Monday, 15 April 2019

NGUYỄN PHÚ TRỌNG TAI BIẾN TẠI KIÊN GIANG (tổng hợp)




Người Buôn Gió
15/04/2019

Blogger Lê Nguyễn Hương Trà: Anh Tổng Tịch đang ở Nội B - Bệnh viện Đa Khoa Kiên Giang, nhập viện trưa 14.4. Cả Rạch Giá đang nóng rực, công an vây kín Bệnh viện. Các bác sĩ ở Chợ Rẫy, Tp.HCM đang được điều xuống!
Xuất viện 15:35 bằng trực thăng.
BCA được lệnh phong tỏa khu vực BV Chợ Rẫy.
17:30: đã chụp MRI ở Chợ Rẫy.
Tối 14.4: chưa tỉnh. Đang còn theo dõi, ổn thì đưa về Hà Nội.

Diễn biến là cụ Trọng lúc đầu bình thường không có gì, nhưng khi đang họp với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang lúc gần chiều cụ Trọng phát biểu chỉ đạo, đến phần bí thư Nghị đứng lên tiếp thu. Sau đó bỗng nhiên cụ có vẻ choáng, xỉu đi.

Đi theo cụ tất nhiên có bác sĩ giỏi, chuẩn đoán nhanh cụ Trọng bị xuất huyết não, bèn đưa cụ gấp ra Chợ Râỹ, bí thư Nghị đi cùng máy bay chỉ đạo việc đưa cụ về TP HCM cùng với bí thư Nguyễn Thiện Nhân. Đoàn cán bộ lãnh đạo cụ Trọng mang theo vào Kiên Giang có Mai Văn Chính phó ban tổ chức trung ương người Đức Hoà, Long An (cùng quê Trương Tấn Sang). Chánh văn phòng trung ương đảng Nguyễn Văn Nên (trước là chủ nhiệm văn phòng chính phủ thời Nguyễn Tấn Dũng).

Khi cụ ra đến bệnh viện chợ Rẫy thì Ba Dũng vào thăm, lúc Ba Dũng lại gần, cụ Trọng nắm cánh tay 3x ra hiệu là tay trái của cụ không cử động được. Lúc sau Phạm Minh Chính cũng vào đến nơi. Chính là trưởng ban tổ chức trung ương, xuất thân từ công an.

Cựu bí thư Hai Nhật muốn vào thăm nhưng bị từ chối, đến 10 giờ tối vẫn chưa thấy Tư Sang vào thăm.

Hiện nay có Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Văn Nên, Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Thành Phong, Mai Văn Chính, Phạm Minh Chính... loanh quanh trông nom cụ tổng Trọng.

Lúc ở Kiên Giang có ý kiến từ ban sức khoẻ trung ương đưa cụ thẳng ra Hà Nội, nhưng số ý kiến khác nên đưa về Chợ Rẫy (nếu đưa ra Hà Nội lúc đó thì giờ cụ Trọng có khi đi...)

Đến tối tầm 9 giờ, tình hình tệ hơn chút là máu trong não vẫn ra, nhưng chưa đáng phải lo. Các bác sĩ Chợ Rẫy không mổ mà dùng một trị liệu bắn thuốc, nghe nói dùng trị liệu này thì cụ Trọng phải nằm yên 72 giờ để mạch máu ổn định.

Dường như cụ Trọng không bị hôn mê, vẫn tỉnh và nghe được mọi người nói, có lúc cụ Trọng nói vẻ sốt ruột về việc hội chẩn.

Cụ Trọng dự kiến ngày 24 tháng 4 đi Trung Quốc ký 10 văn kiện hợp tác trong sáng kiến Vành Đai Con Đường của cụ Tập Cận Bình, cũng báo cáo quan điểm đối ngoại của Việt Nam trong chuyến gặp cụ Trump tới đây.

Anh 7 Phúc đã đến Đông Âu, anh đang vận động các nước Đông Âu ủng hộ để hiệp định thương mai với EU sớm ký kết.

