Cú sốc thế giới tuần qua, rạng sáng 23.10 Cảnh sát
Anh phát hiện chiếc romooc chở container đông lạnh chứa 39 người đã chết, tại
khu công nghiệp Waterglade, thị trấn Grays (Essex, Anh Quốc); sau khi từ
Zeebrugge, Bỉ tới cảng Purfleet, Anh. Nạn nhân gồm 31 nam và 08 nữ đều đến từ
Trung Quốc!
39 người vượt biên tuyệt vọng đã bị nhốt ở container
được cho ít nhất là 15 tiếng đồng hồ, trong điều kiện nhiệt độ thấp!
Tuy nhiên, vào chiều tối 25.10, theo tin từ BBC
London và tờ Dailymail của Anh, trong số các nạn nhân khả năng có ít nhất là 06
người Việt Nam. Trong đó em Phạm Thị Trà My (26 tuổi) ngụ tại Thị trấn Nghèn,
Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh và Nguyễn Đình Lượng (20 tuổi) cũng ở Can Lộc, Hà Tĩnh; đã
được gia đình xác nhận mất tích!
Không loại trừ các nạn nhân chả có passport gì, do đốt
hết truớc khi đi hoặc xài giấy tờ giả; chuyện xác nhận hiện cũng phải chờ!
Theo lời kể của gia đình, thì Trà My xuất phát từ Việt
Nam ngày 3.10 đi Trung Quốc và dự tính sang Pháp, Anh. Lần đầu cô tìm cách vượt
biên giới vào Anh là hôm 19.10, nhưng bị bắt và phải quay lại.
Trà My đã trả 30 ngàn bảng – khoảng 892 triệu đồng,
cho đường dây đưa người đi lậu. Tại mỗi điểm đến mới, Trà My có gọi về và địa
điểm cuối cùng là 7:20 giờ địa phương hôm thứ Ba, từ Bỉ tức 6:20 sáng giờ Anh.
Trà My nói rằng, cô đang chuẩn bị vào một container và phải tắt điện thoại để
tránh bị phát hiện.
Trước khi mất tích, Trà My nhắn tin về cho mẹ qua
zalo và ghi lại địa chỉ: “Con xin lỗi bố
mẹ nhiều. Con đường đi nước ngoài không thành. Con chết vì không thở được”.
Trà My là con út trong gia đình có 03 con, cô từng
xuất khẩu lao động ở Nhật Bản ba năm; một tháng trước đã làm hồ sơ sang Trung
Quốc và sau đó tìm đường sang Anh để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn!
Đại sứ quán Việt Nam tại London xác nhận, đã liên lạc
với cảnh sát liên quan đến Trà My!
Còn gia đình nạn nhân Nguyễn Đình Lượng cho biết,
ngày 21.10.2017 Lượng 18 tuổi đã đi từ quê Hà Tĩnh sang Trung Quốc; rồi 6 tháng
sau nhập cư lậu đến Pháp và phụ giúp việc trong một nhà hàng. Mới đây, gia đình
Lượng đã chuyển cho tổ chức đưa người đi lậu 18.000 USD để giúp Lượng qua Anh
Quốc!
_____
Nhân
đây nói chuyện về người nhập cư lậu vào Anh!
Nghe mấy bạn nhà báo Anh kể, có nhiều người Việt Nam
khi sang Anh đã nói với cảnh sát là tôi đi biểu tình chống nhà nước, hoặc tôi bị
đàn áp tôn giáo…vvv. rồi đưa mấy vết thương trên người ra, hay clip biểu tình…
thế là xong, được ở lại. Có một bạn Hà Tĩnh còn khai với Anh mình là tín đồ Hòa
Hảo bị đàn áp; mà Phật giáo Hòa Hảo thì dính gì đến ngoài nớ (!), vậy mà cũng
trót lọt!
Dạo sau này còn có hiện tượng mới, một số người đã
khai tôi từng hoạt động cho… công an VN nhưng nay phản tỉnh, muốn xin tị nạn. Mấy
ca này thì Anh khỏi xác minh luôn.
