Dân Trí (Theo The Star)
Thứ Năm, 13/12/2018 - 07:09
Thủ
tướng Canada Justin Trudeau cho biết, Canada sẽ tuân thủ luật pháp trong việc
xem xét dẫn độ Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu, bất chấp Tổng thống Mỹ
Donald Trump tuyên bố có thể can thiệp.
>> Bà Mạnh Vãn Chu lần đầu lên tiếng sau khi được tại ngoại, nói "tự hào về Huawei"
>> Ông Trump lần đầu lên tiếng vụ Huawei, tuyên bố sẵn sàng can thiệp
>> Giám đốc tài chính Huawei được tại ngoại với 7,5 triệu USD tiền bảo lãnh
Thủ tướng Canada Justin Trudeau (Ảnh: Reuters)
Phát biểu với báo giới ngày 12/12, Thủ tướng Canada
Justin Trudeau nói: “Cho dù chuyện gì xảy ra ở các quốc gia khác, Canada vẫn và
sẽ luôn là một quốc gia tuân thủ luật pháp”.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland cảnh
báo, Mỹ không nên chính trị hóa các vụ dẫn độ. "Các đối tác có hiệp ước dẫn
độ với chúng tôi không nên tìm cách chính trị hóa quy trình dẫn độ hay dùng nó
vì mục đích khác thay vì theo đuổi công lý và tuân thủ luật pháp", bà
Freeland nói khi nhận xét về bình luận của ông Trump.
Bình luận trên đưa ra sau khi tòa án ở British
Columbia (Canada) cho phép Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu được tại ngoại
với số tiền bảo lãnh gần 7,5 triệu USD. Theo đó, bà Mạnh sẽ được tại ngoại,
song bị giám sát chặt chẽ ở Canada khi chờ quyết định có bị dẫn độ sang Mỹ theo
đề nghị của Washington hay không.
Về phần mình, Tổng thống Trump tuyên bố có thể sẽ
can thiệp vào vụ việc nếu nó có lợi cho việc đàm phán thương mại giữa Mỹ và
Trung Quốc. “Điều gì là tốt cho nước Mỹ, thì tôi sẽ làm. Nếu tôi nghĩ là nó có
ích cho thỏa thuận thương mại lớn nhất trong lịch sử, một vấn đề rất quan trọng
và ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của Mỹ, tôi sẽ can thiệp nếu thấy cần thiết”,
ông Trump nói.
Bình luận của ông Trump cũng khiến chính các nghị sĩ
Mỹ lo ngại. Tại một phiên điều trần trước Thượng viện về vấn đề gián điệp Trung
Quốc, Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal nói, ông vô cùng quan ngại với bình luận
của ông Trump bởi nó khiến người khác có cảm giác hành pháp của Mỹ là
"công cụ của cả thương mại, ngoại giao và chính trị".
Bà Mạnh Vãn Chu được tại ngoại. (Ảnh: CTV)
Đến nay, Mỹ vẫn chưa đưa ra đề nghị dẫn độ chính thức,
song nếu đề nghị chính thức, nếu thẩm phán Canada ủng hộ đề nghị đó, Bộ trưởng
Tư pháp Canada sẽ phải quyết định có cho dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ hay không.
Bà Mạnh Vãn Chu, 46 tuổi, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc
điều hành Huawei, bị giới chức Canada bắt giữ hôm 1/12 theo đề nghị của Mỹ với
cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ áp lên Iran. Vụ bắt giữ đã khiến quan hệ
giữa Trung Quốc với Canada và Mỹ căng thẳng và đe dọa thỏa thuận "đình chiến"
thương mại vừa đạt được hồi đầu tháng này giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tòa án Canada cho phép bà Mạnh tại ngoại trùng thời
điểm Canada xác nhận một nhà cựu ngoại giao của nước này, ông Michael Kovrig, bị
bắt giữ ở Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng
cho biết, nếu ông Kovirig thực hiện các hoạt động của tổ chức phi chính phủ
International Crisis Group (ICG) mà không đăng ký hoặc thông báo. Nhà cựu ngoại
giao này có thể đã vi phạm luật về tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngoài của
Trung Quốc.
