Sunday, 20 October 2019

AI CÓ THỂ TIN ĐƯỢC NƯỚC MỸ CỦA TRUMP? (Ash Carter - Economist)





Ash Carter  -  Economist
Dịch giả: Vũ Nguyễn
20/10/2019

Sự phản bội của Donald Trump với người Kurds là cú đấm vào tính khả tín của Mỹ

Sẽ phải mất hàng năm để sửa chữa.

Tóm tắt ngắn gọn nhất về chính sách đối ngoại của Trump là đến từ chính con người Trump. Liên quan tới tình trạng lộn xộn mà Trump vừa mở ra ở Syria, ông ta đã tweet: “Tôi hy vọng mọi việc họ làm tốt, chúng ta ở xa tới 7000 dặm!” Trump tưởng rằng ông ta có thể bỏ rơi đồng minh trong vùng nguy hiểm mà Mỹ không nhận lấy hậu quả nghiêm trọng nào. Ông ta đã sai. Sự phản bội người Kurd sẽ dẫn đến cả bạn lẫn thù nghi ngờ nước Mỹ của Trump. Đó chính là điều cả người Mỹ và thế giới đang than phiền.

Quyết định rút 1000 lính Mỹ về đã mau chóng phá hỏng thoả thuận đình chiến mong manh ở phía Bắc Syria. Sự rút quân đã tạo ra khoảng trống cho quân Thổ tấn công người Kurd mà cho tới hôm nay đã mất đi hàng trăm nhân mạng; ít nhất 160,000 người đã phải bỏ nhà cửa ra đi. Những quân ủng hộ IS đang được người Kurd canh giữ đã trốn thoát khỏi trại tập trung. Không còn biết nhờ vào ai, người Kurd đành phải tìm sự giúp đỡ của Bashar al-Assad, tên độc tài nhuốm máu, một kẻ thù của Mỹ.

Ông Trump đã hứa đem lính Mỹ trở về trong chiến dịch tranh cử. Ông ta đã tranh luận rằng nước Mỹ phải từ bỏ những “cuộc chiến không hồi kết”.  Khi ông ta nói Nga, Iran, và Thổ Nhĩ Kỳ có thể tìm thoả thuận cho những lộn xộn ở Syria, nhiều người bầu cho ông ta sẽ đồng ý. Sau gần 2 thập niên chiến tranh, họ mệt mỏi với việc nước Mỹ làm cảnh sát của thế giới. Vài người thuộc đảng Dân Chủ cũng muốn rút quân ra khỏi Trung Đông, cả Elizabeth Warren, một ứng viên đang dẫn đầu trong việc thay thế Trump.

Tuy nhiên có thể hiểu được rằng, sự bàng hoàng, sự bỏ rơi khu vực không suy nghĩ, tự nó sẽ thất bại. Nó hạ thấp tính khả tín của Mỹ khắp thế giới, có nghĩa là Mỹ sẽ phải làm việc cực hơn nữa và chi tiêu nhiều hơn nữa để đạt được những vấn đề sống còn với sự phồn thịnh và cách sống của dân Mỹ.

Việc rút khỏi Syria của Trump thất bại niềm tin trên nhiều cấp độ. Một điều nghiêm trọng là Trump đã lờ đi những bản báo cáo ngắn gọn cảnh báo về hậu quả thảm khốc của khoảng trống quyền lực đã tạo ra khi rút 1000 quân rào dọc biên giới. Quyết định đột ngột đã làm mọi người ngạc nhiên, ngay cả những viên chức riêng của Trump. Người Kurds giật mình kinh hoàng.  Quân đội Anh thức dậy thấy những người lính Mỹ anh em đang thu vén hành trang. Không ai có thời gian chuẩn bị.

Chính sánh cũng cho thấy thất bại về lòng trung thành. Quân Kurd ở Syria đã chiến đấu bên cạnh những lực lượng đặc biệt và không lực Mỹ để đè bẹp IS “caliphate”. Đã có khoảng 11,000 chiến binh Kurd và 5 người Mỹ hy sinh. Siêu cường đã tập trung sức mạnh tình báo vô địch cùng với chiến binh địa phương để đánh đuổi quân khủng bố nguy hiểm nhất thế giới với thương vong nhân mạng và của cải tương đối.

Điều tệ nhất là chính sách đã thất bại về chiến lược. Không chỉ về khả năng phục hồi IS và sự phấn khởi của Asad mà còn với cả Iran, kẻ thù cay đắng của Mỹ và là đồng minh của Asad, sẽ có lợi khi Mỹ rút khỏi khu vực.  Nga cũng thế, họ đang vui vẻ chụp hình selfie tại những căn cứ Mỹ vừa bỏ. Vladimir Putin, người đứng ủng hộ Asad, đang tuyên bố quyền giữ trật tự ở Trung Đông, một vai trò mà Liên bang Xôviet đã mất từ thập niên 1970s.  Để rút một lực lượng nhỏ ở Syria mà đã gây ra vài thương vong nhỏ, Mỹ đã mở ra một xung đột mới ở biên giới không cần thiết, đã trao quyền cho kẻ thù và phản bội bạn bè.

