Saturday, 19 October 2019

BẢN TIN NGÀY 19/10/2019 (Báo Tiếng Dân)





19/10/2019

BÀI MỚI
19/10/2019
19/10/2019
19/10/2019
19/10/2019
19/10/2019
19/10/2019
19/10/2019
19/10/2019
19/10/2019
19/10/2019
18/10/2019

*
*
NGÀY 19/10/2019

Tin nhân quyền

Chuyện ở Long An: Vợ chồng thương binh già 12 năm ròng rã “đội đơn” đòi đất, theo báo Pháp Luật Plus. Đó là trường hợp vợ chồng bà Nguyễn Thị Niêu và ông Tô Văn Trạng ở xã Mỹ Quý Tây, Huyện Đức Huệ. “Do trước đây vợ chồng bà phải mưu sinh ở xa nên bị vợ chồng bà Mai Thị Gái và ông Đỗ Văn Tân sống liền kề mảnh đất chiếm giữ trái phép cất nhà, cất chuồng bò và canh tác trên mảnh đất đó suốt nhiều năm nay”.

Bà Niêu kể, “12 năm qua gia đình bà luôn sống trong sự lo âu và khổ sở. Có đất hợp pháp nhưng không canh tác được trên chính phần đất của mình. Hễ thấy mặt bà là bà Gái – ông Tân luôn kiếm chuyện chửi bới, đe dọa với thái độ hung hăng, thậm chí có lần bà Niêu bị ông Tân xô ngã”.

Về phiên tòa dự kiến xét xử nhà hoạt động nhân quyền là thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh hôm 17/10, nhưng đã bị hoãn, theo tin từ gia đình và luật sư cho biết, lý do là các luật sư bào chữa chưa được tiếp cận được chi tiết, cũng như không được phép sao chụp hồ sơ vụ án, vì phía tòa cho rằng đó là “tài liệu mật”.

                   https://www.youtube.com/watch?v=GviXLT0fnkg


Hội thảo về VNCH tại ĐH Oregon

BBC có bài phỏng vấn GS Vũ Tường xung quanh buổi hội thảo khoa học diễn ra trong hai ngày 14 và 15/10/2019 về VNCH: ‘Những lý tưởng không bao giờ mất đi’.

GS Tường chỉ ra, khái niệm “chủ nghĩa cộng hòa” sẽ “cho phép giới sử gia nhìn nhận vai trò lớn hơn của chế độ Việt Nam Cộng hoà trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Đó không phải một chế độ do nước ngoài áp đặt lên Việt Nam như thường đọc thấy trong sách vở ở Việt Nam hay ở Mỹ, mà nó là thể hiện cụ thể, mặc dù không hoàn hảo, những lý tưởng của chủ nghĩa cộng hoà truyền đến Việt Nam từ thời thuộc địa”.

Bộ máy tuyên truyền của chế độ CSVN thường lặp đi lặp lại luận điệu cho rằng, Việt Nam Cộng Hòa là “bù nhìn” và chính thể này đã chết hẳn, nhưng cội rễ của một chính quyền nhân bản, khai phóng ở phía nam sông Bến Hải trước năm 1975, hiện vẫn tồn tại trong các gia đình miền Nam và ở hải ngoại. 


Nguyên nhân cái chết của Thứ trưởng Lê Hải An

Nguyên nhân gây ra cái chết của Thứ trưởng Lê Hải An, hiện đang gây tranh cãi. Báo “lề đảng” cho rằng, đây chỉ là tai nạn, rằng ông An tự té ngã khỏi lan can, gây ra cái chết cho chính ông. Ngay sau khi sự cố xảy ra, TS Lê Viết Khuyến, cựu Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học đã trả lời báo chí, rằng đây chỉ là một vụ tai nạn, không có lý do nào khác.