Một báo cáo của chính phủ Anh cho biết, người Việt
Nam thường đi qua Trung Quốc, Nga, Bắc Âu và Tây Âu trước khi vào Anh. Nên
trong nhóm 39 người chết trên, có thể có nhiều nguời Việt đi lẫn với người
Trung Quốc là bình thường!
Các tổ chức đưa người đi lậu cũng phân loại khách
thành nhiều hạng. Giá cao thì cho đi qua ít nước, càng nhanh càng tốt. Hạng
economy rẻ thì đi qua nhiều nước hơn và lâu hơn, ví dụ có khi vài tháng mới tới
được Anh.
Ngoài ra, theo báo cáo hồi tháng 3.2019 của tổ chức
Chống Nô Lệ Quốc Tế, ECPAT UK và Quỹ Liên Kết Thái Bình Dương: Đã có hàng ngàn
trẻ em Việt Nam bị buôn tới Anh và bị cưỡng bức lao động từ việc ép trồng cần
sa, làm nail hoặc phải bán dâm để trả nợ cho những tay buôn người.
Dữ liệu chính
thức của các tổ chức này cho hay, Việt Nam luôn là nước dẫn đầu nạn buôn bán nô
lệ sang Anh. Đã có ít nhất gần 3.200 nạn nhân người Việt Nam được xác định kể từ
năm 2009.
----
P/s: Các nước nói tiếng Anh rất khó vào, có khi có visa cũng không vào được nếu
cơ quan cư trú nghi ngờ. Nhưng nếu đã vào được trong nước thì v/v thủ tục hành
chánh khá đơn giản, không bị kiểm tra giấy tờ đột xuất như các nước khác; không
phải đăng ký hộ khẩu (như ở Đức chẳng hạn). Ở Anh cũng như các nước nói tiếng
Anh khác (Mỹ, Canada...) không có thẻ căn cước, nên hầu như sinh sống tự do kể
cả lao động bất hợp pháp. Kể cả vấn đề Y tế ở Anh cũng không như nhiều nước
khác trong EU, trả tiền mặt cũng ok!
Đường dây nóng Bảo hộ công dân của ĐSQ Việt Nam tại
Anh: +44 7713 181501 hoặc số Tổng đài Bảo hộ công dân: +84981 8484 84.
====
Cập
nhật: Tính đến chiều 26.10, Hà Tĩnh có 9 trường hợp xác
nhận với chính quyền địa phương có con mất tích ở Anh. Trước đó, Hà Tĩnh còn có
trường hợp gia đình ông Bùi Chính (Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh) trình báo có con
trai là anh Bùi Thái Thắng bị mất tích ở Anh!
Gia đình Võ Ngọc Nam (1991) ở Thọ Thành, Nghệ An báo
tin mất tích. Theo đó, 9.2018 Nam xuất khẩu lao động sang Rumani, sau đó qua Đức
và Pháp làm ăn. Vợ chồng Nam đã có 2 người con, chị Tạ Thị Oanh, vợ Nam kể:
"Trưa ngày 22.10 tôi đang đi làm thì chồng gọi về báo cho biết đã lên xe
trên đường đi Anh. Bảo, em ơi gọi điện về cho bố mẹ thắp hương cho anh, chứ giờ
anh lên xe đây. Nói xong thì anh tắt máy, tới nay không liên lạc được nữa!".
Gia đình của 08 người mất tích đang lên đường sang
Anh!
Theo tờ Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc, tính đến
thời điểm chiều 26.10, đã có 14 gia đình Việt Nam báo cáo với chính quyền địa
phương về những người thân của họ có thể đã mất tích ở Anh và nằm trong số 39
xác chết được tìm thấy trong thảm kịch xe tải #Essex. Hiện cảnh
sát Anh vẫn chưa có thông báo gì và yêu cầu ngưng suy đoán quốc tịch 39 người
chết!
..... cập nhật.
