Thursday, October 24, 2019
BLA:
Bài viết này đăng trên báo Đất Việt khoảng vài ngày trước (tháng 10/2019), cho
thấy một thực trạng "ít được để ý" ở nước Nga thời Putin. Nhưng thông
điệp quan trọng hơn, đã cho thấy nguy cơ về một thảm họa quốc gia - vốn đã được
cảnh báo từ nhiều năm trước, đang đến gần hơn với nước Nga và không gì có thể
ngăn cản được vì đã quá trễ. Chỉ khoảng vài chục năm nữa thôi, phần lớn diện
tích thuộc vùng lãnh thổ rộng lớn Siberia thuộc phần châu Á của nước Nga (phần
gần Trung Quốc) sẽ nằm gọn trong tay của người Trung Quốc.
Ảnh: Đại biểu
Duma Nga Anatoli Greshnhevikov
Nguyên
nhân của "thảm họa" này, là do nước Nga đang ngày càng yếu đi và phụ
thuộc càng lớn vào Trung Quốc. Từ nhiều năm qua, tổng thống Putin đã bị Tập Cận
Bình "ảnh hưởng" trong rất nhiều vấn đề, liên quan đến chính sách đối
nội và đối ngoại của Nga. Trong khi đó, như một lẽ tất yếu của những người mắc
bệnh cuồng quyền lực, để bảo đảm vững ghế ngai vàng, Putin mạnh tay dập tắt mọi
tiếng nói của người dân yêu nước và yêu dân chủ tại Nga, nếu "đụng chạm"
đến vị thế và "uy tín" của mình; trong khi quyền lợi quốc gia thì tự
mình ôm và quyết hết mà không hề trưng cầu dân ý hay nghe phản biện. Mới đây nhất,
giữa tháng 10/2019, Putin đã thỏa thuận với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, chính thức
tăng cường vai trò của quân đội Nga tại Syria, đẩy nước Nga vào một cuộc chiến
chinh mới trên xứ người, mà mục tiêu là bảo vệ ngai vàng của vị tổng thống độc
tài Syria. Rồi sẽ tốn kém không biết bao nhiêu là tiền của và nhân mạng của người
Nga. Quái lạ thay, truyền thông thân Putin lại cho rằng đây là "thắng lợi"
của Putin trước tổng thống Mỹ Trump (chỉ vì ông Trump đã quyết định rút phần lớn
quân đội Mỹ ra khỏi Syria).
***************
Đại biểu Duma Nga nói về việc
bán rừng cho Trung Quốc
Ngày 24/9/2019, báo không thân chính phủ “Svobodnaia Pressa” (Nga) đã cho đăng bài phát biểu của Đại biểu Duma Nga Anatoli Greshnhevikov về nạn cháy rừng, phá rừng và bán rừng cho Trung Quốc tại Nga. Xin giới thiệu lại cùng bạn đọc để tham khảo.
Thưa quý vị,
Khu vực cháy rừng ở Nga năm nay (2019) đang phát triển
với tốc độ khủng khiếp: các khu rừng sẽ còn tiếp tục cháy chừng nào người ta
chưa đốt hết. Nếu năm 2018 có 4.200 vụ cháy rừng được ghi nhận, thì năm nay,
hơn 7.000 vụ đã phá hủy 15 triệu ha rừng của Nga.
Các đám cháy rừng đã thành thảm họa quốc gia: ở Siberia, cả một vùng rộng tương đương với lãnh thổ nước Bỉ đã bị thiêu cháy, khói độc bao trùm một nửa đất nước - từ Volga và Siberia đến Mông Cổ và Kazakhstan.
Người dân giận dữ, tổ chức biểu tình, bệnh tật tràn lan buộc chính phủ phải đưa quân đội đến để cứu rừng và các làng mạc. Tổng thống Mông Cổ đã phải yêu cầu Tổng thống Mỹ Trump gọi điện cho Tổng thống Nga xin giúp dập tắt các đám cháy. Ông Trump đã gọi điện, và qua đó cho thấy sự lúng túng của Nga …
Nếu như không có quân đội hỗ trợ, thì các khu vực có diện tích 5 triệu km2 của chúng ta đã bị khói và khí carbon dioxide hủy diệt.
Nạn cháy rừng ở Siberia không chỉ là thảm họa đối với nước Nga mà còn ảnh hưởng lớn đối với thế giới, vì chúng sẽ làm tăng đáng kể sự nóng lên toàn cầu, hậu quả đã rõ ràng và đang ảnh hưởng đến nền kinh tế. Do cháy rừng mà bầu khí quyển đã bị tăng thêm 100 triệu tấn carbon dioxide!
Các quan chức tham nhũng và bọn lâm tặc đã tiếp tay cho việc phá hủy hoàn toàn các khu rừng. Một số người không muốn dập tắt các đám cháy rừng vì họ cho rằng việc đó không mang mục đích kinh tế, trong khi những người khác, vì trục lợi, đã cho chặt phá rừng và giờ muốn dùng các đám cháy để che giấu tội ác của họ.
277 vụ án hình sự đã được khởi tố! Thiệt hại từ việc khai thác gỗ bất hợp pháp đang tăng dần: năm 2017, tương đương 40 tỷ đô la, năm ngoái là 70 tỷ và năm nay là 100 tỷ. Đã có 1000 tỷ rúp tuột ra ngoài ngân sách.