Ông Khuyến nói: “Vì là thành viên tham dự cuộc họp nên sáng ngày 17/10, tôi có đến trụ sở Bộ GD&ĐT và chứng kiến vụ việc ông An bị tai nạn. Theo lời kể của nhiều anh em tại hiện trường thì sáng nay ông An đến cơ quan rất sớm, ăn sáng tại căng tin trên tầng 8 của cơ quan. Tại khu vực tầng 8 này có một lối đi thông sang bên phía phòng họp. Tuy nhiên, ở giữa lối đi lại có một thanh gỗ chắn ngang. Có thể, ông An vừa đi vừa suy nghĩ không để ý nên vấp phải thanh gỗ này, ngã xuống đất tử vong“.

Lan can tại trụ sở Bộ Giáo dục, nơi ông Khuyến ngã từ lầu 8, tử vong ngày 17/10/2019. Ảnh trên mạng

Phát biểu của ông Khuyến đã gây ra sự phản đối trên mạng. Facebooker Dương Quốc Chính bình luận: “Từ bức ảnh hiện trường có thể thấy TS Lê Viết Khuyến chém gió phét lác gây nhiễu thông tin. Anh em CA hay bộ đội (tại thấy lắm xe biển đỏ quá) nên triệu tập ông này đến để làm rõ thông tin. Với con mắt cú vọ của KTS có thể ước lượng lan can kia cao khoảng 1m2, kể cả tường. Nên việc tự ngã là gần bằng không“.

Nhà văn Tạ Duy Anh ví cái chết của ông An giống như trong tiểu thuyết. Ông Anh viết: “Giả dụ một cuốn tiểu thuyết nào đó để một nhân vật thứ trưởng Bộ giáo dục đào tạo ngã từ tầng tám xuống đất và chết, y như trường hợp của ông Lê Hải An, với cái hiện trường y như nơi ông Hải An ngồi uống cà phê sáng trước khi ngã, thì chắc chắn sẽ bị la lối om sòm là bịa tạc, bóp méo, bôi đen hiện thực, có dụng ý xấu.

Thậm chí tay nhà văn nào đó còn bị mắng là dốt, thiếu vốn sống, hời hợt, cẩu thả với bạn đọc bởi với cái hành lang rộng thế, lan can cao thế, đến cả đứa trẻ con cũng thừa biết làm sao ông ta, một con người từng trải cả về học vấn và tuổi đời, lại có thể rơi được. Mà lý do chỉ là say xì gà. Đình chỉ phát hành chờ thẩm định, để cuối cùng là chỉnh sửa chi tiết thiếu chính xác, sẽ là án nhẹ nhất”.

RFA có bài: Lê Hải An và những cái chết bí ẩn… Nhà báo Võ Văn Tạo bình luận về những cái chết bất thường của quan chức CS: “Đối với những cái chết bất thường, bất minh của cán bộ, người dân… thì không chỉ là đặc thù ở Việt Nam đâu mà ở Liên Xô, Trung Quốc cũng có. Tôi nhớ có đọc cuốn ‘Nửa thế kỷ của ĐCS Trung Quốc và sự phản bội của Mao Trạch Đông’ của tác giả Vương Minh – trước đây cũng là một trong những lãnh tụ của đảng cộng sản TQ. Trong đó đã nói từ năm 1930-1940 đã có những chuyện thanh trừng lẫn nhau bằng cách bỏ thủy ngân vô thực phẩm. Ở Liên Xô cũng thế”


Cập nhật tin 9 người “đi nhờ” chuyên cơ Chủ tịch QH trốn lại Hàn Quốc

Báo Thanh Niên có bài: Tổng thư ký Quốc hội: ‘Lần sau chúng tôi sẽ không cho đi nhờ chuyên cơ nữa’. Vụ 9 người “đi nhờ” chuyên cơ với Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân rồi bỏ trốn hồi tháng 12/2018, gần đây người dân VN mới biết nhờ báo chí Hàn Quốc đăng tải. Trong kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 14, hôm qua, Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc trả lời báo chí, rằng đến giờ chính ông cũng không biết danh tính 9 người bỏ trốn là ai.