*
Võ Ngọc Nam (1991) ở Thọ Thành, Nghệ An xuất khẩu
lao động sang Rumani 9.2018, sau đó qua Đức và Pháp làm ăn. Vợ chồng Nam đã có
2 người con, chị Tạ Thị Oanh, vợ Nam kể: "Trưa ngày 22.10 tôi đang đi làm
thì chồng gọi về báo cho biết lên xe trên đường đi Anh. Bảo, em ơi gọi điện về
cho bố mẹ thắp hương cho anh, chứ giờ anh lên xe đây. Nói xong thì anh tắt máy,
tới nay không liên lạc được nữa!"
*
Cập nhật: tính đến chiều 26.10, Hà Tĩnh có 9 trường
hợp xác nhận với chính quyền địa phương có con mất tích ở Anh. Trước đó, tại Hà
Tĩnh còn có gia đình ông Bùi Chính ở P. Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh trình báo có con
trai là anh Bùi Thái Thắng bị mất tích ở Anh. Con số người Việt trong container
vẫn chưa dừng lại. Nhà em Nguyễn Đình Lượng hiện đã làm bàn thờ vọng!
----------------
Có
người hỏi, ''tại sao họ không ở lại VN để đi làm các khu công nghiệp?''
Tôi trả lời rằng, một số gia đình VNCH ngày xưa, nếu
bá víu vào chế độ cũng có thể sống qua ngày, nhưng họ vẫn tìm đường vượt biên để
bỏ xác trên biển hay bị hải tặc hãm hiếp đến điên dại bởi vì họ không nhìn thấy
bất cứ một tương lai nào cho con cái họ.
Ở Úc, cha mẹ già có chính phủ lo hay vào viện dưỡng
lão, con cái đi học có chính phủ lo nếu học trường công, bệnh tật có Medicare
không mất phí, sinh viên đi học đại học được chính phủ cho vay tiền,… trừ khi bạn
đòi hỏi cao hơn thì bạn phải tự trang trải, chứ mức sống tối thiểu, sống cho ra
1 con người đã có chính phủ và cộng đồng lo lắng cho bạn. Vậy bạn có cần vượt
biên không?
Tôi đi qua các làng mạc miền quê phía Bắc, ở nhà chỉ
còn các cụ già và trẻ nhỏ, thanh niên tìm đường xuất khẩu lao động hoặc đi làm
các khu công nghiệp. Giả dụ họ không chết trên đường vượt biên thì họ cũng ung
thư hay bệnh tật chết sớm vì ô nhiễm môi trường hay thực phẩm và nước bẩn.
Thật nhẫn tâm khi ai đó chửi rủa họ ”tham tiền hay
muốn làm giàu mau mà phải chết”.
Thưa các bạn, ở Nhật hay Anh quốc, các bạn phải làm
như trâu như chó để có tiền trả nợ ở quê hay lâu năm có dư chút đỉnh để xây nhà
hay nuôi con thơ ở quê. Một số thanh niên thì kiếm số vốn nhỏ nhoi về mở tiệm
này tiệm nọ. Tất cả họ hi sinh đời họ để đời sau hi vọng có khấm khá hơn.
Đi nước ngoài, ít nhất họ nhìn thấy một tương lai rất
rõ ràng, còn làm công nhân ở quê, bạn chưa biết ngày mai bạn có việc hay mất việc,
ngày mai bạn có bị tai nạn xe cộ hay ung thư hay không, có bị đâm chết vì một
cái nhìn đểu hay không, có bị tạt axit vì ghen tuông hay không, nhà cửa có bị
chính quyền giải tỏa đột xuất hay không, con cái đến trường có được học hành và
đối xử tử tế hay không, vào viện có bị phân biệt hay chửi mắng vì thiếu tiền viện
phí hay không, nước uống và không khí có bị ô nhiễm nặng nề mà không ai đứng ra
gánh trách nhiệm hay không, ra đường gặp CSGT có phải hối lộ đi qua hay không,…
Tất cả những điều đó thôi, dù bỏ xác nơi xứ người, họ vẫn phải đi.
No comments:
Post a Comment