Còn vào thời Xô Viết, rừng không mang lại lợi nhuận kinh doanh, nó chỉ mang lại có... 30% nguồn thu ngân sách mà thôi!
Các nhà môi trường đã lưu ý đến một quy luật: càng có nhiều cuộc họp trong chính phủ và Duma Quốc gia bàn về việc cứu rừng bao nhiêu, thì rừng càng ít đi bấy nhiêu.
Trong 10 năm qua, chúng ta đã mất đi 22 triệu ha rừng nguyên sinh. Rừng công nghiệp sẽ còn đủ dùng trong 7 năm nữa. Do đó, dường như, Duma Quốc gia đã từ bỏ 50 triệu ha rừng phòng hộ để khai thác gỗ công nghiệp.
Còn những kẻ “phá rừng”, thấy một số người trong chính quyền đang say con mồi của họ, nên họ đang ngày ngày vác cưa, rìu đến hỏi thăm các khu bảo tồn thiên nhiên và công viên quốc gia.
Do thiếu nguyên liệu, chúng còn phá hủy cả các dòng sông bảo vệ quanh các khu rừng. Gần đây, tại Irkutsk, viện cớ làm vệ sinh trong công viên quốc gia, người ta đã triệt hạ trái phép một mảng cây cối giá trị hơn 800 triệu rúp.
Ông Sheverda - Bộ trưởng lâm nghiệp của Irkutsk đã bị bắt. Gần Smolensk, 600 ha rừng lá kim đã bị đốn hạ, một phần trong số đó nằm trong khu vực bảo vệ nguồn nước.
Trong năm nay, có 36 khu rừng thuộc diện bảo tồn đã bị đốt cháy. Trên lãnh thổ của các khu bảo tồn thiên nhiên đó, có 65 nghìn ha rừng đã bị ảnh hưởng, nhiều nhất là Vườn Công viên quốc gia Zabaykalsky ở Buryatia.
Một năm rưỡi trước, Tổng thống Putin phải thừa nhận rằng nhà nước không thể làm mọi cách để bảo vệ rừng và ông đã nêu ra một số lý do, tôi xin trích dẫn: "Có những thế lực và phạm vi tham nhũng cực kỳ lớn...".
Và ông cũng đã nêu tên các khu vực đó là vùng Viễn Đông và miền Trung nước Nga. Đây chính là nơi sẽ không còn rừng tồn tại với con người.
Nhưng liệu Tổng thống có thể đoán được rằng, rừng sẽ biến mất với tốc độ nhanh chóng như thế nào nếu như mỗi năm có hơn 3 triệu ha rừng bị đốt cháy?! Diện tích rừng thứ sinh ở Nga đã ít hơn so với ở Phần Lan.
Thủ tướng Medvedev đã đưa ra không biết bao nhiêu là đề xuất để ngăn chặn nạn cướp bóc rừng với quy mô lớn, từ việc lập ra Sàn chứng khoán giao dịch về rừng cho đến việc tiến hành đánh dấu điện tử, tôi xin trích dẫn: “Làm sao để mỗi thân cây đều được đánh dấu bằng điện tử.”
Các đề xuất đều đúng đắn cả, nhưng tiếc rằng, chúng vẫn còn trên giấy.
Các đám cháy rừng đã thành thảm họa quốc gia: ở Siberia, cả một vùng rộng tương đương với lãnh thổ nước Bỉ đã bị thiêu cháy, khói độc bao trùm một nửa đất nước - từ Volga và Siberia đến Mông Cổ và Kazakhstan.
Người dân giận dữ, tổ chức biểu tình, bệnh tật tràn lan buộc chính phủ phải đưa quân đội đến để cứu rừng và các làng mạc. Tổng thống Mông Cổ đã phải yêu cầu Tổng thống Mỹ Trump gọi điện cho Tổng thống Nga xin giúp dập tắt các đám cháy. Ông Trump đã gọi điện, và qua đó cho thấy sự lúng túng của Nga …
Nếu như không có quân đội hỗ trợ, thì các khu vực có diện tích 5 triệu km2 của chúng ta đã bị khói và khí carbon dioxide hủy diệt.
Nạn cháy rừng ở Siberia không chỉ là thảm họa đối với nước Nga mà còn ảnh hưởng lớn đối với thế giới, vì chúng sẽ làm tăng đáng kể sự nóng lên toàn cầu, hậu quả đã rõ ràng và đang ảnh hưởng đến nền kinh tế. Do cháy rừng mà bầu khí quyển đã bị tăng thêm 100 triệu tấn carbon dioxide!
Các quan chức tham nhũng và bọn lâm tặc đã tiếp tay cho việc phá hủy hoàn toàn các khu rừng. Một số người không muốn dập tắt các đám cháy rừng vì họ cho rằng việc đó không mang mục đích kinh tế, trong khi những người khác, vì trục lợi, đã cho chặt phá rừng và giờ muốn dùng các đám cháy để che giấu tội ác của họ.
277 vụ án hình sự đã được khởi tố! Thiệt hại từ việc khai thác gỗ bất hợp pháp đang tăng dần: năm 2017, tương đương 40 tỷ đô la, năm ngoái là 70 tỷ và năm nay là 100 tỷ. Đã có 1000 tỷ rúp tuột ra ngoài ngân sách.
