1/12/2018
Việt Nam học cách mở cửa kinh tế của Trung Quốc để
tránh sự sụp đổ chế độ, và giờ đây, Triều Tiên – đã cử người sang Việt Nam để học
“đổi mới”.
Trong một thông tin quốc tế gần đây cho hay, Bắc Triều
Tiên đã hướng sang Việt Nam vì những ý tưởng kinh tế.
Bắc Triều Tiên nơi có nền quân sự mạnh đang gặp khó
khăn về kinh tế, khi các biện pháp trừng phạt do Mỹ đứng đầu vẫn duy trì bất chấp
sự nhượng bộ.
Theo John Reed và Bryan Harris trong một bài viết
trên trang Financial
Times (FT) cho biết, mục đích chính của Triều Tiên là tìm hiểu
tại sao một đất nước như Việt Nam cải cách kinh tế thành công trong khi vẫn duy
trì kiểm soát chính trị chặt chẽ.
Và Ri Yong Ho, Ngoại trưởng Bắc Hàn sẽ là người đi
tìm câu trả lời đó, dự kiến ông ta sẽ gặp các quan chức chính phủ Việt Nam và
những người khác để nghiên cứu các kết quả của cải cách Đổi mới (đổi mới) từ
năm 1986, đưa một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu, và bị cô lập quốc tế trở thành một
điểm tương đối sáng ở vùng Đông Nam Á.
Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un muốn học tập Việt Nam
đổi mới kinh tế.
Các nhà bình luận suy đoán rằng, quan chức Bắc Triều
Tiên sẽ thăm các khu công nghiệp của Việt Nam, nơi mà giới quan chức nước này
hy vọng sẽ “có những bài học kinh nghiệm” để phát triển bền vững hơn.
Vào tháng 04.2018, khi Kim Jong Un gặp Moon Jae-in,
Tổng thống của Hàn Quốc, trong một hội nghị thượng đỉnh liên Triều, nhà lãnh đạo
Bắc Triều Tiên đặc biệt đề cập đến khả năng Bình Nhưỡng áp dụng mô hình Việt Nam.
Và Mike Pompeo, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ trong đã bình luận về yếu tố này bằng
câu hết sức tế nhị: Phép lạ đó có thể là phép lạ của bạn. Ám chỉ rằng, Việt Nam
đang có một kết quả thương mại song phương với Mỹ trị giá hàng tỷ USD.
Hai nước trước từng là kẻ thù trong chiến tranh, và
năm 1995 đã bình thường hóa ngoại giao.
Các chuyên gia kinh tế ở Việt Nam cho biết có một số
điểm tương đồng giữa Việt Nam trong những năm 1980 và Bắc Triều Tiên hiện nay.
Khi Đổi Mới bắt đầu, Việt Nam, Việt Nam vẫn giữ quân đội vẫn ở Campuchia, bị cô
lập ngoại giao từ các nước phương Tây cũng như Trung Quốc, và do đó đã hạn chế
tiếp cận thị trường và các tổ chức tài chính quốc tế.
“Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng sản đều
công nhận khi đó xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế rất tồi tệ”, bà Phạm Chi Lan,
một nhà kinh tế độc lập đã tư vấn cho chính phủ Việt Nam về cải cách kinh tế
trong những năm 1990 cho hay.
“Cải cách là cách duy nhất để cứu nền kinh tế khỏi sụp
đổ.”
Nhưng để như Việt Nam, thì ít nhất Triều Tiên cần phải
thoát ly ra khỏi mô hình Cộng sản, trong đó phải mở cửa nền kinh tế, công nhận
kinh tế tư nhân, bình thường hóa quan hệ với Mỹ, tư nhân hóa các DNNN.
Việt Nam từ giai đoạn 1986 đến hết năm 1996, tức là
mất 30 năm để vật lộn cải cách để tạm đạt được cái gọi là nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN. Một hình thức mà nhiều chuyên gia cho rằng, đó là cách trộn lẫn
tính giai cấp của K.Marx và sự tự do của Adam Smith.
Triều Tiên có những khó khăn hơn Việt Nam khi “mở cửa”,
một trong đó là thời gian sống trong “cộng sản thuần nhất” quá dài, đến 60 năm.
Đất nước này chứa đựng vũ khí hạt nhân - thứ mà Việt Nam không hề có. Và chính
điều này khiến cho một số chuyên gia nhận định, sẽ khó có khả năng “mở cửa”
thành công ở quốc gia sặc sùi mùi thuốc súng và thù hận Mỹ này. Trừ phi, theo
bà Lê Thu Hương, chuyên gia phân tích tại Viện Chính sách Chiến lược Úc tại
Canberra chia sẻ với FT ,
một sự sụp đổ hoặc tự thay đổi chế độ.
Các nước Đông Âu đã thực hiện theo mô hình đó, và họ
đã thành công. Thậm chí, sự thịnh vượng còn lớn hơn cả Việt Nam.
Vấn đề là, tư duy dân tộc và giai cấp của triều đại
Kim Jong Un đến đâu. Nếu vẫn muốn “phát triển kinh tế” và giữ được chế độ thì
đó là một trò không tưởng. Nhưng nếu thay đổi chế độ và dựa vào người anh em
Hàn Quốc, thì đó sẽ là tương lai.
Việt Nam sau một thời gian hồ hởi về cải cách kinh tế
thì nay, những yếu tố chính trị đang tạo sức ì lớn cho phát triển kinh tế và đạt
đến thịnh vượng. Trong khi đó, nền giáo dục – vốn là yếu tố thúc đẩy sự phát
triển quốc gia đang bị định giá là “trung bình”, và tất nhiên, nó không phải vì
con số 90% người biết đọc chữ.
Triều Tiên hay thậm chí Cuba có thể tươi sang hơn, bởi
họ chỉ có một lựa chọn, thay đổi để sống hơn là tồn tại để tiếp tục rơi vào trạng
thái nửa vời. Và như thế, “mô hình Việt Nam có thể không phải là người duy nhất
Bình Nhưỡng đang học.”
Không tự do hóa chính trị hay sự độc quyền chính trị
chỉ là giải pháp tạm thời, và càng ngày nó càng bộc lộ những khuyết điểm chết
người.
No comments:
Post a Comment