RFA
15/11/2019
Sáng
ngày 15 tháng 11 năm 2019, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử sơ thẩm đối với giảng viên âm nhạc trường Cao đẳng
Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An - Nguyễn Năng Tĩnh và tuyên ông này với mức án 11
năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”
theo điều 117, Bộ luật Hình sự.
ng Nguyễn Năng Tĩnh
tại phiên tòa án ở Nghệ An hôm 15/11/2019. Courtesy
of baonghean.vn
Sáng ngày 15 tháng 11 năm 2019, Tòa án nhân dân tỉnh
Nghệ An xét xử sơ thẩm đối với giảng viên âm nhạc trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ
thuật Nghệ An - Nguyễn Năng Tĩnh và tuyên ông này với mức án 11 năm tù giam và
5 năm quản chế với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 117, Bộ luật
Hình sự.
Luật
sư Nguyễn Văn Miếng, một trong ba người bào chữa cho ông Tĩnh ngay sau
khi kết thúc phiên tòa bình luận với phóng viên Đài Á Châu Tự Do như sau:
“Bản án này rất là khắc nghiệt bởi khung hình phạt
từ 5 đến 12 năm, Viện kiểm sát đề nghị từ 11-12 năm thì tòa đã tuyên 11 năm.
Vì không có hồ sơ vụ án trong tay, chúng tôi chỉ được
đọc và ghi chép lại. Tất cả các luật sư đều căn cứ vào, thứ nhất là quyền của bị
cáo là được tự do ngôn luận và quyền trong Công ước Quốc tế về Quyền chính trị
và dân sự, mỗi con người được biểu lộ quan điểm riêng của mình.
Bản án này căn cứ vào bản Giám định tư tưởng trích
xuất tất cả các tài liệu trên Facebook anh Tĩnh và họ kết luận những bài trên
đó, kể cả những bài anh tự viết và những bài anh chia sẻ lại của người khác.”
Báo Công an Nghệ An hôm 15/11 cũng dẫn thông tin từ
Cơ quan An ninh điều tra Công an Nghệ An xác định, ông Nguyễn Năng Tĩnh lập
trang Facebook mang tên mình từ tháng 6/2011.
Từ khi thành lập đến ngày 17/6/2018, ông Nguyễn Năng
Tĩnh đã sử dụng trang Facebook này để đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, hình ảnh,
video có nội dung vi phạm pháp luật.
Theo đó, Hội đồng giám định tập thể Sở Thông tin và
truyền thông tỉnh Nghệ An kết luận:
“Các tài liệu trên có nội dung tuyên truyền,
xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân
dân; Xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ, xâm phạm chính quyền nhân dân và chế độ
chủ nghĩa xã hội, nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm
phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Tuy nhiên, cả ba luật sư gồm Đặng Đình Mạnh, Trịnh
Vĩnh Phúc và Nguyễn Văn Miếng đều cho rằng những giám định đó là không có
căn cứ, việc thu thập chứng cứ tài liệu không đúng với trình tự pháp luật.
Cơ quan an ninh điều tra đã tự sao chép lại, tự giám
định và tự ra kết luận ông Tĩnh vi phạm pháp luật, trong đó có nêu ra 2 video
ông dạy cho học sinh các bài hát “Việt Nam tôi đâu” và “Trả lại cho dân”.
Bài viết ký tên “Nhóm Phóng Viên” của báo Công an
Nghệ An cho rằng, “Hành vi phạm tội của Nguyễn Năng Tĩnh không những đi ngược
với lợi ích của nhân dân, của dân tộc mà còn làm giảm lòng tin của nhân dân với
chính quyền, với Nhà nước; kích động người dân chống đối chính quyền; hành vi
đó còn bị các cá nhân, tổ chức phản động lợi dụng để tuyên truyền chống chính
quyền Nhà nước, làm ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Nhà nước ta.”