Còn vào thời Xô Viết, rừng không mang lại lợi nhuận kinh doanh, nó chỉ mang lại có... 30% nguồn thu ngân sách mà thôi!
Các nhà môi trường đã lưu ý đến một quy luật: càng có nhiều cuộc họp trong chính phủ và Duma Quốc gia bàn về việc cứu rừng bao nhiêu, thì rừng càng ít đi bấy nhiêu.
Trong 10 năm qua, chúng ta đã mất đi 22 triệu ha rừng nguyên sinh. Rừng công nghiệp sẽ còn đủ dùng trong 7 năm nữa. Do đó, dường như, Duma Quốc gia đã từ bỏ 50 triệu ha rừng phòng hộ để khai thác gỗ công nghiệp.
Còn những kẻ “phá rừng”, thấy một số người trong chính quyền đang say con mồi của họ, nên họ đang ngày ngày vác cưa, rìu đến hỏi thăm các khu bảo tồn thiên nhiên và công viên quốc gia.
Do thiếu nguyên liệu, chúng còn phá hủy cả các dòng sông bảo vệ quanh các khu rừng. Gần đây, tại Irkutsk, viện cớ làm vệ sinh trong công viên quốc gia, người ta đã triệt hạ trái phép một mảng cây cối giá trị hơn 800 triệu rúp.
Ông Sheverda - Bộ trưởng lâm nghiệp của Irkutsk đã bị bắt. Gần Smolensk, 600 ha rừng lá kim đã bị đốn hạ, một phần trong số đó nằm trong khu vực bảo vệ nguồn nước.
Trong năm nay, có 36 khu rừng thuộc diện bảo tồn đã bị đốt cháy. Trên lãnh thổ của các khu bảo tồn thiên nhiên đó, có 65 nghìn ha rừng đã bị ảnh hưởng, nhiều nhất là Vườn Công viên quốc gia Zabaykalsky ở Buryatia.
Một năm rưỡi trước, Tổng thống Putin phải thừa nhận rằng nhà nước không thể làm mọi cách để bảo vệ rừng và ông đã nêu ra một số lý do, tôi xin trích dẫn: "Có những thế lực và phạm vi tham nhũng cực kỳ lớn...".
Và ông cũng đã nêu tên các khu vực đó là vùng Viễn Đông và miền Trung nước Nga. Đây chính là nơi sẽ không còn rừng tồn tại với con người.
Nhưng liệu Tổng thống có thể đoán được rằng, rừng sẽ biến mất với tốc độ nhanh chóng như thế nào nếu như mỗi năm có hơn 3 triệu ha rừng bị đốt cháy?! Diện tích rừng thứ sinh ở Nga đã ít hơn so với ở Phần Lan.
Thủ tướng Medvedev đã đưa ra không biết bao nhiêu là đề xuất để ngăn chặn nạn cướp bóc rừng với quy mô lớn, từ việc lập ra Sàn chứng khoán giao dịch về rừng cho đến việc tiến hành đánh dấu điện tử, tôi xin trích dẫn: “Làm sao để mỗi thân cây đều được đánh dấu bằng điện tử.”
Các đề xuất đều đúng đắn cả, nhưng tiếc rằng, chúng vẫn còn trên giấy.
Một cảnh cháy rừng ở
Siberia (ảnh Donat Sorokin /ТАSS)
Sàn chứng khoán không thực hiện được vì một lý do ai
cũng biết: nếu như hoạt động, nó sẽ phải chịu trách nhiệm đảm bảo rằng không có
khu rừng nào được khai thác trái phép.
Những người bán trên sàn giao dịch sẽ được đăng ký, còn địa chỉ giao gỗ sẽ được kiểm tra. Khi đó, không ai có thể ăn cắp, lấy hàng tỷ rúp đưa ra nước ngoài. Có thể đánh được những mafia sừng sỏ, nhưng đánh mafia phá rừng thì người ta lại sợ, vì có những ô dù ở tít trên cao.
Người đứng đầu chính phủ quên rằng nếu áp dụng Bộ luật lâm nghiệp, thì lực lượng bảo vệ rừng, bao gồm 140 nghìn cán bộ lâm nghiệp, sẽ bị phá vỡ một cách có chủ ý. Năm 2000, lực lượng này bao gồm 90 nghìn người, năm 2006, luật lâm nghiệp đã làm giảm xuống còn 700 người và mãi năm 2008 mới tăng lên thành 13 nghìn người.
Phạm vi trông coi của một cán bộ lâm nghiệp là từ 200 đến 300 nghìn ha. Vậy ai sẽ đi 300 km để kiểm tra những kẻ cưa, chặt trộm? Đây là một sự nhạo báng đối với công tác thanh tra và kiểm tra rừng, đây là một sự nhạo báng có chủ ý đối với các cán bộ lâm nghiệp.
Ở Mỹ, mỗi cán bộ kiểm lâm chỉ phải thanh tra có 2 ha, còn ở châu Âu chỉ có 1 ha.
Tất cả các đề xuất tăng cường kiểm soát việc lưu thông gỗ và chống lại việc khai thác gỗ bất hợp pháp phải dựa vào sự hồi sinh hệ thống các trường Đại học lâm nghiệp, phải coi việc đào tạo cán bộ lâm nghiệp như đào tạo các công chức nhà nước khác.
