
lớn và lợi ích đất đai (thuộc sở hữu toàn dân) chứ không còn là ‘lợi ích công cộng’
nữa.
Thứ hai, tầng lớp trung lưu Việt Nam theo dự
báo của Ngân hàng Thế giới sẽ chiếm 50% dân số vào năm 2035 [1]. Điều này có
nghĩa, Việt Nam phải đảm bảo môi trường làm ăn cho tầng lớp này, đồng thời thỏa
mãn khả năng tìm kiếm tự do của tầng lớp trung lưu.
Vậy thể chế chính trị, cái đang cấm đoán xã hội
dân sự, coi đa nguyên là điều ‘cấm kỵ’, coi biểu tình và tự do lập hội là ‘nhạy
cảm’, coi ‘công đoàn độc lập’ là yếu tố nguy hại cho quyền lực đảng thay vì chấp
nhận tất cả điều đó như là một trật tự tự nhiên của một nhà nước kiến tạo, giải
quyết hài hòa các lợi ích của cộng đồng thì liệu đó có phải là nguồn gốc của mất
trật tự và bất ổn chính trị, nền kinh tế trong tương lai?
Chính phủ Việt Nam vào tháng 9.2019 vừa qua
đã ‘phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền
dân sự và chính trị (Công ước ICCPR) và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền
Liên hợp quốc’, nhưng thể chế chính trị ‘sợ cạnh tranh’ đã khiến cho quyền dân
sự và chính trị tồn tại rất hạn chế ở Việt Nam, chủ yếu trong những mảng ‘vô hại’
mà nhà nước Việt Nam hướng tới như LGBT, người khuyết tật.
Hãy nhìn sang Trung Quốc, ‘anh cả’ về đổi mới
kinh tế không đi kèm thay đổi chính trị đã và đang vật vã như thế nào trong
thương chiến Mỹ - Trung? Khi mà giá trị nội tại của nền kinh tế và bền vững xã
hội liên quan đến sự cạnh tranh (đảng phái) và giám sát xã hội (xã hội dân sự)
– hai yếu tố góp phần dung dưỡng tính sáng tạo của nền kinh tế để tạo nên nội lực
kinh tế - xã hội nói chung đã bị tước bỏ để phục vụ cho quyền lực cá nhân và độc
tài toàn trị.
Trường hợp của Việt Nam cũng tương tự, dù Thủ
tướng có ‘chuyên tâm’ đôn đốc và chỉ đạo ‘thể chế, thể chế, thể chế’, nhưng nếu
là về mảng pháp chế thì vẫn sẽ tồn tại hiện tượng ‘trên nóng dưới lạnh’, trong
tình cảnh ‘trên rải thảm, dưới rải đinh.’
---------------------
Chú
thích:
No comments:
Post a Comment