BBC Tiếng Việt
5 tháng 12 2018
Luật
sư Đặng Đình Mạnh chia sẻ với BBC về những nguy hiểm trong nghề khi ông bào chữa
trong các vụ án chính trị.
Luật sư Đặng Đình Mạnh từng tham gia bào chữa nhiều vụ án chính trị như vụ
Huỳnh Thục Vy, tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng, nhà hoạt động Vũ Quang Thuận...
DANG DINH MANH
Mới đây, luật sư Lê Công Định chia sẻ trên Facebook
cá nhân việc luật sư Đặng Đình Mạnh bị sách nhiễu, thậm chí bị đe dọa, sau khi
tham gia vào các vụ bào chữa cho người bất đồng chính kiến.
Trao đổi với BBC hôm 5/12 từ Sài Gòn, luật sư Đặng
Đình Mạnh khẳng định việc ông ba lần gặp rắc rối, thậm chí nguy hiểm, là có thật.
Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc là một trong ba luật sư có mặt trong chiếc xe
nghi bị bắn đạn chì sau phiên tòa xử luật sư Nguyễn Văn Đài 5/2018. LS TRỊNH
VĨNH PHÚC
Ba
lần 'gặp nguy'
"Lần gần đây nhất là sau phiên tòa xử Huỳnh Thục
Vy ở Đắk Lắk với tội danh xúc phạm quốc kỳ. Khi xe ô tô của tôi vừa chạy quá trạm
thu phí Buôn Hồ khoảng vài km thì tôi bị cảnh sát giao thông chặn lại", luật
sư Mạnh thuật lại.
"Họ yêu cầu đưa giấy tờ xe nhưng tôi không đưa
mà hỏi tôi bị dừng xe vì vi phạm gì. Họ nói tôi chạy xe lấn tuyến, gây tai nạn ở
đâu đó rồi bỏ chạy."
"Tôi nó xe tôi có camera hành trình, các anh có
thể xem thì viên cảnh sát lấy điện thoại ra gọi đi đâu đó rồi nói: Có thể tai nạn
xảy ra ở bên hông xe thì camera hành trình không thấy."
"Tôi lại nói xe tôi có cả camera trước và sau
xe, như vậy camera sau có thể thấy nạn nhân."
"Nghe vậy, viên cảnh sát lại gọi điện đi đâu đó
rồi nói "Nhầm, mời anh đi", mà không buồn xem giấy tờ xe cũng như
camera hành trình!"
'Mặc
thường phục và kẹp cổ tay'
Lần thứ hai xảy ra trước đó vài tháng, sau phiên xử
phúc thẩm luật sư Nguyễn Văn Đài về tội "âm mưu lật đổ chính quyền nhân
dân" hồi tháng 5/2018.
"Khi tôi vừa bước ra ngoài, đang đi bộ dọc theo
lề đường gần tòa án thì một nhóm người mặc thường phục đi xe bốn chỗ chạy kề
bên."
"Một người mở cửa rồi lôi tôi vào trong xe. Họ
dùng tay kẹp cổ tôi rất chặt khiến tôi bị ép chặt vào băng ghế."
"Lúc đó tôi đang trên đường ra sân bay để về TP
Hồ Chí Minh nên có mang theo một va li kéo và một cặp táp."
"Họ mở cả va li và cặp táp thì thấy hồ sơ và
laptop của tôi. Họ nói "chúng tôi cầm của anh mấy thứ này, xem xong sẽ trả
lại. Nhưng từ đó đến nay tôi chưa hề nhận được những tài sản bị lấy mất. Họ mặc
thường phục nên cũng không thể nói họ là ai, có phải là công an cài cắm hay
không?"
Đạn
chì bắn vào xe
"Lần thứ ba xảy ra hồi tháng 10/2018, khi chúng
tôi gồm tôi, luật sư Nguyễn Văn Miếng và luật sư Trịnh Vĩnh Phúc vào Biên Hòa để
bào chữa cho những người biểu tình phản đối luật đặc khu và an ninh mạng. Họ bị
buộc tội gây rối trật tự công cộng."