Nhưng Bộ luật lâm nghiệp lại cản trở tất cả những điều này, bởi vì đây là trọng trách của các khu vực, trong khi đó các khu vực lại không có tiền. Vậy sẽ đào tạo cán bộ lâm nghiệp ở đâu nếu như hầu hết các trường lâm nghiệp đều bị đóng cửa?!
Hệ thống thống kê gỗ nhà nước (LesEGAIS), được thành lập vào năm 2014, hiện không hoạt động, bởi cơ quan này bất lực trong việc kiểm soát vận chuyển gỗ từ khu vực khai thác đến nơi tiêu thụ, vì hệ thống này không chứa thông tin về việc vận chuyển gỗ.
Nó chỉ ra rằng nhà nước đã đầu tư 185 triệu rúp vào công việc này một cách vô ích. Hoặc là nhà nước đã cố tình không sử dụng nó? Điều này sẽ có lợi cho ai đó, khi cả nước không có lấy một hệ thống thống kê về tài nguyên rừng.
Không có nó, sẽ không có dữ liệu về số lượng và giá trị của gỗ, thậm chí cả về chất lượng của chúng. Điều này cho thấy rõ lý do tại sao các khu vực đều không có thông tin chính xác để lập kế hoạch về lâm nghiệp khi họ muốn.
Mười năm trước, Khloponin - đại diện của Tổng thống Putin, khi nhìn thấy mức độ cướp phá rừng đã hiểu ra rằng Bộ luật lâm nghiệp đã mang lại hệ lụy cho quá trình này. Theo đó, cơ quan quản lý rừng từ cấp liên bang đã cố tình chuyển giao quyền hành cho các khu vực.
Hiện nay, chủ tịch Hội đồng Liên bang đang yêu cầu phải trao trả lại. Có một logic rất rõ ràng là các khu vực có quyền hành to lớn, nhưng lại không có kinh phí, nên sẽ rơi vào các kế hoạch tham nhũng, còn trách nhiệm lại thuộc về ngành lâm nghiệp Nga đang bất lực.
Tuy nhiên, các cuộc đối thoại đã diễn ra trong mười năm nay và quyền hạn về quản lý, khai thác rừng vẫn không được chuyển giao. Và làm thế nào để lấy lại được những quyền hạn đó nếu như toàn bộ cơ cấu của Bộ luật lâm nghiệp đã sụp đổ: cơ quan khai thác và quản lý ngân sách sẽ không phải là các vùng mà do nhà nước chủ trì và chủ nhân của rừng không phải là người đi thuê rừng, mà là các cơ quan lâm nghiệp.
Chúng ta đang đi theo một vòng luẩn quẩn: nhà nước không thể cung cấp tài chính cho các khu vực theo quyền hạn của họ, còn họ thì không có khả năng kiếm được kinh phí từ rừng. Ngân sách của khu vực thì trống rỗng, còn tất cả những kẻ lừa đảo bất hảo trong rừng đều là tỷ phú cả! Các khu vực thậm chí còn mất cả doanh thu.
Nếu trước đây thu nhập từ khai thác, chế biến rừng, ví dụ, ở tỉnh Arkhangelsk là 65% GDP của khu vực, thì bây giờ chỉ còn 6%. Và rừng càng bị đốn hạ nhiều thì thu nhập của khu lại càng ít. Và các trận cháy rừng trong năm nay đã thiêu rụi môi trường sống của loài chồn nâu, còn gọi là hắc điêu thử (Martes zibellina) và gây thiệt hại 22 tỷ rúp cho vùng Krasnoyarsk!
Một năm trước, chủ tịch Hội đồng Liên bang Matvienko đã làm rùm beng cả nước khi quở trách người đứng đầu ngành lâm nghiệp Nga, ông Valentik, và đổ lỗi cho ông ta về tình trạng buôn bán gỗ bất hợp pháp.
Ông Valentik bị sa thải, nhưng trong một thời gian dài 3 tháng ngành lâm nghiệp không có lãnh đạo mới, còn các vụ cướp phá rừng thì phát triển với tốc độ vũ trụ. Valentik có lỗi chính trong việc không đủ can đảm để tuyên bố bãi bỏ Bộ luật về rừng.
Nhưng bộ luật này không phải do mình ông thông qua, mà nó được thông qua bởi chính Hội đồng Liên bang và Duma Quốc gia. Và khi Matvienko tuyên bố, tôi xin trích dẫn: “chúng tôi cho rằng có những thay đổi trên là do một số nhóm người vận động hành lang. Chúng ta đã đánh mất chủ nhân của rừng”
Vậy tại sao không thể hiện lòng can đảm, kể tên những người trong chính phủ đã vận động hành lang, phá hoại cả ngành lâm nghiệp. Hãy đưa ra luật trả lại rừng về cho chủ cũ của nó là các cơ quan lâm nghiệp, hồi sinh lại Bộ Lâm nghiệp.
Chính phủ biết rằng diện tích chặt phá, khai thác đã vượt quá diện tích phải phục hồi, người ta biết rằng diện tích đất rừng cần phục hồi sau 3 năm đã tăng lên 31 triệu ha. Ai là người sẽ phải trồng rừng? Đương nhiên là người thuê rừng, chứ không phải Cơ quan Lâm nghiệp Liên bang.