Bài báo cũng cho rằng “đây là bản án vừa nghiêm
khắc, đúng đối tượng, đúng tội, vừa thể hiện sự khoan hồng của pháp luật, là lời
cảnh tỉnh cho những ai có tư tưởng chống đối Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, đi ngược lại lợi ích với nhân dân, dân tộc.”
Ngay sau phiên xử, người đại diện của Tổ chức
Theo dõi Nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch), ông Phil Robertson, phó
giám đốc phân ban Châu Á có tuyên bố nêu rõ:
“ Việt Nam hoàn toàn xem thường tiến trình
xét xử công bằng và tự do được phô ra trong cách gói gọn toàn bộ vụ xử chỉ
trong vài tiếng đồng hồ trước khi đọc bản án 11 năm đã định trước đối với ông
Nguyễn Năng Tĩnh, một giảng viên âm nhạc có những bài viết trên Facebook mà
chính phủ không ưa. Việt Nam từ chối không cho phép ông này được tiếp cận luật
sư tư vấn nhiều tháng trời mà chỉ để luật sư bào chữa tiếp cận 100 hồ sơ trong
vòng 1 tiếng đồng hồ. Bản án tù dài đối với ông Tĩnh và phiên xử mang tính
trình diễn đưa ra bản án đó cho thấy chính xác tại sao tòa án Việt Nam là trò hề
nhất tại các nước ASEAN khi đem những người bị cáo buộc ra xét xử.”
Ông Nguyễn Năng Tĩnh, năm nay 43 tuổi, từng là giảng
viên âm nhạc ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Nghệ An.
Trên Facebook, ông thường xuyên lên tiếng ủng hộ các
tù nhân chính trị và đăng tải hình ảnh các cuộc biểu tình phản đối dự thảo luật
về đặc khu kinh tế, và biểu tình phản đối công ty Thép Formosa Hà Tĩnh, công ty
Đài Loan đã thải độc xuống biển gây ra tình trạng khủng hoảng môi trường dọc bờ
biển miền Trung Việt nam hồi tháng Tư năm 2016.
Các đoạn video trên trang Youtube cho thấy hình ảnh
ông dạy trẻ em một bài hát về nhân quyền do cựu tù nhân chính trị Võ Minh Trí
(bút danh Việt Khang) sáng tác.
Ông hỗ trợ Quỹ Phát triển Con người Vinh, một tổ chức
từ thiện Công giáo, và gây quỹ giúp người nghèo.
Ông Nguyễn Năng Tĩnh bị công an Nghệ An bắt giữ hôm
29/5.
Từ đầu năm 2019, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ và
bỏ tù hàng chục người hoạt động ôn hòa với các cáo buộc liên quan đến an ninh
quốc gia.
-------------------------------
Trịnh Vĩnh Phúc cùng với Mạnh Đặng và Nguyễn Văn Miếng.
“... Tôi khát khao một đất nước tự do, dân chủ.
Tôi lo lắng cho vận mệnh đất nước và dân tộc; lo lắng cho môi trường sống của nhân dân bị đầu độc.
Tôi không thể vô cảm và cam tâm trước nguy cơ mất chủ quyền quốc gia, trước mối đe doạ xâm lăng của Trung Quốc.
Con xin cảm ơn bố mẹ, gia đình và quý Cha.
Cảm ơn các luật sư.
Xin gửi lời cảm ơn đến những người xa gần quan tâm giúp đỡ.
Mong gia đình hãy can cảm lên!
Dù mức án có cao đến đâu, 10 năm, 20 năm, kể cả tử hình, tôi cũng không thay đổi chính kiến...”.
Tôi lo lắng cho vận mệnh đất nước và dân tộc; lo lắng cho môi trường sống của nhân dân bị đầu độc.
Tôi không thể vô cảm và cam tâm trước nguy cơ mất chủ quyền quốc gia, trước mối đe doạ xâm lăng của Trung Quốc.