***
Trên là thông tin khách quan, viết thế xưng hô thế cho người đọc cách loại đỡ cảm thấy tổn thương, nhất là Fan hâm mộ ông Nguyễn Phú Trọng.

---------------------------

Thứ Hai, 04/15/2019 - 03:33 — nguyenvandai

Tôi còn nhớ lúc nhỏ, khi nghe tin ông Tôn Đức Thắng qua đời vào năm 1980, vẫn còn nhiều người dân sụt sùi thương nhớ và luyến tiếc.

Nhưng tới năm 1986, khi ông Lê Duẩn qua đời thì người dân thở phào nhẹ nhõm. Còn các nguyên thủ nhà nước và đảng cộng sản Việt Nam sau này qua đời thì đa phần người dân đều phấn khởi, họ thường nói với nhau “may quá, đỡ tốn cơm của dân”.

Gần đây nhất khi Trần Đại Quang, Đỗ Mười qua đời thì đa số người dân ăn mừng thực sự. Trước đó, khi hay tin những vị này lâm bệnh, người dân còn mong cho chết sớm.

Còn Nguyễn Phú Trọng thì sao?

Ngay từ trưa ngày 14.04.2019 giờ Việt Nam, khi tin Nguyễn Phú Trọng bị đột quị được tung lên mạng xã hội, thì một không khí vui mừng và chờ đợi tin xấu hơn với Phú Trọng được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, tới mức khi search trên google bằng bất cứ ngôn ngữ nào thì cái tên Nguyễn Phú Trọng đứng đầu tiên trong danh sách tìm kiếm. Nhiều người còn tuyên bố nếu Phú Trọng chết thì họ mời gia đình, bạn bè ăn mừng,...

Tại sao như vậy?

Điều này là trái với truyền thống thương yêu, cảm thông, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau của dân tộc Việt Nam. Ai cũng hiểu điều đó, nhưng cảm xúc yêu thương hay ghét bỏ vốn là rất tự nhiên của con người.

Như vậy, rất rõ ràng và hiển nhiên là các quan chức cộng sản đã làm cho đa số Nhân dân chán ghét và căm phẫn tới mức họ không còn giữ được truyền thống yêu thương, cảm thông khi hay tin một người ngã bệnh hay qua đời. Và họ chỉ mong người đó bệnh nặng, gặp tai họa, hay chết sớm,....

Ngày nay với internet và mạng xã hội, các yếu kém, xấu xa, tội ác,... của đảng cộng sản và các quan chức cộng sản được phơi bày cho tất cả mọi người dân được biết.

Tại sao đa số Nhân dân ghét bỏ Nguyễn Phú Trọng?

Thứ nhất, Nguyễn Phú Trọng với biệt danh Trọng Lú, là kẻ cuồng đảng và Chủ nghĩa xã hội, cực kỳ bảo thủ. Luôn luôn muốn duy trì sự cai trị tuyệt đối và hà khắc của đảng cộng sản với đất nước và dân tộc Việt Nam. Còn Phú Trọng thì giấc mơ về một nước Việt Nam tự do, dân chủ mãi mãi vẫn chỉ là mơ ước;

Thứ hai, Phú Trọng càng già càng tham lam quyền lực, tham quyền cố vị, nói một đằng, làm một nẻo; Phú Trọng nói phải kiểm soát quyền lực nhưng tự mình lại ôm trọn quyền lực;

Thứ ba, Phú Trọng nham hiểm và độc ác trong việc dùng quyền lực và nhân danh chống tham nhũng để triệt hạ các đồng chí trong đảng nhưng đối lập với quyền và lợi ích của phe nhóm mình; Trong lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, chưa bao cuộc chiến tranh giành quyền lực và sát phạt lẫn nhau quyết liệt như lúc này;

Thư tư, trong não trạng của Phú Trọng thà làm tay sai, bán nước, nô lệ cho Trung Cộng còn hơn là kết đồng minh với Hoa Kỳ và Phương Tây để đem lại an ninh cho quốc gia và tự do dân chủ cho Nhân dân.