Và đưa việc phục hồi rừng trở thành một vấn đề của nhà nước thì một mình cơ quan này không thể làm được mà chính phủ phải đứng ra.
Phục hồi rừng không chỉ là công việc gieo hạt và trồng cây con, mà phải chăm sóc lâu dài cho cây non, dự tính trong 10 năm. Và nếu có rót số tiền 151 tỷ rúp để khôi phục lại những khu rừng được trồng mới thì cũng không cứu vãn được tình hình. Không có người để trồng những cây giống có chất lượng cao và nhất là để chăm sóc chúng.
10 năm trước, các nhà môi trường đã nhiều lần nghe người đứng đầu chính phủ và Chủ tịch Duma nói rằng sắp tới sẽ ban hành luật về gỗ tròn, nghĩa là việc chế biến gỗ sẽ được đưa vào quy củ, thì hôm nay người ta đã quên về luật đó mất rồi.
Những người bán trên sàn giao dịch sẽ được đăng ký, còn địa chỉ giao gỗ sẽ được kiểm tra. Khi đó, không ai có thể ăn cắp, lấy hàng tỷ rúp đưa ra nước ngoài. Có thể đánh được những mafia sừng sỏ, nhưng đánh mafia phá rừng thì người ta lại sợ, vì có những ô dù ở tít trên cao.
Người đứng đầu chính phủ quên rằng nếu áp dụng Bộ luật lâm nghiệp, thì lực lượng bảo vệ rừng, bao gồm 140 nghìn cán bộ lâm nghiệp, sẽ bị phá vỡ một cách có chủ ý. Năm 2000, lực lượng này bao gồm 90 nghìn người, năm 2006, luật lâm nghiệp đã làm giảm xuống còn 700 người và mãi năm 2008 mới tăng lên thành 13 nghìn người.
Phạm vi trông coi của một cán bộ lâm nghiệp là từ 200 đến 300 nghìn ha. Vậy ai sẽ đi 300 km để kiểm tra những kẻ cưa, chặt trộm? Đây là một sự nhạo báng đối với công tác thanh tra và kiểm tra rừng, đây là một sự nhạo báng có chủ ý đối với các cán bộ lâm nghiệp.
Ở Mỹ, mỗi cán bộ kiểm lâm chỉ phải thanh tra có 2 ha, còn ở châu Âu chỉ có 1 ha.
Tất cả các đề xuất tăng cường kiểm soát việc lưu thông gỗ và chống lại việc khai thác gỗ bất hợp pháp phải dựa vào sự hồi sinh hệ thống các trường Đại học lâm nghiệp, phải coi việc đào tạo cán bộ lâm nghiệp như đào tạo các công chức nhà nước khác.
Nhưng Bộ luật lâm nghiệp lại cản trở tất cả những điều này, bởi vì đây là trọng trách của các khu vực, trong khi đó các khu vực lại không có tiền. Vậy sẽ đào tạo cán bộ lâm nghiệp ở đâu nếu như hầu hết các trường lâm nghiệp đều bị đóng cửa?!
Hệ thống thống kê gỗ nhà nước (LesEGAIS), được thành lập vào năm 2014, hiện không hoạt động, bởi cơ quan này bất lực trong việc kiểm soát vận chuyển gỗ từ khu vực khai thác đến nơi tiêu thụ, vì hệ thống này không chứa thông tin về việc vận chuyển gỗ.
Nó chỉ ra rằng nhà nước đã đầu tư 185 triệu rúp vào công việc này một cách vô ích. Hoặc là nhà nước đã cố tình không sử dụng nó? Điều này sẽ có lợi cho ai đó, khi cả nước không có lấy một hệ thống thống kê về tài nguyên rừng.
Không có nó, sẽ không có dữ liệu về số lượng và giá trị của gỗ, thậm chí cả về chất lượng của chúng. Điều này cho thấy rõ lý do tại sao các khu vực đều không có thông tin chính xác để lập kế hoạch về lâm nghiệp khi họ muốn.
Mười năm trước, Khloponin - đại diện của Tổng thống Putin, khi nhìn thấy mức độ cướp phá rừng đã hiểu ra rằng Bộ luật lâm nghiệp đã mang lại hệ lụy cho quá trình này. Theo đó, cơ quan quản lý rừng từ cấp liên bang đã cố tình chuyển giao quyền hành cho các khu vực.
Hiện nay, chủ tịch Hội đồng Liên bang đang yêu cầu phải trao trả lại. Có một logic rất rõ ràng là các khu vực có quyền hành to lớn, nhưng lại không có kinh phí, nên sẽ rơi vào các kế hoạch tham nhũng, còn trách nhiệm lại thuộc về ngành lâm nghiệp Nga đang bất lực.
Tuy nhiên, các cuộc đối thoại đã diễn ra trong mười năm nay và quyền hạn về quản lý, khai thác rừng vẫn không được chuyển giao. Và làm thế nào để lấy lại được những quyền hạn đó nếu như toàn bộ cơ cấu của Bộ luật lâm nghiệp đã sụp đổ: cơ quan khai thác và quản lý ngân sách sẽ không phải là các vùng mà do nhà nước chủ trì và chủ nhân của rừng không phải là người đi thuê rừng, mà là các cơ quan lâm nghiệp.
