Monday, 21 October 2019

BẢN TIN NGÀY 21/10/2019 (Báo Tiếng Dân)




21/10/2019

BÀI MỚI
21/10/2019
21/10/2019
21/10/2019
21/10/2019
21/10/2019
20/10/2019

*
*
BẢN TIN NGÀY 21/10/2019

Đại án Mobifone mua AVG: Sẽ xử vào tháng 12/2019

Trong buổi làm việc giữa đoàn ĐBQH TP Hà Nội với UBND TP và các cơ quan chức năng của TP Hà Nội trước kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, Chánh án TAND TP Hà Nội Nguyễn Hữu Chính thông báo, vụ án Mobifone mua AVG sẽ được xét xử vào tháng 12/2019, VOV đưa tin. 

Ông Chính cho biết: “Từ nay đến cuối năm, chúng tôi giải quyết một số vụ án lớn. Trong đó có 2 vụ án nổi bật là vụ án Phan Văn Anh Vũ và một số cán bộ của Đà Nẵng. Thứ 2 là vụ án AVG. Dự kiến cuối tháng 11 và cuối tháng 12 chúng tôi sẽ hoàn thành 2 vụ án này”

Thông Tấn Xã VN bàn về một yếu tố khá “nhạy cảm” trong vụ MobiFone mua AVG: ‘Chất xúc tác’ giúp bán AVG với giá cao. Trước đây, tác nhân nâng khống giá AVG đã được chính báo “lề đảng” chỉ ra là Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Thẩm định giá AMAX, liên quan đến con gái của “đồng chí X”, nhưng nay báo “lề đảng” đổi mục tiêu sang Phạm Nhật Vũ, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty AVG.

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, ông Vũ biết rõ năng lực tài chính của AVG rất khó khăn, kinh doanh thua lỗ, nợ vay lớn, giá trị tài sản thấp, nhưng vì muốn bán được AVG cho MobiFone với giá khủng, nên “Phạm Nhật Vũ đã đưa ra các thông tin về việc AVG bán cổ phần cho đối tác nước ngoài là Công ty 8206 Hồng Kông với giá 700 triệu USD và nhận đặt cọc 10 triệu USD”.

Báo Người Lao Động đặt câu hỏi: Vì sao ông Phạm Nhật Vũ được áp dụng chính sách khoan hồng? Cáo trạng của VKSND Tối cao cho biết, Phạm Nhật Vũ đã chủ động, tích cực khắc phục toàn bộ số tiền thiệt hại cho MobiFone gồm: hơn 8.445 tỉ đồng tiền chuyển nhượng cổ phần và hơn 329 tỉ đồng là số tiền lãi phát sinh chi phí liên quan đến dự án. Vũ cũng đã “tích cực phối hợp cung cấp tài liệu” để cơ quan điều tra làm rõ hành vi của các bị can khác.

Thêm tình tiết đáng chú ý trong vụ MobiFone-AVG: Đặt bút ký vì được hứa sẽ cho làm bộ trưởng, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Bị can Trương Minh Tuấn, cựu Bộ trưởng TT&TT khai nhận, sở dĩ ông ta ký quyết định để “thực hiện theo sự chỉ đạo của ông Nguyễn Bắc Son (cựu bộ trưởng Bộ TT&TT) là vì được ông Son hứa hẹn sẽ tạo điều kiện để làm bộ trưởng Bộ TT&TT”.

Mặc dù vụ sai phạm Mobifone mua AVG được phe “đốt lò” tận dụng triệt để nhằm loại bỏ tàn dư phe cánh “đồng chí X”, nhưng nếu cả chi tiết này cũng phanh phui, thì hóa ra lãnh đạo CSVN thừa nhận bộ máy nhà nước “vì dân” của họ thật ra giống như một băng đảng, có tiền là có quyền. 

