Wednesday, 5 December 2018

PHẠM ĐOAN TRANG & HAI TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM NHẬN GIẢI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM 2018 (tổng hợp)




December 5, 2018

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hôm 5 Tháng Mười Hai, nhiều blogger đồng loạt gửi lời chúc mừng đến ba nhà hoạt động nhân quyền được trao giải Nhân Quyền Việt Nam 2018: ông Hoàng Đức Bình, bà Trần Thị Nga và nhà báo tự do Phạm Đoan Trang.

Hai trong số ba người này, ông Bình, còn được biết đến với tên Hoàng Bình, đang thọ án 14 năm tù, trong lúc bà Nga, tức blogger Thúy Nga, thọ án 9 năm tù.

Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang: "Cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn, và tôi cần sự ủng hộ của tất cả các bạn – những người đồng ý với tôi rằng Việt Nam phải thay đổi." (Hình: Facebook Pham Doan Trang)

Bà Đoan Trang trong năm qua liên tục bị nhà cầm quyền CSVN câu lưu, sách nhiễu và phải đổi chỗ ở nhiều lần sau khi bà xuất bản cuốn sách Chính Trị Bình Dân và lên tiếng về thực trạng nhân quyền Việt Nam.

Thông cáo do Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam phát đi cho biết: “Được thành lập từ năm 2002, Giải Nhân Quyền Việt Nam được trao hàng năm cho các cá nhân và tổ chức có những đóng góp và ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh cho công lý và nhân quyền tại Việt Nam. Giải thưởng còn là một cơ hội để người Việt hải ngoại bày tỏ tình liên đới với những nhà hoạt động tại quê nhà.”

Dự trù buổi lễ trao giải năm nay sẽ được tổ chức tại nhà hàng Moonlight, thành phố Westminster, California, Hoa Kỳ vào lúc 1 giờ trưa hôm 9 Tháng Mười Hai, 2018, nhân kỷ niệm 70 năm ngày Quốc Tế Nhân Quyền. Do trong ba nhân vật kể trên có hai người trong tù, một người trong tình trạng bị hạn chế xuất cảnh, nên chắc chắn họ sẽ vắng mặt tại buổi lễ này.

Ông Hoàng Đức Bình và bà Trần Thị Nga. (Hình: Zing, VietnamNet)

Bà Đoan Trang chia sẻ cảm nghĩ trên trang cá nhân hôm 5 Tháng Mười Hai: “Tôi không nén được cảm giác ngại và buồn, khi mà hai trong ba người nhận giải nhân quyền hiện đang ngồi tù. Tôi có cơ hội để được biết về giải thưởng của mình, còn ông Bình và bà Nga thì không. Ngoài họ ra, hàng trăm người khác cũng đang ngồi tù vì các tội do nhà nước công an trị khép, và không được nhận giải thưởng nào, thậm chí không được ai biết đến.”

“Việc [nhà cầm quyền CSVN] trả tự do và trục xuất một số tù nhân lương tâm không phải là giải pháp chung. Mà giải pháp chung phải là làm sao để tất cả tù nhân lương tâm đều được giải thoát và Việt Nam không còn tù nhân lương tâm nữa, cũng như không còn dân oan. Điều đó chỉ có thể có được với một thể chế mới, một chính quyền mới. Vì thế, cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn, và tôi cần sự ủng hộ của tất cả các bạn – những người đồng ý với tôi rằng Việt Nam phải thay đổi,” bà Đoan Trang cho hay.

Hồi Tháng Ba, 2018, bà Đoan Trang cũng đã vắng mặt tại lễ trao giải thưởng nhân quyền Homo Homini năm 2017 của tổ chức People in Need.

Hồi Tháng Mười Một, 2018, bà Anne Marie Von Arx-Vernon, dân biểu Thụy Sĩ gởi thư cho Bộ Trưởng Công An CSVN Tô Lâm “yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho nhà hoạt động Trần Thị Nga, kêu gọi tôn trọng quy tắc của Liên Hợp Quốc trong việc đối xử với tù nhân lương tâm, cũng như yêu cầu ngưng việc chuyển trại bà Nga đến những nơi xa gia đình.” Và tương tự như khi nhận được những yêu cầu từ các tổ chức nhân quyền quốc tế, Bộ Công An CSVN không hề lên tiếng.

Trước đó, ông Phan Văn Phong, chồng của bà Nga, cho biết trên mạng xã hội rằng bà Nga gọi về nhà thông báo tình trạng bị bạn tù đánh đập và dọa giết.

Hồi Tháng Chín, 2018, ông Hoàng Nguyên, em trai của ông Bình viết trên mạng xã hội rằng ông Bình “bị công an Nghệ An đánh điếc tai lúc bị bắt và hiện tại bây giờ vẫn còn đau.” (T.K.)

-----------------------
RFA
2018-12-05

Hai tù nhân chính trị Trần Thị Nga, Hoàng Đức Bình và nhà hoạt động Phạm Đoan Trang được Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trụ sở ở Hoa Kỳ trao giải năm 2018.