Về biện pháp xử lý, ông Phúc cho biết: “Chúng tôi lần sau không cho đi nhờ nữa là tối ưu nhất. Diễn đàn riêng thì tự đi thôi, để tránh hiểu sai việc đó“.  Ông Phúc khẳng định, 9 người bỏ trốn do Bộ Kế hoạch – Đầu tư phối hợp với một công ty du lịch để làm visa, chứ họ không sử dụng hộ chiếu ngoại giao.

Báo Pháp Luật TP HCM dẫn lời Tổng Thư ký Quốc hội: Tôi không biết ai trong 9 người bỏ trốn. Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: “Đoàn riêng nên tôi không dùng ‘đi cùng’ mà dùng ‘đi nhờ’ chuyên cơ. Đây không phải là lần đầu tiên mà các đoàn trước đây đều như vậy. Trong quá trình lập danh sách đoàn này, Bộ KH&ĐT chọn, lập và gửi danh sách cho Bộ Công an để thẩm tra thân nhân từng người một. Sau đó, đề nghị Văn phòng Quốc hội cho đi nhờ chuyên cơ”.

Vụ 9 người “quá giang” chuyên cơ của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân bị lộ, nên ông Phúc đã phải thừa nhận sự thật mà lâu nay các tuyên truyền viên của chế độ thường tìm cách phủ nhận: Dưới chế độ XHCN “ưu việt”, chính các cán bộ, quan chức cũng tìm cách xuất cảnh, đi định cư trái phép, thời còn khối CS thì sang các nước Đông Âu, bây giờ sang các nước tư bản… “giẫy chết”!


Kế hoạch miễn nhiệm bà Nguyễn Thị Kim Tiến

Báo Người Lao Động đặt câu hỏi: Ai sẽ thay thế sau khi Quốc hội miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến? Chiều 18/10, Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc xác nhận, tại Kỳ họp thứ 8, QH Khóa 14, QHVN sẽ phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bà Nguyễn Thị Kim Tiến bằng hình thức bỏ phiếu kín. Lý do: “Bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến tuổi nghỉ hưu, ngoài ra mới đây bà đã được Bộ Chính trị quyết định bổ nhiệm làm Trưởng ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương”.

Lý do bà Tiến đã đến “tuổi nghỉ hưu” không thỏa đáng lắm, vì có người đã quá tuổi hưu rành rành nhưng hiện vẫn nắm giữ hai chức lãnh đạo cao nhất của đảng và nhà nước CSVN. Về việc ai sẽ thay bà Tiến làm Bộ trưởng Y tế, ông Hạnh Phúc cho biết vấn đề này thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ và trên cơ sở tờ trình của Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội sẽ xem xét phê chuẩn. 


Vụ nước Sông Đà nhiễm dầu

Báo “lề đảng” đồng loạt đưa tin, bắt 2 đối tượng xả trộm dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà. Hai người bị bắt tên là Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám, khai nhận: Ngày 8/10, họ đã điều khiển xe tải chở khoảng 10 m3 chất dầu thải đến địa bàn xóm Quyết Tiến, xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình để đổ chất thải, gây ô nhiễm nguồn nước Sông Đà.

Nhà báo Trung Bảo cho biết, dầu thải có giá từ 4.500-7.500đ/ lít và 1m3 dầu thì quy đổi ít nhất được 1.122 lít dầu. Đoạn đường từ nhà máy gạch gốm sứ Thanh Hà tới nhà máy nước sông Đà, chỗ có trang trại lợn, là 70km. Ông Bảo nêu nghi vấn: “Vậy có hai thằng tự dưng mang đổ 10m3 dầu thải ~ 11.220l, tối thiểu có giá trị 50.490.000đ. và mất thêm công chạy vòng vèo từ Bắc Ninh lên Phú Thọ, rồi sang Hòa Bình để đổ dầu thải đi. Ơ, 2 cái thằng điên này, start-up mà tính toán làm ăn thế à? Shark nào cố vấn cho chúng mày đấy?