Bởi các lý do trên và chắc chắn là còn rất nhiều điều khác mà đa số Nhân dân Việt Nam không hài lòng và căm ghét Nguyễn Phú Trọng. Mong các bạn bổ sung thêm.


-------------------------------

BBC Tiếng Việt
14 tháng 4 2019

Công dân mạng người Việt trên Facebook và Google hôm Chủ nhật 14/4 xôn xao tìm kiếm tin về sức khỏe Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. MIKHAIL SVETLOV/GETTY

Tên ông Nguyễn Phú Trọng có lúc đứng đầu trong danh sách tìm kiếm trên Google tại Việt Nam trong ngày 14/4.
Nguyên do là vì xuất hiện tin không chính thức nói ông Nguyễn Phú Trọng nhập viện sáng 14/4 trong lúc đang thăm tỉnh Kiên Giang.
Ông Trọng có hai ngày thăm Kiên Giang từ 13 đến 14/4, đúng dịp sinh nhật ông (14/4/1944).

Cùng ngày 14/4, bắt đầu xuất hiện tin đồn nói ông Trọng không khỏe, được đưa vào viện.
Truyền thông nhà nước không đề cập, nhưng tin đồn nhanh chóng loan ra trên Facebook, với tìm kiếm tăng mạnh trên Google.

Cây bút Lưu Trọng Văn, vào cuối ngày, nói rằng ông Trọng nhập viện nhưng sức khỏe đã ổn.
"Qua ba kênh có nguồn thông tin có uy tín mà gã dò hỏi thì cả ba đều nói:
- Việc ngài nhập viện là có thật.
- Hiện tại sk của ngài đã ổn. Một nguồn tin thân cận với ngài khẳng định là rất ổn.
"Khi gã viết những dòng kết này thì nhận một tin nhắn của người rất thạo tin cung đình báo là VTV sẽ có thông tin chính thức," ông Lưu Trọng Văn viết.

Tìm kiếm về ông Nguyễn Phú Trọng có lúc đứng số một trên Google ở Việt Nam hôm 14/4.

Theo Thông tấn xã Việt Nam, ông Trọng vào sáng 14/4 đã làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Kiên Giang; nghe Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020.

Theo bản tin, tỉnh Kiên Giang kiến nghị Bộ Chính trị chỉ đạo sớm cho chủ trương thành lập thành phố Phú Quốc và có nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù cho Phú Quốc.
Tỉnh đề nghị xem xét chấp thuận chủ trương thành lập huyện đảo Thổ Châu theo Tờ trình số 49-TTr/TU ngày 5/4/2018 của Tỉnh ủy Kiên Giang.

Tỉnh cũng đề nghị Trung ương đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 dự án đường hành lang ven biển giai đoạn 2 (đoạn Rạch Giá-Hà Tiên) và Quốc lộ 61 (đoạn Rạch Sỏi-Bến Nhứt).

Theo bản tin, ông Nguyễn Phú Trọng ghi nhận các kiến nghị của tỉnh và nêu rõ, cần có kế hoạch tổng thể, cân đối nguồn lực, tính toán từng bước đi cụ thể, chắc chắn.

Sang ngày 15/04, truyền thông chính thống ở Việt Nam vẫn tiếp tục đăng tải lại các tin về chuyến thăm Kiên Giang của ông Trọng hôm 13 và 14.

Tuy nhiên, các bản tin này không nói nhà lãnh đạo Việt Nam đã trở lại Hà Nội hay là chưa.
Cùng ngày, trang nguyenxuanphuc.org có bài với tựa đề 'Cảnh báo về thông tin xuyên tạc vấn đề sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng', như thể đáp lại những gì một số trang mạng xã hội Việt Nam đăng hôm cuối tuần về sức khoẻ của ông Nguyễn Phú Trọng.

----------------------

.
.
Nhiều tác giả    15/04/19
.
Tổng hợp  -  14/04/19
.




No comments:

Post a Comment

View My Stats