"Khi chúng tôi vừa ngồi vào xe thì nghe có tiếng
nổ, nhìn qua cửa sổ thì thấy có một lỗ thủng và kính rạn dần, lan rộng quanh lỗ
thủng đó."
"Sau này tôi có nhờ một số anh em có nghiệp vụ
xem xét thì họ nói nhiều khả năng chúng tôi bị bắn bằng đạn chì."
'Tác
động đến người tranh đấu'
Bình luận về sự nguy hiểm của nghề luật sư nói chung
và các sự việc xảy ra với luật sư Đặng Đình Mạnh gần đây, nhà báo Sương Quỳnh
nói với BBC rằng bản thân bà từ lâu cũng đã chọn và đăng ký luật sư Mạnh bào chữa
cho mình nếu có ngày bà phải ra tòa.
"Theo dõi nhiều vụ việc mà luật sư Mạnh tham
gia bào chữa tôi biết đây là một luật sư có nhân cách và có tâm lòng với thân
chủ của mình."
"Luật sư Mạnh đã ký hợp đồng với những người bất
đồng chính kiến với giá chi trả là một đồng."
"Tôi khâm phục luật sư Mạnh. Có nhiều vụ án xử
người yêu nước, án bỏ túi, lời bào chữa của luật sư Mạnh dù đầy đủ bằng chứng
và các điều luật mà chính Việt Nam đã ban hành nhưng luật sư vẫn thua, người
yêu nước vẫn ngồi tù."
"Để giúp các thân chủ của mình, luật sư Mạnh đã
viết lại các buổi xét xử hết sức trung thực trên trang cá nhân, truyền tải được
tinh thần, lý lẽ xác đáng trước toà án bất công, nhưng cũng rất xúc cảm và đầy
nhân văn. Nó sẽ gây tác động đến những người tranh đấu, khiến họ tự tin hơn khi
có một luật sư như vậy bào chữa cho mình."
Thế nhưng với luật sư Mạnh, do tính chất nguy hiểm của
nghề nên số lượng luật sư nhận bào chữa cho người bất đồng chính kiến hoặc các
vụ án chính trị thường ít.
"Ngoài ra còn có thể do họ ngại. Vì luật sư những
vụ án chính trị thường không có được thiện cảm từ cơ quan chức năng, ví dụ từ
công an,"
"Tôi từng bị an ninh mời, hỏi vì sao anh lại
bào chữa cho vụ nọ vụ kia. Tôi còn bị an ninh địa phương điều tra, xem
"anh có vấn đề gì ở địa phương hay không?"
'Bào
chữa vì lòng cảm phục'
"Tuy nhiên khi được bào chữa cho những người bất
đồng chính kiến, tôi cảm thấy mình may mắn vì được làm việc với những con người
dũng cảm, có lý tưởng, và nhiều người sau này sẽ trở thành các chứng nhân lịch
sử," luật sư Mạnh nói với BBC ở Bangkok qua điện thoại.
"Tôi chấp nhận nguy hiểm vì lòng cảm phục dành
cho họ. Có những thân chủ của tôi, dù tuổi đời rất trẻ, mới 20, như trong vụ việc
ở Biên Hòa, hay lớn tuổi hơn, như ông Lê Đình Lượng, hoặc là nữ giới như Huỳnh
Thục Vy, nhưng thái độ của họ rất rõ ràng, cương quyết. Họ cũng có ý thức chính
trị rất rõ ràng."
"Họ đã làm những việc rất quan trọng, phi thường,
vượt lên trên quyền lợi cá nhân. Và nếu họ thành công, đó sẽ là thành công
chung của xã hội, đất nước."
"Trước tòa, họ rất mạnh mẽ, không e dè, sợ hãi.
Viễn cảnh tù đày không khuất phục được ý chí của họ."