Hai tù nhân chính trị Trần Thị Nga, Hoàng Đức Bình và nhà hoạt động Phạm Đoan Trang.  RFA Edited

Thông cáo báo chí của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, một tổ chức Phi chính phủ, phát đi vào ngày 30 tháng 11 nêu rõ công trạng của ba người được vinh danh với giải thưởng nhân quyền năm nay.

Theo Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam thì anh Hoàng Đức Bình là nhà hoạt động tranh đấu bảo vệ quyền lợi cho người lao động, bảo vệ môi trường và giúp dân khiếu kiện sau thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh gây nên.

Anh này bị tuyên án 14 năm tù tại phiên xử hôm ngày 6 tháng 2 năm nay với cáo buộc ‘Chống người thi hành công vụ’ và Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích của các tổ chức, công dân’.

Bà Trần Thị Nga, mẹ của hai con nhỏ, hiện đang phải thụ án 9 năm tù tại Trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’. Bà Trần Thị Nga từng là nạn nhân của nạn xuất khẩu lao động ở Đài Loan. Khi về nước bà tham gia giúp đỡ cho những nạn nhân khác, và rồi dấn thân tranh đấu vì quyền con người.

Nhà báo Phạm Đoan Trang, từng là một phóng viên của một số báo Nhà nước nhưng trở thành blogger, nhà hoạt động xã hội. Cô tham gia những hoạt động gồm chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, phát động chiến dịch bảo vệ cây xanh ở Hà Nội, tổ chức các lớp đào tạo về báo chí, chính trị học, chính sách công cho các nhà hoạt động xã hội dân sự tại Việt Nam.

Nhà báo Phạm Đoan Trang là tác giả của các cuốn sách Kỹ Năng Báo Chí Căn Bản, Cẩm Nang Hoạt Động Xã Hội, cùng dịch sách "Từ Facebook Đến Xuống Đường".

Tác phẩm gần đây nhất là "Chính Trị Bình Dân" xuất bản trên Amazon năm 2017 và vì cuốn sách này cô nhiều lần bị cơ quan an ninh đưa lên đồn làm việc.

Nhà báo Phạm Đoan Trang viết trên Facebook cá nhân bày tỏ cảm xúc ngại và buồn khi là một trong ba người được nhận giải Nhân quyền Việt Nam năm 2018 trong khi hai nhà hoạt động còn lại vẫn ở tù và cô khẳng định rằng “cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn!”

Nhà báo Phạm Đoan Trang cho biết, không ai trong số những người có quan tâm đến tình hình đất nước nên vui vì theo cô “Khi chúng ta chúc mừng một người tù nhân lương tâm nào đó thoát khỏi nhà tù (nhỏ và lớn) ở Việt Nam để “đến bến bờ tự do”, khi chúng ta chúc mừng một người Việt Nam nhận được một giải thưởng nhân quyền nào đó, chúng ta đều nên hiểu rằng điều đó chỉ chứng tỏ đất nước này đang trải qua những năm tháng đen tối đến mức nào, và cái thực tế ấy chẳng có gì đáng mừng”.

Và cô khẳng định việc “…Trả tự do và trục xuất một số tù nhân lương tâm không phải là giải pháp chung. Mà giải pháp chung phải là làm sao để tất cả tù nhân lương tâm đều được giải thoát và Việt Nam không còn tù nhân lương tâm nữa (cũng như không còn dân oan). Điều đó chỉ có thể có được với một thể chế mới, một chính quyền mới.

Vì thế, cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn, và tôi cần sự ủng hộ của tất cả các bạn – những người đồng ý với tôi rằng Việt Nam phải thay đổi.”.

Giải Nhân Quyền Việt Nam thành lập từ năm 2002 được trao tặng hàng năm. Cho đến nay đã có 42 cá nhân và 3 tổ chức có những đóng góp xuất sắc và có nhiều ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh cho công lý và nhân quyền tại Việt Nam được nhận giải.

Theo Ban tổ chức, giải Nhân quyền VN còn là một cơ hội để người Việt hải ngoại bày tỏ tình liên đới với những nhà hoạt động tại quê nhà.

Theo ban tổ chức thì buổi lễ trao giải thưởng năm nay sẽ diễn ra tại thành phố Westminster, Quận Cam, Bang Califorina vào ngày 9 tháng 12 tới đây.

----------------------------

12-05-2018

THÔNG CÁO BÁO CHÍ
11/30/2018 

GIẢI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM 2018

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trân trọng công bố kết quả Giải Nhân Quyền Việt Nam 2018 được trao cho 3 nhà hoạt động nhân quyền: Anh Hoàng Đức Bình, bà Trần Thị Nga, và nhà báo Phạm Đoan Trang.

Được thành lập từ năm 2002, Giải Nhân Quyền Việt Nam đã được trao hàng năm cho 42 cá nhân và 3 tổ chức đã có những đóng góp xuất sắc và có nhiều ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh cho công lý và nhân quyền tại Việt Nam. Giải Nhân quyền VN còn là một cơ hội để người Việt hải ngoại bày tỏ tình liên đới với những nhà hoạt động tại quê nhà.