Trời ơi! Sự nông cạn và bốc đồng đã trở thành dấu ấn trong chính sách đối ngoại của Trump.  Ông ta đã bỏ quyết đinh tấn công Iran vào phút cuối sau khi Iran đã tấn công một máy bay không người lái của Mỹ.  Ông ta đã không làm gì hết khi Iran và đồng bọn tấn công mỏ dầu của Arab Saudi. Dường như ngoại giao siêu cường là sự mở rộng của chính trị trong nước, được điều hành bởi cùng một sự cường điệu và phô trương.  Ông ta đã bỏ đi những hiệp ước đã được thương lượng một cách kỹ lưỡng, ông ta gây thương chiến ồn ào và, ở những nơi như Venezuela, Bắc Hàn, đã hứa hẹn những thay đổi không có kết quả nào. Trump quyết định bất chợt, không suy nghĩ đến khả năng ngược lại và không có chiến lược rõ ràng để ngăn chặn.

Trump nghĩ rằng ông ta có thể dùng quả đấm thương mại nặng cân của Mỹ thay cho quyền lực cứng. Cấm vận kinh tế đã trở thành cách giải quyết của Trump trong mọi vấn đề – cả việc xâm chiếm của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên khi đụng tới quyền lợi sống còn, không nước nào có thể chịu khuất phục.  Như Nga vẫn chiếm Crimea, Nicolas Maduro vẫn cai trị Venezuela, và Kim Yong-un vẫn sở hữu vũ khí hạt nhân. Thổ Nhĩ Kỳ cũng thế, đã thề chiến đấu ở Syria. Như khi kinh tế Trung Quốc phát triển, cấm vận là cách lãng phí. Ngay cả hôm nay, Mỹ ép buộc bỏ Huawei, công ty viễn thông của Trung Quốc, nhiều quốc gia đã không đồng hành.

Sự xáo trộn ở Syria cho thấy, tất cả những điều trên làm thiệt hại Mỹ như thế nào. Ở châu Âu, trước khi tấn công Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đã xung đột với NATO về vấn đề mua hoả tiễn phòng không của Nga. Vì sự xâm chiếm đã dẫn tới cấm vận kinh tế, sự rạn nứt giữa NATO và Thổ Nhĩ Kỳ càng thêm trầm trọng. Putin có thể thử những cam kết của Mỹ với những quốc gia vùng Baltic, những đồng minh tí hon của NATO ở biên giới Nga. Ở Á châu, Taliban sẽ tăng nỗ lực của họ, lý do Mỹ đã bỏ Kurd, Mỹ sẽ có thể bỏ được Afghanistan. Trung Quốc sẽ chú ý, chờ thời cơ và từng bước gây sứ ép đòi hỏi lãnh thổ với các nước láng giềng. Đài Loan, một nước dân chủ đáng ngưỡng mộ, thấy ít được bảo đảm. Trên khắp thế giới, những đồng minh của Mỹ – vẫn còn nhiều hơn các nước – có lý do để tự võ trang, có thể tạo ra cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Nam Hàn và Arab Saudi sẽ có thể sở hữu vũ khí nguyên tử để bảo vệ họ từ Bắc Hàn và Iran?

Gộp chung lại, đây là những quan ngại về những cố gắng cho trật tự mà Mỹ đã khó nhọc tạo ra và duy trì trong nhiều thập niên từ sau thế chiến thứ II và đã đem lại lợi ích vô kể cho Mỹ.  Nếu rút bỏ tất cả, Mỹ vẫn phải đầu tư vũ khí và quân đội để bảo vệ người dân và những công ty ở nước ngoài mà không được hỗ trợ nhiều từ những đồng minh.

Điều quan trọng là niềm tin trong quân đội không thể không có. Các quốc gia khác sẽ ít hăng hái vào những những thỏa thuận thương mại dài hạn với Mỹ.  Họ sẽ do dự khi tham gia với việc chống lại gián điệp công nghệ của Trung Quốc hoặc phá vỡ luật lệ làm thiêt hại cho Mỹ.

Điều quan trọng nhất là chính Mỹ hạ thấp giá trị riêng của mình. Nhân quyền, dân chủ, sự tin cậy và công bằng tuy đang được vinh danh một cách ít ỏi, chính là những vũ khí mạnh nhất của Mỹ. Nếu Trung Quốc và Nga có cách của họ, sức mạnh to lớn này có thể có. Với các nước Phương Tây, đó sẽ là một thế giời thù địch khủng khiếp.

*
 Ash Carter, cựu Bộ trưởng QP Mỹ

---------------

Nguồn :

The Economist asks: Ash Carter
Oct 18th 2019
This week we speak to Ash Carter, a former US secretary of defence





No comments:

Post a Comment

View My Stats