Trước các vụ việc luật sư bị sách nhiễu, bị đe dọa,
thậm chí bị xóa tên khỏi đoàn luật sư như trưởng hợp của luật sư Võ An Đôn và
Phạm Công Út, luật sư Đặng Đình Mạnh nói những sự việc như vậy lẽ ra không nên
xảy ra.
"Và để khắc phục những điều đáng tiếc này, cơ
quan tư pháp phải là nơi bảo vệ các luật sư, nếu không muốn tạo ra các tiền lệ
xấu, khiến giới luật sư càng ít người dám dấn thân vào con đường bào chữa cho
những người bất đồng chính kiến."
"Tôi chỉ mong rằng sẽ có thêm nhiều luật sư tham
gia bào chữa cho những người bất đồng chính kiến. Nếu đội ngũ này đông dần lên,
có thể sẽ tạo đà để giới luật không còn quá e dè, lo ngại nữa."
"Luật sư phải là người bảo vệ công bằng, thay
vì chỉ là một nghề kiếm tiền."
Luật sư Võ An Đôn từng bào chữa nhiều vụ án chính trị và bào chữa cho
'dân oan', bị Đoàn Luật sư Phú Yên xóa tên năm 2017
'Luật
sư là nghề đang trỗi dậy'?
Trường hợp của luật sư Đặng Đình Mạnh được cho là bị
'sách nhiễu' chỉ được biết đến thông qua mạng xã hội.
Nhưng các vụ liên quan đến một số luật sư khác từng
bào chữa các vụ án chính trị như Võ An Đôn và Phạm Công Út đều được đăng tải
trên báo chính thống của nhà nước Việt Nam.
Tờ Nhân
Dân hồi tháng Năm viết nhân vụ việc ông Đôn bị liên lạc Luật
sư Phú Yên tước thẻ hành nghề, rằng ông đã "lợi dụng quyền tự do ngôn luận,
đăng tải nhiều bài viết trên mạng xã hội, phát ngôn, trả lời phỏng vấn báo chí
nước ngoài có nội dung mang tính bịa đặt, nói xấu luật sư, các cơ quan tố tụng,
Đảng, Nhà nước Việt Nam, nhằm mục đích kích động, tuyên truyền, xuyên tạc,
không đúng sự thật, gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước."
Tờ này cũng ho hay luật sư Đôn đã được nhắc nhở nhiều
lần nhưng "không thừa nhận sai phạm".
Trong vụ việc luật sư Phạm Công Út bị Liên đoàn Luật
sư TP Hồ Chí Minh kỷ luật, xóa tên , tờ Pháp
luật TP Hồ Chí Minh nói ông "vi phạm quy tắc và ứng xử
nghề nghiệp luật sư Việt Nam" trong một "quan hệ tranh chấp" giữa
ông Út và khách hàng.
Dù vậy, theo lời ông Đỗ Ngọc Thịnh, Chủ tịch Liên
đoàn Luật sư Việt Nam, "nghề luật sư là một nghề đang trỗi dậy" và
"sẽ thăng hoa".
"Đội ngũ luật sư Việt Nam đã và đang ngày
càng trưởng thành trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý cho khách hàng và cộng
đồng xã hội. Nghề luật sư là một nghề đang trỗi dậy, sẽ thăng hoa cùng với
sự thăng hoa của sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và hội nhập quốc tế,"
ông Thịnh được dẫn lời trên tờ Đảng
Cộng sản tháng 2/2018.
Ông Thịnh cũng nói nếu có luật sư nào "tiếp tay
cho tiêu cực, tham nhũng" thì sẽ bị "loại ra khỏi đội ngũ luật
sư".
Ngoài ra, ông Thịnh nói mục tiêu của Liên đoàn Luật
sư là xây dựng một đội ngũ nghề nghiệp mạnh, "tạo lập được niềm tin tin vững
chắc với Đảng, Nhà nước" và xã hội.
----------------------------
Xem
thêm về luật sư:
No comments:
Post a Comment