Ông Nguyễn Bắc Son nhắn tin, gọi điện hàng trăm cuộc đẩy nhanh việc mua bán AVG, theo VTC. Cáo trạng của VKSND Tối cao cho biết, trong quá trình thực hiện dự án, cựu  Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son đã gọi cho Phạm Nhật Vũ “tổng cộng 126 cuộc điện thoại và 139 tin nhắn để trao đổi về tiến độ, thúc đẩy dự án sớm hoàn thành. Sau đó, Phạm Nhật Vũ nhiều lần gọi điện, nhắn tin thúc giục Trương Minh Tuấn tạo điều kiện thực hiện nhanh dự án”

Báo Một Thế Giới có bài: Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cất 3 triệu USD ở ban công. Về 3 triệu Mỹ kim nhận được từ Phạm Nhật Vũ, Nguyễn Bắc Son khai, đã mang 3 triệu Mỹ kim lên phòng làm việc tại tầng 2 và xếp đầy vào 1 vali du lịch, 1 ba lô du lịch, số còn lại cho vào 1 chiếc va li du lịch loại to, rồi cất ngoài ban công được quây kín bằng khung nhôm kính.

Son khai, sau đó đưa cho con gái Nguyễn Thị Thu Huyền khoảng 10 lần, mỗi lần từ 300.000 USD đến 400.000 USD vào những dịp Huyền từ Sài Gòn ra Hà Nội thăm gia đình. Thế nhưng con gái Son phủ nhận chuyện đã nhận tiền cha đưa.

Trong hai người, phải có một người nói dối. Nếu tin Son đưa tiền cho con gái là sự thật, thì đứa con này là con trời đánh, biết cha sắp nhận án tử do ăn cắp tiền cho nó, nhưng nó vẫn bỏ mặc cha. Bài học cay đắng nhất mà Son học được, chính là từ con gái ông ta. Nếu con gái Son nói thật, thì Son là thằng cha khốn nạn, ăn cắp tiền trả nợ, cho bồ, hoặc cho ai đó, lại đổ cho con.



Sự cố nước sông Đà bị nhiễm dầu

Chủ mưu vụ đổ dầu thải vào nguồn nước sông Đà ra đầu thú, VnExpress đưa tin. Lý Đình Vũ, nghi can thứ ba trong vụ xả thải gây ô nhiễm nguồn nước của nhà máy nước sông Đà đã ra đầu thú vào trưa 20/10/2019. Trước đó, hai đối tượng khác là Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám, được cho là do Vũ thuê lái xe đổ dầu thải gây ô nhiễm nhà máy nước sạch sông Đà, đã bị Công an tỉnh Hoà Bình bắt giữ.

Báo Giao Thông đặt câu hỏi: Đổ trộm dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà sẽ bị xử lý thế nào? Theo LS Diệp Năng Bình, người phạm tội gây ô nhiễm môi trường, được quy định tại Điều 235 BLHS năm 2015, mức phạt tiền từ 50 triệu đến 500 triệu đồng, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Mức phạt cao nhất từ 1 tỉ đến 3 tỉ đồng, hoặc phạt tù từ 3 năm đến 7 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Báo Người Lao Động cập nhật công bố mới nhất về nước sông Đà: Chất lượng đã đạt ngưỡng an toàn. Tối 19/10, Sở Y tế Hà Nội cho biết kết quả kiểm tra chất lượng của nhà máy nước sông Đà. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thuộc Sở Y tế Hà Nội đã lấy 4 mẫu nước của công ty nước Sông Đà và 15 mẫu nước tại các hộ gia đình sử dụng nước sông Đà.
Kết quả: Tất cả các mẫu nước trên đều đạt quy chuẩn về Styren, nhưng là chuẩn của VN. Một số người nghi ngờ, vụ nước sông Đà bị trộn khoảng 10m3 dầu thải, vừa xảy ra chưa đầy 2 tuần mà có thể được giải quyết nhanh như vậy. Có độc giả bình luận: “Đề nghị công khai công nghệ, biện pháp làm sạch bể chứa”.

Dù nước sông Đà đạt chuẩn, Hà Nội yêu cầu thau rửa toàn bộ bể ngầm, VietNamNet đưa tin. UBND TP Hà Nội yêu cầu toàn bộ Ban Quản trị tòa nhà chung cư có dân ở, tòa nhà văn phòng, nhà riêng thuộc khu vực cấp nước của nhà máy nước mặt sông Đà ở các quận, huyện: Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Quốc Oai, Thạch Thất “tập trung thau rửa toàn bộ bể nước ngầm, bể nước chứa trên nóc nhà tại các tòa nhà hộ gia đình”.

