BBC Tiếng Việt
21 tháng 12 2018
Hoa
Kỳ buộc tội hình sự với tin tặc 'làm cho tình báo Trung Quốc' sau khi Tổng thống
ký luật phạt quan chức TQ ngăn người Mỹ đến Tây Tạng.
Phó Tổng chưởng lý Hoa Kỳ Rod Rosenstein: "Chúng tôi muốn Trung Quốc
chấm dứt các hoạt động phi pháp trên mạng". AFP
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ tuyên bố buộc tội hình sự đối với
hai tin tặc được cho là có liên quan tới cơ quan tình báo chính của Trung Quốc.
Zhu Hua và Zhang Shilong bị cáo buộc nhắm vào các mạng ở Mỹ và các quốc gia đồng minh để đánh cắp
bí mật thương mại và công nghệ.
Họ thuộc nhóm "hacking group" được biết đến
là phương thức tấn công mạng Advanced Persistent Threat 10,
theo cáo buộc.
Có ý kiến cho rằng họ hiện đang ở Trung Quốc.
Úc, Anh, Canada, Nhật, Hà Lan, New Zealand và Thụy
Điển cũng được báo cáo nằm trong mục tiêu của hai tin tặc.
Các báo châu Âu chiều tối 20/12 chạy tin nói Hoa Kỳ
"cáo buộc Trung Quốc có hoạt động tin tặc toàn cầu".
Zhu Hua và Zhang Shilong làm việc cho công ty
Huaying Haitai và hợp tác với Bộ Công an Trung Quốc, theo cáo trạng.
Các tập đoàn Mỹ liên quan đến hàng không, công nghệ
vũ trụ và không gian, và các cơ quan chính phủ như Hải quân và cơ quan vũ trụ
NASA cũng bị nhắm đến, cáo trạng cho cho biết thêm.
Thông báo về việc không tiết lộ cáo trạng, Phó Tổng
chưởng lý Hoa Kỳ Rod Rosenstein cho biết Trung Quốc đã vi phạm thỏa thuận 2015,
theo đó họ cam kết không tham gia vào hoạt động gián điệp thương mại trên mạng.
Ông Rosenstein cho biết động thái của Bộ Tư pháp Hoa
Kỳ được phối hợp với các đồng minh của Mỹ ở châu Âu và châu Á để ngăn chặn
"sự xâm lược kinh tế của Trung Quốc".
Ông nói thêm:
"Chúng tôi muốn Trung Quốc chấm dứt các hoạt động
phi pháp trên mạng."
Người Mỹ
đòi vào Tây Tạng 'một cách bình đẳng'
Hôm 19/12 Tổng thống Donald Trump ký luật trừng phạt
với mọi quan chức Trung Quốc ngăn cản người Mỹ đến Tây Tạng.
Luật 'Reciprocal Access to Tibet Act' nay mở
ra một thời kỳ mới trong việc Hoa Kỳ ủng hộ Tây Tạng và thách thức chính
sách của Trung Quốc ở vùng này.
Luật này yêu cầu Trung Quốc cho giới ngoại giao,
báo chí và công dân Mỹ hưởng quyền đến Tây Tạng tương xứng với quyền của người
Trung Quốc đến các vùng của Mỹ.
Về cơ bản, đây là luật nhắm vào các quan chức Trung
Quốc"cản trở người Mỹ" tới Khu tự trị Tây Tạng, vùng mà Bắc Kinh thường
hạn chế người nước ngoài tới thăm.
Luật yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ phải đánh giá trong
vòng 90 ngày và báo lên Quốc hội về nhân sự Trung Quốc "chịu trách nhiệm
ngăn cản người Mỹ tới Tây Tạng".
Các quan chức Trung Quốc đó sẽ bị bác visa nếu muốn
sang Mỹ.
Bắc Kinh đã phản đối luật này, coi đây là sự can
thiệp vào tình hình nội bộ của Trung Quốc, còn giới vận động nhân quyền ủng
hộ người Tây Tạng thì vui mừng trước luật này.
No comments:
Post a Comment