23/04/2019
KHÔNG HỀ CÓ CHỮ ‘TRƯỚC’ TRONG LỆNH ‘KHÔNG NỔ
SÚNG’ CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG LÊ ĐỨC ANH KHI TRUNG QUỐC TẤN CÔNG GIẾT HẠI
64 NGƯỜI LÍNH Ở ĐẢO GẠC MA NGÀY 14/3/1988.
Tôi rất ngạc nhiên
là trong quá trình suốt mấy năm liền nghiên cứu để làm cuốn sách ’Gạc Ma – Vòng
Tròn Bất Tử’, gặp gỡ nhiều người lính, nhiều người tướng, những người cựu chiến
binh có liên quan đến Gạc Ma và hiểu khá rõ về nội tình và những chuyện liên
quan đến Lê Đức Anh. Thì tôi ngạc nhiên khi thấy rằng, một số khẳng khái khẳng
định rằng, chính Lê Đức Anh lúc đó là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng vào ngày
14/3/1988 đã từ chối đề nghị khẩn thiết của Đô đốc Hải quân Giáp Văn Cương đưa
quân đội ra Trường Sa tiếp ứng khi quân Trung Quốc xả súng bắn chết 64 người
lính Hải quân Việt Nam trên đảo Gạc Ma.
Và rất nhiều người
lính hồi đó đã rất bất bình, tức giận khi ngay sau khi Trung Quốc ra tay thảm
sát Gạc Ma có vài chục ngày, Đại tướng Lê Đức Anh lúc đó là Bộ Trưởng Bộ Quốc
Phòng ra Trường Sa và trong bài phát biểu không một từ nhắc tới 64 Liệt
sĩ vừa bị Trung Quốc giết hại dã man, mà chỉ là ca ngợi tình hữu nghị, biết ơn
Trung Quốc. Tôi và rất nhiều người đã không thể lý giải được vì sao? Một vị cựu
chiến binh lớn tuổi đã khẳng định chắc nịch “Sau trận Gạc Ma đau thương đó ít
lâu, trong việc giữ im lặng và không cho bất kỳ ai được nhắc, nói, tưởng niệm về
Gạc Ma thì công của Lê Đức Anh là rất lớn!”.
Điều đó lý giải vì
sao khi cuốn sách ‘Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử’ sau 4 năm vất vả được phát hành
chính thức lại bị một số tướng lĩnh quân đội ân sủng với Lê Đức Anh tức tối phản
đối kịch liệt đòi tiêu huỷ, đòi truy tố những người thực hiện sách là phản quốc,
là ‘Bài Trung – Phò Mỹ – Dựng cờ vàng’ nhiều đến như vậy. Vì sao họ phải kịch
liệt đòi tiêu huỷ cuốn sách đầu tiên vinh danh 64 Liệt sĩ Gạc Ma? Và lý do của
họ là bám vào một lý do duy nhất: Thiếu một chữ ‘Trước’ trong ‘Lệnh không được
nổ súng’ – Nhưng thực sự là trong tất cả các tài liệu lưu hành nội bộ lưu trữ
lúc bấy giờ và cho đến nay thì không hề có chữ ‘Trước’ mong chờ này của họ tưởng
tượng ra. Lịch sử thì phải trung thực với sự thật – dù có thể làm mất lòng một
ai đó. Và cuốn sách Gạc Ma bị dừng phát hành, thu hồi là một câu chuyện khó hiểu
mà chắc chắn tôi sẽ viết tường tận trong thời gian tới vì liên quan đến nhiều
người.
Trong tất cả các tội
danh, thì tội PHẢN BỘI TỔ QUỐC, PHẢN BỘI NGƯỜI LÍNH, PHẢN BỘI NHÂN DÂN là tội nặng
nhất, hơn cả tội tham nhũng và ấu dâm gấp trăm lần! Dù đó là bất kỳ ai!
--------------------------------
23-4-2019
Ai cũng phải chết
Lê Đức Anh đã chết
hôm qua
Từ khi được sinh
ra, cho đến khi phải chết đi, ý nghĩa của cuộc đời Lê Đức Anh là gì? Điều gì
khiến ông ta còn được nhớ đến, sau khi chết?
Tại sao, năm 1988,
Lê Đức Anh khi ấy đang là bộ trưởng bộ Quốc Phòng, đã ra lệnh “không được nổ
súng”, cho bộ đội đang canh giữ cụm đảo Gạc Ma ở Trường Sa?
Có thể chỉ ông ta mới
có câu trả lời rõ ràng nhất cho quyết định này của mình.
Biết rằng, với mệnh
lệnh ấy, đã có những điều xảy ra bao gồm:
1. 64 chiến sĩ công
binh, tay không có súng, bị giặc Trung Quốc thảm sát bằng súng máy. 9 chiến sĩ
khác bị địch bắt, mất 3 tàu vận tải (không trang bị pháo)
2. Việt Nam mất cụm
đảo đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa vào tay Trung Quốc. Khiến Trung Quốc từ
chỗ không có đảo ở Trường Sa, trở thành một bên tranh chấp chủ quyền với cả quần
đảo này.
3. Sau 2 năm, từ sự
kiện Việt Nam “không được nổ súng”, không bảo vệ đảo Gạc Ma bằng tàu chiến đấu
và không quân, lãnh đạo đảng nhà nước Việt Nam, dẫn đầu là tổng bí thư đảng cộng
sản Nguyễn Văn Linh, đã được phép sang Thành Đô, để cầu hoà, xin trở lại làm
chư hầu của Trung Quốc.
4. Trước sự kiện bi
thảm ở Gạc Ma, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước thù địch. Hiến pháp Việt Nam
còn ghi rõ: Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp. Sau cuộc gặp Thành Đô 1990, Việt
Nam đã trở lại làm “đồng chí tốt” của Trung Quốc. Với các phương châm “Tư tưởng
tương thông, vận mệnh tương quan”.
5. Trước cuộc gặp
Thành Đô 1990, với sự sụp đổ của Liên Xô, mất viện trợ, đảng nhà nước Việt Nam,
với sự thất bại của nền kinh tế tập trung – bao cấp, cùng các sai lầm ở
Campuchia và đối ngoại quốc tế, đang đứng trước bờ vực sụp đổ bởi sự bất mãn
dâng cao của đại đa số nhân dân nghèo đói, phải đối diện với nguy cơ đảo chính
của một bộ phận quân đội, đứng trước nguy cơ mất khả năng tổ chức chính quyền
trên đất nước Việt Nam.
Sau cuộc gặp Thành
Đô 1990, Trung Quốc mở cửa biên giới, nền kinh tế Việt Nam dần hồi phục theo hướng
lệ thuộc vào Trung Quốc. Đảng và nhà nước cộng sản VN, được Trung Quốc bảo trợ,
trở nên dần vững mạnh và duy trì sự độc quyền chính trị trên đất nước Việt Nam,
đến mức như ngày nay.
…
…
Lê Đức Anh có công
tội thế nào với Dân?
Lê Đức Anh có công
tội thế nào với Đất Nước?
Lê Đức Anh có công
tội thế nào với đảng nhà nước cộng sản ở Việt Nam?
Hãy suy ngẫm và tự
trả lời.
Ảnh: FB Võ Văn Tạo
No comments:
Post a Comment