Zing có bài: Nguồn nước phải bảo vệ như an ninh quốc gia nhưng thực tế quá lỏng lẻo. PGS.TS. Phùng Chí Sỹ, GĐ Trung tâm Công nghệ Môi trường, bình luận về rủi ro trong quản lý nguồn nước đô thị ở VN: “May cho chúng ta là dầu thải còn có màu, có mùi hắc. Giả sử có đối tượng xấu tấn công bằng chất độc không màu, không mùi, không vị, đổ thẳng vào đầu nguồn nước thì sẽ ra sao?”

Báo Giáo Dục VN dẫn lời Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng: Cần giám sát nước sinh hoạt vì sức khỏe học sinh. Nếu thật sự quan tâm đến sức khỏe học sinh nói riêng, trẻ em nói chung, thì chuyện giám sát phải được thực hiện từ ít nhất một tuần trước, cũng như xem lại tình hình tất cả các nguồn cung cấp nước cho thủ đô, vốn đang bị các thế lực “tư bản đỏ” thao túng, chứ không chỉ nguồn nước mặt sông Đà.


“Quỹ đen” ở Cục Đường thủy nội địa

Ngày 19/10/2019, TAND TP Hà Nội đã tuyên án vụ Quỹ đen ở Cục Đường thuỷ: Ba cựu lãnh đạo lĩnh 17 năm tù, báo Tiền Phong đưa tin. HĐXX đã tuyên án ông Trần Đức Hải, cựu Phó cục trưởng Cục đường thủy nội địa 6 năm tù; ông Phạm Văn Thông, cựu GĐ Ban quản lý dự án Cục Đường thuỷ nội địa 6 năm tù và ông Vũ Mạnh Hùng, cựu Quyền Trưởng phòng kế hoạch đầu tư Cục Đường thuỷ nội địa 5 năm tù.

Ông Hải bị xác định đã chỉ đạo ông Thông nhận tiền từ 14 người đại diện cho 16 nhà thầu để lập quỹ đen ở Cục Đường thuỷ nội địa. “Cả ba người sau đó đã bàn bạc với nhau để tiêu tiền. Ông Hải và ông Thông được xác định giữ vai trò chủ yếu, ông Hùng đóng vai trò đồng phạm. Ngoài ba cựu lãnh đạo nói trên, ông Hoàng Hồng Giang, đương kim Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa cũng bị Bộ GTVT kỷ luật khiển trách”.

Nhà báo Nguyễn Hoài Nam có bài viết chỉ ra chuyện cố tình bỏ lọt tội phạm, để kẻ chủ mưu vụ tham nhũng ngân sách này thoát tội ngoạn mục: Trung tướng Trần Văn Vệ – đích nhắm quá chuẩn của tôi! Ông Nam đưa ra năm chứng cứ buộc tội cục trưởng Hoàng Hồng Giang mà ông đã bàn giao cho cơ quan điều tra, nhưng đã bị loại bỏ, dẫn đến bỏ lọt tội phạm.

Ông Nam viết: “Thưa trung tướng Trần Văn Vệ. Tôi viết những dòng tâm sự này gửi đến anh, không phải muốn xử lý bằng được kẻ chủ mưu, vì sứ mệnh của tôi đã hoàn thành, tôi ngăn chặn được tham nhũng ở cục Đường thủy. Thâm tâm tôi cũng không muốn bắt ai đi tù cả. Ai sai với pháp luật thì họ sẽ bị xử lý, ai bao che cũng bị xử lý. Tôi viết gửi anh, cũng như cho toàn dân biết được bản chất thật của anh và các thuộc cấp, các anh được nhà nước trao quyền nhưng lại bẻ cong luật pháp. Nếu không có vụ của tôi, thì dân nhân cứ tin rằng các anh rất vất và ngày đêm chống tội phạm“.


Ngập lụt ở Vinh: Thiên tai hay “nhân tai”?