Buổi lễ trao giải năm nay sẽ được tổ chức tại nhà hàng Moonlight, thành phố Westminster, California, Hoa Kỳ vào lúc 1 giờ trưa ngày Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2018, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Quốc Tế Nhân Quyền.

Sau đây là bản tóm lược về 3 nhà hoạt động được trao giải năm nay:

1. HOÀNG ĐỨC BÌNH:

Sinh năm 1983 tại Nghệ An, nguyên kỹ sư ngành xây dựng, và là Phó chủ tịch Phong Trào Lao Đông Việt, một tổ chức đấu tranh cho quyền lợi người công nhân.

Quá trình hoạt động:

Hoàng Đức Bình là một nhà hoạt động tranh đấu bảo vệ quyền lợi cho người lao động, bảo vệ môi trường, giúp dân khiếu kiện Formosa.  Tháng 11/ 2015 anh cùng nhiều thành viên của Phong Trào Lao Động Việt đã gặp và kêu gọi khoảng hơn 2000 công nhân hãng Yupoong, Đồng Nai biểu tình chống công ty sa thải sai luật và không trả bảo hiểm thất nghiệp như luật định. Sau thảm họa biển miền Trung do nhà máy thép Formosa xả thải gây ra, với tư cách đại diện “Phong Trào Lao Động Việt", Hoàng Đức Bình đã vận động thành lập “Hiệp Hội Ngư Dân Miền Trung” để bảo vệ lợi ích của những ngư dân chịu thiệt hại do thảm họa, cũng như lên tiếng kêu gọi nhà máy Formosa phải ngừng hoạt động tại Việt Nam. Hiệp Hội Ngư Dân Miền Trung đã tiến hành nhiều hoạt động giúp đỡ ngư dân đòi quyền lợi như: thu thập thông tin về thảm họa, giúp ngư dân làm hồ sơ kiện, đồng hành cùng ngư dân nộp đơn lên tòa án.

Ngày 15/5/2017, anh Hoàng Đức Bình bị một nhóm công an thường phục lẫn sắc phục phối hợp bắt giữ bất ngờ, khi anh đang cùng linh mục Nguyễn Đình Thục đi trên đường bằng xe ô tô.  Sau đó, Hoàng Đức Bình đã bị khởi tố với hai tội danh: “Chống người thi hành công vụ” (Điều 257) và “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (Điều 258).  Ngày 6/2/2018 anh bị tuyên án 14 năm tù vì tội yêu nước, giúp đỡ người dân khiếu kiện Formosa.

Sinh trú quán: Phủ Lý, Hà Nam

Bà Nga là một nạn nhân của tệ nạn xuất khẩu lao động tại Đài Loan.  Bà bị nhà cầm quyền Việt nam bỏ rơi khi gặp nạn. Kể từ đó, bà tự tìm hiểu pháp luật và giúp đỡ những người có hoàn cảnh tương tự như bà với số vốn kiến thức ít ỏi của mình.  Sau khi trở về Việt Nam, từ năm 2008-2010 bà Nga đã tham gia giúp đỡ những người lao động gặp nạn tại Đài Loan. Cũng từ đó, bà bị công an tỉnh Hà Nam đe dọa, đàn áp, sách nhiễu và tấn công nhiều lần.  Bà vẫn tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo Việt Nam, phản đối Formosa xả thải hủy diệt môi trường.  Bà Nga là thành viên sáng lập Hội Phụ nữ Nhân Quyền. 

Bà bị bắt ngày 21/1/2017.  Ngày 25/7/2017, bị kết án 9 năm tù, 5 năm quản chế về tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.


3. PHẠM ĐOAN TRANG:

Phạm Đoan Trang sinh năm 1978, là nhà báo, blogger, nhà hoạt động xã hội hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Việt Nam.  Trước đây, cô Trang làm việc trong một số tờ báo ở Việt Nam như Vietnamnet, Pháp Luật TP. HCM. 

Quá trình hoạt động:

Năm 2011, cô tích cực tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, viết bài tường thuật, phân tích và các cẩm nang hướng dẫn người biểu tình cách ứng phó với sự đàn áp của an ninh.  Cô tham gia chiến dịch Tuyên bố 258 đòi chính phủ Việt Nam bãi bỏ điều luật chống lại nhân quyền này trong Bộ luật Hình sự Việt Nam (2013), vận động cho nhân quyền Việt Nam trong khuôn khổ UPR (2014).  Năm 2015, cô là một những người phát động chiến dịch bảo vệ cây xanh Hà Nội.  Cô đã tổ chức các lớp đào tạo về báo chí, chính trị học, chính sách công quyền cho các nhà hoạt động xã hội dân sự tại Việt Nam.  Năm 2016, tham gia chiến dịch “Cứu Dân Cứu Biển” sau tai họa môi trường ở miền Trung.

Các tác phẩm:

Kỹ Năng Báo Chí Căn Bản (2014); Cẩm Nang Hoạt Động Xã Hội (2015); cùng dịch sách "Từ Facebook Đến Xuống Đường" ấn bản năm 2016.  Tác phẩm mới nhất là "Chính Trị Bình Dân" (2017).







No comments:

Post a Comment

View My Stats