Công an tỉnh Hòa Bình vẫn đang truy tìm đối tượng thứ 3 trong vụ đổ dầu bẩn đầu nguồn nước sông Đà, theo trang An Ninh Thủ Đô. Đại và Thám còn khai rằng họ đã được đối tượng tên Lý Đình Vũ thuê lái xe tải biển kiểm soát: 99C-08783 đi từ tỉnh Bắc Ninh đến thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ lấy chất thải, bơm vào 10 thùng chứa khoảng 10m3, rồi đến xã Chí Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên gửi xe, rồi mới đến huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình đổ chất thải. 

Đang có thông tin chưa được kiểm chứng, cho rằng, chủ của Công ty nước mặt sông Đuống, một trong các nguồn nước được sử dụng thay thế khi Công ty sông Đà phải ngừng cấp nước, đứng sau vụ này. Nếu đúng như vậy thì người dân Hà Nội đã chấp nhận làm “con tin” của một cuộc cạnh tranh không lành mạnh.

VnExpress có bài: Một tuần khủng hoảng nước của người Hà Nội. Các mốc thời gian của cuộc khủng hoảng nước sạch: Ngày 10/10, thông tin nguồn nước sông Đà có mùi khác thường xuất hiện dày đặc trên cả báo “lề đảng” và “lề dân”, ngày 11/10, đoàn kiểm tra liên ngành đã lấy mẫu để xét nghiệm, ngày 14/10, Công ty cổ phần nước sạch sông Đà (Viwasupco) báo cáo Sở Xây dựng Hà Nội về việc xe tải chở dầu nhớt thải đổ trộm vào khe núi xã Phú Minh, Kỳ Sơn (Hòa Bình). 

Đến ngày 15/10, chính quyền TP Hà Nội mới họp báo cho biết nước bị nhiễm độc và đưa ra khuyến cáo “chỉ nên dùng để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống”. Ngày 17/10, công an huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình khởi tố vụ án hình sự về tội Gây ô nhiễm môi trường. Ngày 18/10, người dân Hà Nội vẫn cố gắng thu gom nước sạch từ nhiều nguồn khác nhau.

Hiện tượng lạ: Bất chấp sự cố, cổ phiếu của Công ty Nước sạch Sông Đà vẫn đi lên, theo Thông Tấn Xã VN. Trong khi vụ ô nhiễm chất lượng nguồn nước do Công ty Nước sạch Sông Đà cung cấp vẫn chưa được giải quyết, “thì giá cổ phiếu VCW vẫn thẳng hướng đi lên và đạt mức 36.000 đồng/cổ phiếu (ngày 16/10) và tăng 9% so với mức 33.000 đồng/cổ phiếu tại ngày 10/10 (thời điểm các cơ quan báo chí bắt đầu thông tin việc người dân Hà Nội phản ánh có mùi lạ trong nguồn nước do VCW cung cấp)”.

                  https://www.youtube.com/watch?v=Ksub71H2JRg



Tin môi trường

Chuyện ở Phú Thọ: Cá chết trắng hồ do chất thải của công ty chăn nuôi gia cầm, theo Petro Times. Người dân xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường do Công ty TNHH MTV Gia cầm Hòa Phát, Phú Thọ xả trực tiếp chất thải chăn nuôi gà ra môi trường ao hồ, làm cá chết hàng loạt.

“Địa điểm đang chịu ảnh hưởng trực tiếp là hồ Ngả 2 (thuộc địa phận khu 14, xã Đồng Lương). Mặt nước ao có màu đen, đặc quánh, bốc mùi hôi thối và xuất hiện tình trạng cá chết nổi trắng hồ”. Người dân cho biết, đã báo cáo sự việc lên chính quyền địa phương nhưng công ty này vẫn tiếp tục xả thải. 