Chúng ta đang đi theo một vòng luẩn quẩn: nhà nước không thể cung cấp tài chính cho các khu vực theo quyền hạn của họ, còn họ thì không có khả năng kiếm được kinh phí từ rừng. Ngân sách của khu vực thì trống rỗng, còn tất cả những kẻ lừa đảo bất hảo trong rừng đều là tỷ phú cả! Các khu vực thậm chí còn mất cả doanh thu.
Nếu trước đây thu nhập từ khai thác, chế biến rừng, ví dụ, ở tỉnh Arkhangelsk là 65% GDP của khu vực, thì bây giờ chỉ còn 6%. Và rừng càng bị đốn hạ nhiều thì thu nhập của khu lại càng ít. Và các trận cháy rừng trong năm nay đã thiêu rụi môi trường sống của loài chồn nâu, còn gọi là hắc điêu thử (Martes zibellina) và gây thiệt hại 22 tỷ rúp cho vùng Krasnoyarsk!
Một năm trước, chủ tịch Hội đồng Liên bang Matvienko đã làm rùm beng cả nước khi quở trách người đứng đầu ngành lâm nghiệp Nga, ông Valentik, và đổ lỗi cho ông ta về tình trạng buôn bán gỗ bất hợp pháp.
Ông Valentik bị sa thải, nhưng trong một thời gian dài 3 tháng ngành lâm nghiệp không có lãnh đạo mới, còn các vụ cướp phá rừng thì phát triển với tốc độ vũ trụ. Valentik có lỗi chính trong việc không đủ can đảm để tuyên bố bãi bỏ Bộ luật về rừng.
Nhưng bộ luật này không phải do mình ông thông qua, mà nó được thông qua bởi chính Hội đồng Liên bang và Duma Quốc gia. Và khi Matvienko tuyên bố, tôi xin trích dẫn: “chúng tôi cho rằng có những thay đổi trên là do một số nhóm người vận động hành lang. Chúng ta đã đánh mất chủ nhân của rừng”
Vậy tại sao không thể hiện lòng can đảm, kể tên những người trong chính phủ đã vận động hành lang, phá hoại cả ngành lâm nghiệp. Hãy đưa ra luật trả lại rừng về cho chủ cũ của nó là các cơ quan lâm nghiệp, hồi sinh lại Bộ Lâm nghiệp.
Chính phủ biết rằng diện tích chặt phá, khai thác đã vượt quá diện tích phải phục hồi, người ta biết rằng diện tích đất rừng cần phục hồi sau 3 năm đã tăng lên 31 triệu ha. Ai là người sẽ phải trồng rừng? Đương nhiên là người thuê rừng, chứ không phải Cơ quan Lâm nghiệp Liên bang.
Và đưa việc phục hồi rừng trở thành một vấn đề của nhà nước thì một mình cơ quan này không thể làm được mà chính phủ phải đứng ra.
Phục hồi rừng không chỉ là công việc gieo hạt và trồng cây con, mà phải chăm sóc lâu dài cho cây non, dự tính trong 10 năm. Và nếu có rót số tiền 151 tỷ rúp để khôi phục lại những khu rừng được trồng mới thì cũng không cứu vãn được tình hình. Không có người để trồng những cây giống có chất lượng cao và nhất là để chăm sóc chúng.
10 năm trước, các nhà môi trường đã nhiều lần nghe người đứng đầu chính phủ và Chủ tịch Duma nói rằng sắp tới sẽ ban hành luật về gỗ tròn, nghĩa là việc chế biến gỗ sẽ được đưa vào quy củ, thì hôm nay người ta đã quên về luật đó mất rồi.
Vùng Siberia vô
cùng rộng lớn nhưng hoang vắng của nước Nga sẽ sớm lọt vào tay Trung Quốc dưới
hình thức "thuê" dài hạn.
Vai trò và sự ảnh hưởng của Trung Quốc
Thay vì cấm xuất khẩu gỗ tròn, thì ngược lại, khối lượng xuất khẩu loại gỗ này năm ngoái đã tăng gần 20% sang Phần Lan và tăng 16% sang Trung Quốc.
Tại sao chúng ta lại tăng xuất khẩu lên 10 triệu mét khối nếu như vì sản xuất quá mức mà giá gỗ thô của chúng ta xuất sang Trung Quốc liên tục giảm?
Trước đây, còn có hy vọng rằng người nước ngoài sẽ tạo ra các nhà máy chế biến gỗ ở nước ta. Người ta đã giao việc khai thác các khu rừng Karelia cho các công ty Phần Lan, khu Kostroma cho Thụy Sĩ, và vùng Siberia cho Trung Quốc.
Đến nay, ở Nga đã có 564 công ty khai thác gỗ đăng ký trong đó có sự tham gia của Trung Quốc, trong khi năm ngoái mới có 152 công ty.
Nhưng các xí nghiệp cũng như nguồn đầu tư chảy vào như sông, như suối thì chẳng thấy đâu, chỉ thấy những xưởng cưa rỉ sét do người Trung Quốc mang đến và thị trấn của họ nằm giữa rừng taiga, bỏ lại sau lưng những hoang mạc sau khi rừng bị triệt phá.
Tại Sở lâm nghiệp Siberi, Trung Quốc hứa sẽ xây dựng một nhà máy, tạo công ăn việc làm cho 9 nghìn công nhân, một nhà máy sản xuất bột giấy, và một đường hầm dưới đáy sông Yenisei.
