Sunday, 23 December 2018

GIÁO DỤC ĐÃ XOÁ BỎ CÁI BẢN THỂ CÁ NHÂN (FB Cái Khả Thể)





Nếu ngay từ đầu chúng ta đã có thể xác quyết rõ ràng với nhau một điều là, mỗi cá thể ngay từ khi sinh ra đã là một bản thể duy biệt, ít nhất là từ mặt hình thức bề ngoài cho đến cả các tính cách bên trong, thì chúng ta sẽ không còn phải vất vả để tìm các phương cách giáo dục để cố gắng làm cho những đứa trẻ trở nên đồng nhất một cách toàn bộ, hoặc để mô tả chính xác hơn thì đó là sự tương cận nhau về mặt tâm tính đến mức gần như không thể nhận ra sự khác biệt của chúng vào một tình cảnh nào đó.

Sự duy biệt trong cái riêng nó của mỗi cá nhân thể hiện ngay từ nguồn gốc sinh ra, môi trường sinh tồn, huyết thống, mối quan hệ cộng đồng bị ràng buộc bởi các tập tục, ý thức hệ. Và cái nôi để khai mở trí óc đầu tiên đối với một đứa trẻ chính là gia đình và những người trực tiếp chăm dưỡng đứa trẻ chứ không phải các ngôi trường nhận chức trách giáo dục. Chức phận của giáo dục chính là xã hội hoá các tính cách và làm cho chúng trở nên sáng tỏ đối với những đứa trẻ được nhận vào trường học. Nhưng tính xã hội hoá trong giáo dục không phải với mục đích biến những con người vốn đã rất khác nhau trở thành những thể nhân sẽ có những phẩm chất tương tự, ngay cả việc lựa chọn hành vi cho các hành xử đời thường hoặc trước các sự kiện nào đó diễn ra trước mắt chúng.

Việc truyền thụ tri thức với cấp độ phân hoá và phức tạp ngày càng tăng lên, phụ thuộc vào độ tuổi trưởng thành của đứa trẻ và cũng phụ thuộc vào khả năng nhận thức thực sự của từng đối tượng này. Việc để cho đứa trẻ có thể tự do với các tiềm năng ẩn chứa trong mình và đồng thời với việc giáo dục đạo đức (đương nhiên là cả luật pháp cơ bản nhất) cho đứa trẻ quan trọng hơn cả những việc giáo dục tri thức có tính chuyên môn, vì nó không cần thiết và không phù hợp với lứa tuổi này.

Ở cấp tiểu học, việc học được diễn ra một cách tổng quát về con người và những hệ thống giá trị bảo vệ con người, đặc biệt là việc bảo hộ cho những đứa trẻ khỏi các sự xâm hại chính ngay từ những người giáo dục, mà với những người này thường có một tâm trí luôn muốn mọi việc được giải quyết nhanh chóng và học sinh thì phải tỏ ra biết vâng lời để hoàn thành các bài giảng đã được giáo viên đề ra. Và một khi không thể thay đổi ngay lập tức hiệu quả các lời truyền đạt của mình đối với người được nhận sự giáo dục, chính giáo viên lại là người có xu hướng vượt quá các phạm vi của mình để đưa ra một sự cưỡng đoạt nào đó và áp lên học sinh để tìm lấy một kết quả thoả mãn nào đó.

Giáo dục chính là một hành động và thai tác có tính xã hội hoá lên từng cá thể, nhưng nó thường bị nhầm lẫn một cách tai hại rằng, giáo dục là để cho chúng trở nên dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh dù hoàn cảnh đó có thế nào đi nữa và phải hoà hợp được với những con người xung quanh, trước mắt và hiện tại chính là những bạn bè của chúng, những nhân tố cũng đang bị một mục đích như thế định hướng lên toàn bộ hành trình nhận sự giáo dục của mình. Xac hội hoá nhận thức cá nhân không đồng nghĩa là để xoá bỏ đi cái đặc tính riêng có hay duy biệt của những con người, khiến cho chúng trở nên tương đồng nhau nhiều nhất thì sẽ trở nên hài hoà trong việc chung sống.

Mục đích của tư duy và nhận thức chính là để mỗi cá thể có thể tự nhận ra bản thân mình, có thể làm gì và có thể hành động trong khả năng nào để làm chủ chính mình và hoàn cảnh. Do vậy, việc đồng dạng hoá các mưu cầu và nhận thức nhằm hòng xác lập một sự trật tự dễ kiểm soát nhất đối với giáo dục lại chính là một hành vi phản giáo dục nhất mà người ta hay phạm vào, nhưng không mấy khi người ta thực tâm nhận ra và rồi sửa sai cho điều đó, thậm chí còn tiếp tay một cách mạnh bạo hơn nữa bằng đủ các biện pháp, thủ thuật ngày càng tăng hơn về mức độ cưỡng buộc của nó.