Vụ TP Vinh ngập lụt lịch sử sau cơn mưa lớn kéo dài từ ngày 14 đến 16/10/2019, báo Nghệ An đặt câu hỏi: ‘Cá Trung Long to, hay tính mạng, tài sản của dân to…?’ Người dân ở đây rất bất bình vì vụ ngập này phần lớn do nguyên nhân chủ quan là sự tắc trách của chính quyền địa phương: “Điểm đấu nối mương số 2 vào hồ Công viên Trung tâm bị hệ thống kè, lưới sắt, cột… ngăn trở, ùn tắc rác từ các nơi tràn về theo lũ, dẫn đến tiêu thoát nước chậm”.

Điểm cầu Nại đấu nối với hồ Công viên Trung tâm, chằng chịt các cọc chống sắt dẫn đến ách tắc, ùn ứ rác. Ảnh: Nhật Lân/Báo Nghệ An

Một người dân phân tích: “Năm 2017, chúng tôi đã thấy rõ những bất cập dẫn đến tình trạng lụt cục bộ ở nơi này. Trong những bất cập, có tình trạng vướng kè, cột chống, lưới sắt tại điểm đấu nối cống mương số 2 (mương cấp 1 của TP. Vinh) với hồ Công viên Trung tâm. Việc cho người ta thuê hồ, dựng cọc, chặn lưới sắt để nuôi cá như vậy là hết sức bất hợp lý, vì vậy đã có đơn kiến nghị gửi lên phường, lên thành phố, nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Không hiểu cá Trung Long to hay tính mạng, tài sản của dân to…”.

Cho đến sáng 19/10, rác thải khắp nơi trôi về vẫn ngập trên tuyến kênh cầu Nại. Ảnh: CTV của Báo Nghệ An


Gian lận thi cử

Báo Giáo Dục VN đặt câu hỏi: Tại sao chưa cán bộ nào có con được nâng điểm thi từ chức để nêu gương? Bởi vì VN sau năm 1975, dưới sự lãnh đạo “tài tình” của “đảng ta”, không còn cái gọi là “văn hóa từ chức”. Trong chế độ độc đảng, mọi quan chức, cán bộ đều dùng mọi thủ đoạn để giữ ghế của mình, nhân dân bị gạt ra rìa, lòng tự trọng và danh dự trở thành khái niệm xa xỉ đối với lãnh đạo đảng và nhà nước.

Hơn nữa, chắc chắn không phải chỉ đến năm 2018 gian lận thi cử mới diễn ra và chắc chắn cũng không chỉ diễn ra ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. Chuyện quan chức dùng thủ đoạn để đưa các “hạt giống đỏ” của họ vào bộ máy nhà nước thường được kể trong các gia đình đảng viên. Bây giờ các cán bộ nâng điểm ở các tỉnh miền Bắc có lý do khi nghĩ rằng, tại sao họ phải từ chức khi họ chỉ làm giống như các thế hệ cán bộ trước đó?


Tin giáo dục

Vụ  Hiệu Phó Trường Tiểu học Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An nghiện ma túy và xin thôi chức để cai nghiện, báo Giáo Dục VN có bài: Chia sẻ nhói lòng và khát khao làm lại cuộc đời của Hiệu phó lỡ dính vào ma túy. Bài báo tìm cách nói đỡ cho Hiệu Phó L.K.V mà không nghĩ rằng: Nếu ông V thật sự còn lương tri nhà giáo, sao ông không từ chức ngay khi bị “lôi kéo” vào con đường nghiện ngập, mà đợi đến 2 năm sau?

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Hiệu trưởng trường mầm non xài bằng tốt nghiệp THPT giả. Vụ việc xảy ra ở Trường mẫu giáo xã Lơ Ku, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Đến ngày 18/10, Trường Chính trị tỉnh Gia Lai xác nhận, lãnh đạo trường này đã ký quyết định thu hồi bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị – hành chính của bà Hoàng Thị Huệ, Hiệu trưởng trường mẫu giáo nói trên. Bà Huệ đã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả để làm hồ sơ học và được cấp bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị – hành chính vào ngày 17/4/2013, hệ tại chức.



***

Tin Hồng Kông: 

***

Chính trường Mỹ: 

***
Căng thẳng Trung Đông: 


***
Thêm một số tin: 






No comments:

Post a Comment

View My Stats