Sau khi nhận được một khu rừng với giá rẻ, họ đã chặt hạ trong 7 năm trời rồi rời đi mà không xây dựng bất cứ thứ gì. Nhưng chính phủ của chúng ta đã bị lừa dối nhưng vẫn tiếp tục bị lừa, lại cho Trung Quốc thuê 137 nghìn ha rừng ở Vùng Tomsk và một lần nữa với giá bèo bọt là 9.200 rúp mỗi ha trong vòng 49 năm. Trong khi đó, giá của một cây thông đã là 700 rúp!
Chính phủ đã cố gắng tăng thuế hải quan đối với gỗ tròn xuất khẩu sang Trung Quốc. Vì vậy, người Trung Quốc vốn nhanh nhậy ngay lập tức hạ giá rừng thô của chúng ta đúng số tiền này để bù lại tiền thuế.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên thiên nhiên Kobylkin đề xuất đóng cửa biên giới thương mại gỗ với Trung Quốc, dường như, ông sợ rằng Trung Quốc sẽ đứng đầu châu Âu trong việc bán gỗ của Nga. Tiếp theo đó, Chủ tịch Duma Matvienko đề xuất đưa ra lệnh cấm tạm thời xuất khẩu gỗ từ Nga.
Cả hai sáng kiến này đều bị dập tắt trong chính phủ. Có vẻ như, người ta không tin rằng các doanh nghiệp của chúng ta có thể làm được đồ nội thất từ cây thông Angarsk. Còn người Trung Quốc thì đã mở hàng ngàn nhà máy nhỏ trong nước, và theo lối thủ công họ làm bàn ghế, cửa sổ và cả những chiếc búa gỗ từ chính cây thông của chúng ta.
Rõ ràng là hiện nay đang có một quá trình nhập khẩu thay thế - Phần Lan làm ra các nhà tắm từ gỗ của chúng ta, sau đó bán lại cho chúng ta, сòn người Trung Quốc thì bán búa gỗ.
Hoặc có thể chính phủ biết rằng ở Trung Quốc, người ta cho vay kinh doanh ở mức 1%, còn các doanh nghiệp chúng ta ở mức 15%. Do đó, đã cho phép chặt phá taiga như cắt xẻo miếng thịt, và coi cây thông Angarsk là cần thiết cho Trung Quốc và Ai Cập, chứ không phải cho Nga?!
Trở lại với các đám cháy hiện tại. Chính phủ dường như vẫn đang theo dõi tình hình, nhưng các khu rừng vẫn cứ tiếp tục cháy. Không hiểu vì sao, ở Belarus không có cháy rừng, trong khi đó ở Nga đã đưa ra một chế độ phòng hỏa đặc biệt ở 25 khu vực, nhưng trong các khu vực đó rừng vẫn cháy hết năm này sang năm khác.
Và mọi người đều biết rằng các đám cháy rừng thường được sử dụng như một cách để che giấu việc khai thác gỗ bất hợp pháp, và trong nước không có trạm dự báo thời tiết thích hợp, cũng như không có thống kê trung thực về số lượng rừng bị đốt cháy.
Người ta cũng biết rằng nạn phá rừng gây ra sự thay đổi khí hậu mạnh mẽ, các con song Volga, Angara, Irtysh đang cạn dần, những cơn bão chưa từng có đã xảy ra ở Siberia. Tổ chức Khí tượng Thế giới đang gióng lên hồi chuông cảnh báo: nồng độ carbon dioxide trong khí quyển đã đạt mức kỷ lục. Tất cả là do việc rừng bị triệt hạ, bởi vì rừng chính là nguồn hấp thụ loại khí này.
Nếu chúng ta biết rằng việc cứu khí hậu chủ yếu phụ thuộc vào rừng, thì tại sao, không nghĩ đến việc cứu rừng bằng cách khôi phục một Bộ lâm nghiệp cho hùng mạnh, và để cho Bộ lâm nghiệp chịu trách nhiệm về các đám cháy, chứ không phải dăm bảy cơ quan khác nhau như hiện nay.
Thay vì cấm xuất khẩu gỗ tròn, thì ngược lại, khối lượng xuất khẩu loại gỗ này năm ngoái đã tăng gần 20% sang Phần Lan và tăng 16% sang Trung Quốc.
Tại sao chúng ta lại tăng xuất khẩu lên 10 triệu mét khối nếu như vì sản xuất quá mức mà giá gỗ thô của chúng ta xuất sang Trung Quốc liên tục giảm?
Trước đây, còn có hy vọng rằng người nước ngoài sẽ tạo ra các nhà máy chế biến gỗ ở nước ta. Người ta đã giao việc khai thác các khu rừng Karelia cho các công ty Phần Lan, khu Kostroma cho Thụy Sĩ, và vùng Siberia cho Trung Quốc.
Đến nay, ở Nga đã có 564 công ty khai thác gỗ đăng ký trong đó có sự tham gia của Trung Quốc, trong khi năm ngoái mới có 152 công ty.
Nhưng các xí nghiệp cũng như nguồn đầu tư chảy vào như sông, như suối thì chẳng thấy đâu, chỉ thấy những xưởng cưa rỉ sét do người Trung Quốc mang đến và thị trấn của họ nằm giữa rừng taiga, bỏ lại sau lưng những hoang mạc sau khi rừng bị triệt phá.
