Thường Sơn -
VNTB
20/10/2019
(VNTB) - Tục ngữ ‘lực bất tòng tâm’ ngày càng nở rộ trên cửa miệng các quan chức dưới trướng Trọng. Nhiều kẻ đã thấu cáy rằng ‘cụ tổng’ chẳng còn mấy hơi sức để tiếp tục ‘cống hiến cho sự nghiệp cách mạng’ nữa.
Tại buổi họp báo chiều 17/10/2019 của Bộ Ngoại
giao Việt Nam, với câu hỏi về “khả năng thăm Mỹ của Tổng bí thư, Chủ
tịch nước Nguyễn Phú Trọng”, Người phát ngôn bộ ngoại giao Lê Thị
Thu Hằng trả lời: “Như tôi đã nói ở các lần họp báo trước đây, hoạt động đối
ngoại của Việt Nam, trong đó có hoạt động của lãnh đạo cấp cao, sẽ được thông
báo vào thời gian thích hợp”.
Trọng gặp Trump vào
tháng 2 năm 2019 tại Hà Nội
Phát ngôn trên của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gián tiếp
xác nhận cuộc gặp Trump - Trọng chưa thể diễn ra.
Cũng đã rõ như ban ngày rằng Nguyễn Phú Trọng chưa
thể đi Mỹ vào thời điểm này, thậm chí không thể đi trong những tháng cuối năm
2019. Và thậm chí chuyến đi này còn phải dự liệu cho năm sau, nếu như Trump còn
chút thời gian ngoài cuộc chạy đua tái cử tổng thống Mỹ, còn có lý do đủ thuyết
phục nào đó để tiếp Trọng, và tất nhiên với điều kiện Trọng phải có đủ sức khỏe
để không những thực hiện một chuyến bay dài đến Washington, mà còn phải xuất hiện
trước ống kính soi mói và phân tích tỉ mẩn của báo giới và các cơ quan tình báo
phương Tây đến từng nếp nhăn trên mặt của Trọng.
Ngay trước buổi họp báo trên của Bộ Ngoại giao Việt
Nam, Nguyễn Phú Trọng đã có một cuộc tiếp xúc với các đại biểu thuộc đơn vị bầu
cử số 1 khi ông ta tiếp xúc cử tri 3 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ thuộc Hà Nội
vào sáng ngày 15/10/2019.
“Tôi sẽ cố gắng giữ gìn sức khỏe, năm nay 75 rồi,
cũng đang là bệnh nhân” - Trọng nói với vẻ chấp nhận. Đó là lần đầu tiên kể từ
sau cơn bạo bệnh tại xứ Kiên Giang ‘nhà Ba Dũng’, Nguyễn Phú Trọng mới chịu thú
nhận mình là bệnh nhân.
Trước đó, chỉ có ý kiến của cử tri về ‘mong đồng chí
tổng bí thư mau khỏi bệnh để lãnh đạo đất nước’. Tình cảm mong mỏi này được thể
hiện bởi một vài cử tri được xem là ‘gà’ của đảng, luôn được xuất hiện trước ống
kính truyền hình và ca ngợi ‘Minh quân’, ‘Người đốt lò vĩ đại’ và thậm chí ‘Bậc
nhân kiệt thế thiên hành đạo’. Nhưng không có bất kỳ biểu cảm hay phát ngôn nào
của Nguyễn Phú Trọng về tình trạng bệnh tật của ông ta, bất chấp làn sóng đồn
đoán sôi sục trong dư luận xã hội và trên mạng xã hội về bệnh tình của Trọng suốt
từ tháng 4 năm 2019 đến gần đây.
Cho đến tháng 9 năm 2019, tình hình sức khỏe của ông
Trọng dường như vẫn trầy trật. Dù báo đài đảng đã cố gắng đưa hình ảnh và phát
sóng về ông ta đi nơi này nơi kia cùng vài buổi họp hành trong đảng, nhưng điều
lộ diện bị nhiều người thắc mắc nhất vẫn là ‘sao không thấy, hoặc có quá ít
hình ảnh Nguyễn Phú Trọng đi lại?’.
Thách thức tự thân với Trọng là biểu đồ hồi phục sức
khỏe của ông ta sau một thời gian ngắn tạm ổn nhưng giờ đây lại có vẻ chựng lại
và có dấu hiệu đi xuống. Trong ít lần xuất hiện gần nhất, rõ ràng là vận động tứ
chi của Trọng không khả quan hơn so với trước đây.
Dấu hiệu gần nhất và dễ nhận ra nhất là Nguyễn Phú
Trọng đã phải vắng mặt tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Mỹ
vào cuối tháng 9 năm 2019 - một hội nghị quốc tế lớn mà nếu còn đủ sức khỏe thì
Trọng đã luôn hớn hở ‘mình phải như thế nào thì người ta mới tiếp đón như thế
chứ’.
Người ta tự hỏi là với tình trạng sức khỏe chỉ đủ
‘ngồi’ mà không phải là ‘đi’, liệu Nguyễn Phú Trọng có thể bảo đảm cho một chuyến
công du dài đến Washington, gặp Trump và sau đó dĩ nhiên phải xuất hiện trước ống
kính soi mói của báo chí phương Tây?
Nếu cuộc gặp Trump - Trọng vào tháng 10 bị bỏ lỡ, đó
sẽ là lần thứ hai trong năm 2019 bất thành chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng. Lần
đầu tiên không thành là chuyến đi dự kiến vào tháng 7, khi đó Trọng chỉ vừa tạm
phục hồi sau cơn bạo bệnh ở Kiên Giang vào tháng 4 năm 2019 nên chưa thể tiến
hành được.
Tục ngữ ‘lực bất tòng tâm’ ngày càng nở rộ trên cửa
miệng các quan chức dưới trướng Trọng. Nhiều kẻ đã thấu cáy rằng ‘cụ tổng’ chẳng
còn mấy hơi sức để tiếp tục ‘cống hiến cho sự nghiệp cách mạng’ nữa.
No comments:
Post a Comment