Giáo dục có nhiệm vụ để khơi dậy tất cả những tiềm năng trong con người, mỗi một tiềm năng được khai phá đều có giá trị và phải được ứng dụng vào trong cuộc sống, điều đó khiến cho hệ thống giáo dục không được phân hoá học sinh bằng cách chấm điểm và các cuộc thi thứ bậc. Bởi vậy, mỗi nhân tố phải được dành riêng cho sự tôn trọng đúng mực và phải được nhìn nhận bằng kết quả của các hành động thực tế từ chính họ, mà kết quả thực sự nhiều khi chỉ được tìm thấy sau rất nhiều năm kể từ khi không còn học tập tại các ngôi trường nữa. Và nếu ngược lại, tức rằng giáo dục để phân hạng các loại học sinh theo những cuộc thi trên giấy, thì cần phải thẳng tay xếp thứ đó vào ngăn tủ của những thứ vô bổ hoặc là dành cho những kẻ giáo điều thích thú với việc phô trương danh hão thì có giá trị hơn.

Giáo dục ở thời đại này đang mắc phải vào một sai lầm chết người là, nó không cố để gỡ bỏ con người khỏi những rắc rối và các vấn đề nó phải đối mặt, mà tìm cách không cho các vấn đề đó được nhìn thấy và giải quyết bởi những người học. Nó cũng đồng thời đặt tất cả các học sinh vào trong một trạng thái gần như không còn nhận ra cái tốt của sự khác biệt, mà nó trở thành cái tiêu biểu của những thứ xấu xa và hư hỏng, chỉ bởi các nhân tố nhận sự giáo dục đã được đồng dạng hoá không chỉ về mặt hình dạng bề ngoài mà còn là tâm thức trong các hành xử. Nó không dung chứa cái duy biệt của mỗi cá thể, nó phủ nhận hoàn toàn cái đặc tính này ở từng cá nhân, và do vậy, nó đã khiến cho bất cứ cá nhân nào cũng không còn quan tâm, mà thường là sợ hãi, đến cái bản thể của mình mà để tâm xem cái xung quanh như thế nào để biến mình về gần nhất với cái thù hình của tập thể đang hiện diện.

Những hiện tượng giáo dục đó thực ra rất phổ biến ở những xã hội độc tài, và mỗi nhà giáo lúc này cũng như những học sinh, gần như đã xoá bỏ cái bản thể của bản thân để truyền thụ cái bản thể của quyền uy từ những kẻ có quyền lực cao hơn xuống những tầng dưới thấp hơn. Nhà giáo lúc này chỉ đơn giản là những người trung gian chuyển tin hoặc là các thợ rèn đúc những thành phẩm theo khuôn đã được bày biện sẵn ra mà thôi.

--------------------

GIÁO DỤC NHỮNG ĐỨA TRẺ LÀM CHỦ
Giáo dục cho trẻ điều gì là quan trọng? Đó chính là chỉ ra cho chúng những khả năng để làm chủ bản thân mình và từ đó là dành sự tôn trọng cũng với các giá trị đó ở những đứa trẻ khác, một cách hoàn toàn tự nguyện và bằng những ý niệm tốt đẹp.
Khi dành cho chúng những tri thức để nhận biết về bản thân, về các giá trị mà chúng đã được thừa hưởng vào ngay thời điểm kể từ khi sinh ra, được bảo vệ và bao gồm sự loại trừ mọi sự xâm hại từ phía những ...

-----------------------------

GIÁO DỤC ĐIỀU GÌ VÀ Ở GIAI ĐOẠN NÀO LÀ TỐT NHẤT
Học toán có quan trọng không? Nghệ thuật có cần thiết và được coi là một tài năng không? Văn chương có thực là một lĩnh vực giúp ích cho trí tuệ của con người hay không? Khi nào thì học toán, lúc nào học văn và thời điểm nào thì tìm đến nghệ thuật?
Đó là những câu hỏi lớn của giáo dục và cũng là nền tảng cơ bản cho cuộc đời của một con người.

-------------------------------

HỆ QUẢ CỦA GIÁO DỤC TRỪNG PHẠT
Chúng ta có thể nhìn thấy bức ảnh này là một minh chứng cho thói bạo lực đi quá mọi sự giới hạn của luật lý chỉ vì chúng đã dựa trên lối giáo dục trừng phạt thường được chấp nhận và sử dụng như một biện pháp để thiết lập nên sự trật tự và kỷ luật và từ đó kéo theo sự thần phục của người học đối với tập thể cũng như nhà trường nơi thi hành triệt để chúng.
Và nếu theo đúng tuần tự mà các hình phạt đó có thể được tái vận dụng, nó sẽ được luân chuyể...

--------------------------------------

GIÁO DỤC VỀ CÁC GIÁ TRỊ CỦA SỰ TỰ DO
Chúng ta thường không chắc chắn về tương lai phía trước, mặc dù biết rất rõ những gì đã xảy ra trong quá khứ cũng như những vấn đề đang tiếp diễn mà ta phải đối mặt ở hiện tại. Tuy nhiên, cái chúng ta học hỏi được từ những gì đã trải qua là quá ít ỏi, đôi khi là không được chút nào cả, vì cái sự biến chuyển của những hệ giá trị cho đến nay đã là quá nhanh chóng và ở mức độ lớn chưa từng có.
Việc giáo dục cũng rơi vào một tình cảnh tương tự...