Ông Kovrig từng là nhà ngoại giao Canada làm việc ở
Bắc Kinh, nhưng ông đã quyết định nghỉ việc để hoạt động tại tổ chức ICG và
chuyên về nghiên cứu các vấn đề Đông Bắc Á.
Thủ tướng Trudeau cho biết, chính phủ Canada đang giải
quyết vấn đề này một cách nghiêm túc.
Minh
Phương
Theo The Star
----------------------------
10:01 13/12/2018
Một
người có quốc tịch Canada đã bị bắt tạm giam tại Bắc Kinh, dấy lên câu hỏi về
việc trả đũa của chính phủ Trung Quốc với vụ Canada bắt giữ CFO Huawei Mạnh Vãn
Châu.
Guardian trích lời Ngoại
trưởng Canada bà
Chrystia Freeland cho biết thêm một công dân nước này đã bị tạm giữ bởi chính
quyền Trung Quốc sau
trường hợp của cựu nhân viên ngoại giao Michael Kovrig.
Báo Canada Globe and Mail xác định
người này là Michael Spavor, sống ở Trung Quốc và điều hành công ty
Paektu Cultural Exchange chuyên cung cấp dịch vụ du lịch đến Triều Tiên. Ông
Spavor được cho là người đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức chuyến đi tới
Bình Nhưỡng của Dennis Rodman, nơi cựu siêu sao NBA có cuộc gặp với ông Kim
Jong Un.
Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland. Ảnh: AFP.
Sau khi cựu nhân viên ngoại giao Michael Kovrig bị bắt
giữ vào ngày 10/12, ông Spavor được cho là đã liên hệ với các quan chức Canada
và thông báo về việc mình đang bị thẩm vấn bởi các nhà chức trách Trung Quốc.
Bà Freeland cho biết: "Chúng tôi chưa thể liên lạc với ông ấy kể từ khi ông ấy báo cho chúng
tôi về chuyện này. Chúng tôi đang rất cố gắng xác định ông ấy đang ở đâu và
chúng tôi cũng đã đề cập vấn đề này với phía Trung Quốc".
Cũng theo Globe and Mail, ông Kovrig
và ông Spavor được cho là có mối liên hệ với nhau.
Những thông tin từ mạng xã hội của ông Spavor cho thấy
những người bạn của ông bắt đầu đặt ra những câu hỏi sau khi không thấy ông này
xuất hiện trong một sự kiện được lên kế hoạch từ trước diễn ra ở Seoul vào ngày
12/12. Đây cũng là ngày mà ông Kovrig bị nhà chức trách Trung Quốc bắt giữ.
Chính quyền Canada biết rõ phía Trung Quốc có thể có
những hành động trả đũa sau vụ bắt giữ giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu tại
Vancouver tuần trước.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc tuyên bố ông Kovrig
bị bắt vì bị nghi ngờ tham gia vào "các hoạt động tổn hại đến an ninh quốc
gia Trung Quốc".
Cáo buộc "tổn hại đến an ninh quốc gia" có
thể bao gồm hàng loạt tội danh liên quan và định nghĩa này cũng không hề rõ
ràng.
Ông Guy Saint-Jacques, cựu đại sứ Canada tại Trung
Quốc, trả lời phỏng vấn đài CBC của Canada vào ngày thứ ba
11/12, một ngày sau vụ bắt giữ ông Kovrig, cho rằng: "Ở Trung Quốc, chẳng
có sự trùng hợp ngẫu nhiên nào cả. Trong trường hợp này rõ ràng là chính phủ
Trung Quốc muốn gia tăng áp lực hết cỡ với chính phủ Canada".
Bà Mạnh bị phía Canada tạm giữ vào ngày 1/12 theo
yêu cầu của chính phủ Mỹ vì
tình nghi bà vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Trung Quốc phản đối mạnh
mẽ vụ bắt giữ này và đe dọa Canada sẽ phải đối mặt với những "hậu quả
nghiêm trọng" nếu bà Mạnh không được trả tự do.
No comments:
Post a Comment