Cá chết nổi trên mặt hồ Ngả 2. Nguồn: PT


Vụ xử gian lận thi cử

Sáng 18/10/2019, phiên tòa xử vụ gian lận thi THPT 2018 ở Hà Giang tiếp tục diễn ra ở TAND tỉnh này. VTC dẫn lời nguyên PGĐ Sở GD&ĐT Hà Giang: ‘Tôi mang tiếng là em ông Triệu Tài Vinh nhiều năm nay’. Bà Triệu Thị Chính nói “Tôi mang tiếng là em ông Triệu Tài Vinh bao năm nay, tôi lên Hiệu trưởng rồi PGĐ Sở, ông Triệu Tài Vinh có biết đâu. Vậy tôi đề nghị VKS chứng minh tôi nhận lợi ích vật chất và phi vật chất là cái gì?” Lại có người không muốn “xuống hố” một mình mà muốn lôi người thân theo cùng?

Đến phần tranh tụng buổi chiều 18/10, đại diện LS bào chữa cho bà Chính kiến nghị điều tra 2 thí sinh ở Hà Giang chạy điểm vào trường công an năm 2017 với giá 500 triệu đồng/suất, theo báo Người Lao Động. LS Hoàng Văn Hướng lặp lại đề nghị HĐXX khởi tố vụ án hình sự tại toà với dấu hiệu vi phạm pháp luật trong vấn đề công tác điểm thi năm 2017. 

LS Hướng chỉ ra, trước khi vụ án sửa điểm thi năm 2018 bị phát hiện thì trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 ở tỉnh Hà Giang, có 2 thí sinh “cá biệt” là Sùng Văn Đ. và Nguyễn Văn T. ở huyện Xín Mần, nhưng lại thi đỗ vào trường công an: “Theo thông tin chúng tôi được biết thì 2 học sinh này được chạy điểm với giá khoảng 500 triệu đồng. Vì vậy, trước mắt kiến nghị HĐXX xem xét, điều tra 2 thí sinh này”.

VTC đưa tin vụ xử gian lận thi cử Hà Giang: Luật sư yêu cầu điều tra cả Phó Chủ tịch tỉnh Trần Đức Quý. LS Hoàng Văn Hướng nhắc lại chi tiết, có 107 thí sinh được nâng điểm, trong đó có 41 thí sinh nhờ nâng điểm vào các trường công an và quân đội. LS Hướng đã yêu cầu Nguyễn Thanh Hoài giải thích về việc có loạt tin nhắn được gửi đi gửi lại cho một người có ký hiệu “Q”. Khi LS Hướng hỏi “Q” là ai, thì bị cáo Hoài trả lời: “Q là anh Trần Đức Quý – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang”.

Còn phiên tòa xử vụ gian lận thi cử ở Sơn La cũng xuất hiện tình tiết mới: HĐXX TAND tỉnh Sơn La bất ngờ trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án gian lận điểm thi ở Sơn La, theo báo Sài Gòn Giải Phóng. Trong phiên xử buổi sáng, đại diện VKS không đưa ra quan điểm luận tội đối với các bị cáo sau khi kết thúc phần xét hỏi mà đề nghị HĐXX TAND tỉnh Sơn La trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung.

HĐXX đã chấp thuận đề nghị trên và quyết định trả hồ sơ vụ án cho VKSND tỉnh Sơn La để điều tra bổ sung một số nội dung: Làm rõ động cơ, mục đích của các bị cáo khi thực hiện việc nâng điểm cho 44 thí sinh, từ đó xem xét khởi tố vụ án về tội nhận hối lộ, môi giới hối lộ và đưa hối lộ, đồng thời làm rõ nguồn gốc khoản tiền và hành vi của các bị cáo.




***


***







No comments:

Post a Comment

View My Stats