-------------------------

GIÁO DỤC LÀ CÔNG VIỆC CỦA QUÁ KHỨ
Giáo dục có phải chỉ là để đạt tới mục đích của những phương pháp và kết quả đạt được đánh giá dựa vào sự thành công của những con người đi vào cuộc sống?
Rõ ràng không phải là như vậy, mà quan trọng là mức độc thích ứng và khả năng có thể cống hiến được những điều đã học và thực tế là đang học ngay tại những nơi mà người đó làm việc. Nếu đơn thuần chỉ dựa vào kết quả vật chất của người đã rời ngôi trường nào đó, thì sẽ phải phân đều kết quả ...

-----------------------------

VÀI NGUYÊN LÝ VỀ GIÁO DỤC
Chúng ta cần nhớ rằng, một đứa trẻ sẽ không thể nào có thể có được hai khả năng sau như người trưởng thành chúng ta: thứ nhất là khả năng nhận thức được các quyền của bản thân; và do đó sẽ dẫn đến cái thứ hai, là việc không thể nhận thức được các sự xâm hại và biện pháp phản kháng có tính tự vệ.
Chính bởi vậy, trẻ em là đối tượng sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt hơn hẳn người lớn chúng ta vì chúng ta đã có đủ khả năng để phân biệt sự phải trái, tính đúng s...

----------------------------------------

BA TÍNH TRẠNG GIÁO DỤC
Một đứa trẻ bị thương tổn về mặt thể xác có thể dễ dàng quên đi trong một khoảng thời gian sau đó. Nhưng những đau đớn về tinh thần và những ám ảnh về mặt tâm lý trong trí não cũng như tâm hồn của chúng mới là hậu quả tai hại mà những sự trừng phạt của người lớn đem tới nhưng họ dường như không mấy khi để tâm đến.
Đánh đòn đau bằng roi, đồ vật, quát mắng, chửi bới, la lối, bỏ mặc, hắt hủi, làm cho khổ cực, ngược đãi, đều khiến cho những đứa trẻ, có thể ...

---------------------------------

GIÁO DỤC TRỪNG PHẠT
Giáo dục theo lối trừng phạt là cách giáo dục dễ thực hiện nhất, nhưng đem lại hậu quả khủng khiếp nhất. Không chỉ người nhận sự trừng phạt cảm thấy đau đớn về thể xác lẫn tinh thần, nó còn như một vết hằn sẽ đeo bám đứa trẻ đến nhiều năm sau mà rất khó phai mờ. Tâm trí những đứa trẻ là những tờ giấy trắng mới bắt đầu được tác hoạ lên, nên bất cứ thứ gì găm vào tâm trí chúng theo cách bạo lực, gây đau đớn hay sợ hãi, chúng sẽ trở thành một thứ chất liệu kh...

--------------------------------

LÁT CẮT VỀ BẢN CHẤT GIÁO DỤC
Giáo dục là gì và mục đích của các thao tác giáo dục, cuối cùng đạt tới được, là như thế nào?
Thường khi người ta vẫn tỏ ra hay bị nhầm lẫn giữa hai việc: giáo dục là sự tương tác hai chiều giữa người dạy học và người nhận sự giáo dục. Nhưng ngay cả việc khi có một sự công bằng và tốt đẹp giữa mối quan hệ này, thì cũng đã là một sự mất cân bằng đáng kể trong việc giáo dục, đó là về cái thực tiễn cuộc sống mà người học phải tiếp nhận và phải sống t...

-------------------------------

GIÁO DỤC VÀ CÁI CỐT LÕI CỦA SỰ HỌC
Giáo dục, như Kant nói, đó là việc biến con người trở thành con người. Mặc dù ông khẳng định sự bất khả tri theo kiểu nhận thức lý tính của con người, bao gồm cả những tri thức kinh nghiệm, đều có lúc không thể có lời giải đáp cho những vật tự thân mà con người không thể nào đạt tới được. Nhưng ông vẫn nhiệt thành tán đồng và cổ vũ cho những nhận thức siêu cảm giác để con người vượt thoát ra được những cái lý tính thuần tuý buộc phải hay khô...

----------------------------------

VÀI TƯ BIỆN VỀ GIÁO DỤC
Thực ra thì giáo dục của chúng ta đang rơi vào hai trạng thái mà chính nó là tác nhân đã đẩy tất cả những vấn đề của xã hội tới trạng thái hỗn loạn như lúc này: thứ nhất là, tách người học ra khỏi cuộc sống mà đáng ra chính trường học phải là nơi cho chúng thấy rõ điều đó nhất và đưa chúng đến những kỹ năng cần thiết để sinh tồn - trường học và đi học không phải là để chuẩn bị, mà thực chất là đang đi vào cuộc sống đang hiện diện một cách chân thực; th...





No comments:

Post a Comment

View My Stats