Con xin cảm ơn bố mẹ, gia đình và quý Cha.
Cảm ơn các luật sư.
Xin gửi lời cảm ơn đến những người xa gần quan tâm giúp đỡ.
Mong gia đình hãy can cảm lên!
Dù mức án có cao đến đâu, 10 năm, 20 năm, kể cả tử hình, tôi cũng không thay đổi chính kiến...”.
(LS
Trịnh Vĩnh Phúc, LS Nguyễn Văn Miếng và LS Đặng Đình Mạnh ghi lại tại phiên
toà)
Hình : cuối bài
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1152623218270333&id=100005679961364
-------------------------------------------------------
Đăng ngày 14-11-2019
Ông
Nguyễn Năng Tĩnh, một giáo viên dạy nhạc và hoạt động nhân quyền, sẽ bị một tòa
án ở tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử vào ngày 15/11/2019. Trong thông cáo ngày
14/11, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) yêu cầu « nhà cầm
quyền Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc » và « trả tự do ngay lập tức
» cho ông Tĩnh.
Ông Nguyễn Năng Tĩnh. (Ảnh chụp từ màn hình trang
web hrw.org)(Capture image @https://www.hrw.org)
Ông Nguyễn
Năng Tĩnh, 43 tuổi, bị công an tỉnh Nghệ An bắt vào ngày 29/05 và cáo buộc ông
tội « làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật
phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam », theo điều
117 của bộ luật hình sự Việt Nam. Phiên xét xử ban đầu được dự kiến diễn ra
ngày 17/10 nhưng đã bị lùi lại.
Theo ông John Sifton, giám đốc vận động châu Á của tổ
chức Theo dõi Nhân quyền, « Chính quyền (Việt Nam) đang lạm dụng bộ luật
hình sự để bắt giam », trong đó « Nguyễn Năng Tĩnh là người mới nhất
trong một loạt các nhà bất đồng chính kiến bị nhắm vào vì đăng tải thông tin và
lên tiếng phê phán trên Facebook».
Theo báo chí Việt Nam, trang Facebook cá nhân «
Nguyễn Năng Tĩnh», được lập từ năm 2011 với gần 1.000 người theo dõi, thường
xuyên có các bài tuyên truyền, xuyên tạc, đăng các hình ảnh video ghi lại hoạt
động chống phá của các tổ chức, hội nhóm « phản động », trong đó có
Việt Tân, vốn bị Việt Nam coi là « tổ chức khủng bố». Ông Tĩnh được
tổ chức Việt Tân chỉ định làm « chủ tịch » tại Nghệ An sau khi
ông Lê Đình Lượng bị bắt. Ngoài ra, ông Tĩnh cũng bị cáo buộc lợi dụng danh
nghĩa giáo viên dạy thanh nhạc để nhồi nhét tư tưởng lệch lạc cho thế hệ trẻ.
Tuy nhiên, theo Human Rights Watch, ông Nguyễn Năng
Tĩnh chỉ « thực thi các quyền cơ bản về tự do ngôn luận », đăng lại
những hình ảnh một cuộc biểu tình phản đối dự thảo luật mới về đặc khu kinh tế,
và biểu tình phản đối nhà máy Thép Formosa Hà Tĩnh thải độc xuống biển vào
tháng 04/2016. Cũng trên Facebook, ông Tĩnh lên tiếng ủng hộ nhiều tù nhân
chính trị và nhà hoạt động xã hội.
Cũng trong thông cáo, tổ chức Theo dõi Nhân quyền
yêu cầu chính quyền các quốc gia và các nhà tài trợ hữu quan, cũng như Facebook
và các công ty Internet khác đang hoạt động ở Việt Nam, cần công khai lên tiếng
phản đối các trường hợp nhà bất đồng chính kiến bị tù giam chỉ vì đăng tài liệu
lên mạng xã hội
No comments:
Post a Comment