Tại Sở lâm nghiệp Siberi, Trung Quốc hứa sẽ xây dựng một nhà máy, tạo công ăn việc làm cho 9 nghìn công nhân, một nhà máy sản xuất bột giấy, và một đường hầm dưới đáy sông Yenisei.
Sau khi nhận được một khu rừng với giá rẻ, họ đã chặt hạ trong 7 năm trời rồi rời đi mà không xây dựng bất cứ thứ gì. Nhưng chính phủ của chúng ta đã bị lừa dối nhưng vẫn tiếp tục bị lừa, lại cho Trung Quốc thuê 137 nghìn ha rừng ở Vùng Tomsk và một lần nữa với giá bèo bọt là 9.200 rúp mỗi ha trong vòng 49 năm. Trong khi đó, giá của một cây thông đã là 700 rúp!
Chính phủ đã cố gắng tăng thuế hải quan đối với gỗ tròn xuất khẩu sang Trung Quốc. Vì vậy, người Trung Quốc vốn nhanh nhậy ngay lập tức hạ giá rừng thô của chúng ta đúng số tiền này để bù lại tiền thuế.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên thiên nhiên Kobylkin đề xuất đóng cửa biên giới thương mại gỗ với Trung Quốc, dường như, ông sợ rằng Trung Quốc sẽ đứng đầu châu Âu trong việc bán gỗ của Nga. Tiếp theo đó, Chủ tịch Duma Matvienko đề xuất đưa ra lệnh cấm tạm thời xuất khẩu gỗ từ Nga.
Cả hai sáng kiến này đều bị dập tắt trong chính phủ. Có vẻ như, người ta không tin rằng các doanh nghiệp của chúng ta có thể làm được đồ nội thất từ cây thông Angarsk. Còn người Trung Quốc thì đã mở hàng ngàn nhà máy nhỏ trong nước, và theo lối thủ công họ làm bàn ghế, cửa sổ và cả những chiếc búa gỗ từ chính cây thông của chúng ta.
Rõ ràng là hiện nay đang có một quá trình nhập khẩu thay thế - Phần Lan làm ra các nhà tắm từ gỗ của chúng ta, sau đó bán lại cho chúng ta, сòn người Trung Quốc thì bán búa gỗ.
Hoặc có thể chính phủ biết rằng ở Trung Quốc, người ta cho vay kinh doanh ở mức 1%, còn các doanh nghiệp chúng ta ở mức 15%. Do đó, đã cho phép chặt phá taiga như cắt xẻo miếng thịt, và coi cây thông Angarsk là cần thiết cho Trung Quốc và Ai Cập, chứ không phải cho Nga?!
Trở lại với các đám cháy hiện tại. Chính phủ dường như vẫn đang theo dõi tình hình, nhưng các khu rừng vẫn cứ tiếp tục cháy. Không hiểu vì sao, ở Belarus không có cháy rừng, trong khi đó ở Nga đã đưa ra một chế độ phòng hỏa đặc biệt ở 25 khu vực, nhưng trong các khu vực đó rừng vẫn cháy hết năm này sang năm khác.
Và mọi người đều biết rằng các đám cháy rừng thường được sử dụng như một cách để che giấu việc khai thác gỗ bất hợp pháp, và trong nước không có trạm dự báo thời tiết thích hợp, cũng như không có thống kê trung thực về số lượng rừng bị đốt cháy.
Người ta cũng biết rằng nạn phá rừng gây ra sự thay đổi khí hậu mạnh mẽ, các con song Volga, Angara, Irtysh đang cạn dần, những cơn bão chưa từng có đã xảy ra ở Siberia. Tổ chức Khí tượng Thế giới đang gióng lên hồi chuông cảnh báo: nồng độ carbon dioxide trong khí quyển đã đạt mức kỷ lục. Tất cả là do việc rừng bị triệt hạ, bởi vì rừng chính là nguồn hấp thụ loại khí này.
Nếu chúng ta biết rằng việc cứu khí hậu chủ yếu phụ thuộc vào rừng, thì tại sao, không nghĩ đến việc cứu rừng bằng cách khôi phục một Bộ lâm nghiệp cho hùng mạnh, và để cho Bộ lâm nghiệp chịu trách nhiệm về các đám cháy, chứ không phải dăm bảy cơ quan khác nhau như hiện nay.
.....
Bài
liên quan:
*******************
*
Nga
* Thời Putin - từ 2000
* Thời Putin - từ 2000
25. Putin:
Hết tiền - sa thải 110.000 viên chức, sợ chết - rót tiền tỷ tăng cường bảo vệ
Moscow (7/2015)
27. Nước
Nga của tổng thống Putin đã thật sự đoạn tuyệt với chế độ cộng sản, chủ nghĩa
Mác Lê (5/2015)
37. Putin
đem vũ khí hạt nhân hù thiên hạ trong bối cảnh Nga có thể động binh tiến vào
Ukraine (8/2014)
41. Chính
phủ Nga bị tuyên phải bồi thường 50 tỉ USD cho tập đoàn dầu khí Yukos (đã phá sản)
(7/2014)
49. Gia
đình nạn nhân máy bay rơi MH17 đòi kiện Tổng thống Putin vì cho rằng Nga có
liên quan (7/2014)
*
Tư liệu lịch sử Nga - Liên Xô
No comments:
Post a Comment