Diễm Thi, RFA
2018-12-13
2018-12-13
Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam mới đây đưa ra
Dự thảo Bộ quy tắc ứng xử cho nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội
(MXH) ở Việt Nam, trong đó có đề xuất "công chức, viên chức, người lao động
trong cơ quan Nhà nước phải công khai sự xuất hiện trên mạng xã hội bằng cách sử
dụng họ tên và hình ảnh thật của cá nhân, công khai cơ quan đang công
tác".
Tăng cường
kiểm soát tư tưởng cán bộ, công chức
Truyền thông trong nước trích lời Thứ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo rằng nội dung cốt lõi để xây dựng Bộ
quy tắc ứng xử là những chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội
là rất cần thiết với tình hình hiện nay.
Trước giải thích đó, cô Tuyền hiện sống ở TP.
HCM có ý kiến:
“Theo em nghĩ thì điều đó không đúng luật vì nó
vi phạm quyền riêng tư của người dân. Em nghĩ đây là họ muốn tăng cường kiểm
soát người dân. Khi người dân đưa tin gì đó bất lợi cho phía chính quyền thì họ
có thể có hành động để người dân chùn bước không dám đưa sự thật lên mạng xã hội
nữa.
Từ khi mạng xã hội facebook ra đời thì nhiều sự thật
được phanh phui và lan truyền rất nhanh và chính quyền gặp nhiều bất lợi. Trước
đây nhiều sự thật được giấu kín.”
Với nhà báo Đỗ Cao Cường, nguyên phóng viên
báo Pháp Luật thì điều này được đưa ra nhằm hạn chế tối đa quyền bày tỏ của người
dân và cũng là cách để che đậy sự thật, và đây là một hình thức nô lệ tư duy:
“Khi họ đưa ra Bộ quy tắc đó thì rõ ràng mục đích là
để kiểm soát những công chức trong cơ quan nhà nước. Là một hình thức để những
công chức không có tiếng nói, không có sự phản biện, không có quyền bày tỏ quan
điểm cá nhân từ cuộc sống, gia đình cho tới quan điểm về đất nước. Đây là một
hình thức nô lệ tư duy, là một hình thức để những người trong hệ thống của họ
không có quyền tố cáo tham nhũng hoặc đưa ra những sai phạm, tiêu cực trong hệ
thống ra xã hội.”
Luật
sư Nguyễn Duy Bình ở TP.HCM khi trao đổi với RFA về vấn đề này thì ông
cho rằng quy định dùng ảnh thật, tên thật là quy định hợp lý, tránh hiện tượng
mạo danh, giấu mặt. Quy định này nên áp dụng cho tất cả những ai tham gia các
trang mạng không riêng gì cán bộ, công chức. Tuy nhiên, khi Việt
Nam đưa ra quy định này đối với cán bộ, công chức họ lại có mục đích sâu hơn,
đó là nhằm hạn chế một số cán bộ, công chức tham gia, hạn chế một số cán bộ,
công chức có tư tưởng phản biện xã hội và kiểm soát được hành vi của họ nhằm
quán triệt tư tưởng, đường lối, chính sách của đảng và Nhà nước. Phía cơ quan
chức năng họ có đủ công cụ kiểm tra và giám sát nên tính khả thi khá cao.
Luật
sư Ngô Anh Tuấn, một trong những luật sư nhân quyền thì cho rằng nếu
Bộ quy tắc ứng xử này được thông qua thì sẽ hạn chế hết các quyền bày tỏ chính
kiến của các cán bộ công chức vì lâu nay facebook là sân chơi của họ để họ có
thể nói lên quan điểm nhưng không bằng tên thật. Ông nói thêm:
“Nếu dự thảo này được thông qua sẽ có tác động thực
sự đến cán bộ, công chức. Có nghĩa là họ sẽ hạn chế những thông tin mà tạm gọi
là “thông tin xấu”. Khi luật an ninh mạng có hiệu lực nữa thì các thông tin đưa
ra họ sẽ dễ dàng kiểm soát. Tôi nghĩ đây là cách để họ kiểm duyệt thông tin một
cách gắt gao. Tôi nói thực là các quy định như thế này thì mục đích là để ngăn
chặn cái sự mà bên đảng gọi là “tự chuyển hóa” của cán bộ công chức. Họ sợ cán
bộ, công chức đưa những thông tin nội bộ, những thông tin không theo ý của họ
lên mạng xã hội.”
Dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử cũng đề xuất cán bộ, công
chức không được ứng xử thuận chiều với những thông tin xấu, độc, tin đồn gây ảnh
hưởng tiêu cực trên mạng xã hội. Về điều này, Luật sư Nguyễn Duy Bình
đưa ra ý kiến của mình:
“Quy định không được ứng xử thuận chiều với
"thông tin xấu" có nội dung, nội hàm không rõ ràng, thế nào là
"thông tin xấu" chưa được quy định rõ. Mặt khác, theo thông lệ, những
thông tin mà nhà nước không thích thì bị cho là xấu. Nếu vậy,
quy định này sẽ hạn chế nếu không nói là bóp nghẹt tư tưởng của cán bộ, công chức
khi họ muốn "ứng xử thuận chiều" - đồng tình với những thông tin được
nhân dân, nhân loại tiến bộ cho là tốt, là tích cực.”
Liệu có
khả thi?
Mạng xã hội hiện nay thực tế vẫn là mạng ảo dù Bộ
trưởng Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Mạnh Hùng từng phát biểu “mạng xã
hội không phải là ảo nữa, mà thật rồi…”, do đó không kiểm soát việc người dùng
có sử dụng tên thật hay ảnh thật hay không. Một người muốn có bao nhiêu tài khoản
facebook thì cứ việc tạo, facebook không quản lý. Vậy nếu Nhà nước ra luật mà
muốn khả thi thì phải có sự hợp tác từ các nhà cung cấp dịch vụ, kể cả
facebook.
Luật
sư Ngô Anh Tuấn cho biết hiện tại luật không bắt buộc vì facebook
là mạng xã hội ảo. Thực tế facebook chưa đưa vào luật ở Việt Nam. Ông nhấn mạnh:
“Luật pháp Việt Nam làm sao can thiệp vào chính việc
kinh doanh của người khác được. Nếu pháp luật mà quy định như thế thì nó vượt
quá thẩm quyền.
Việc quy định như thế không khả thi trên thực tế vì
một người có thể lập cả chục tài khoản mà không ai biết được cả. Nếu vậy thì phải
có điều kiện là facebook Việt Nam phải yêu cầu bắt buộc người dùng cung cấp
thông tin cá nhân như chứng minh thư chẳng hạn. Hiện tại thì tôi thấy họ chưa
áp dụng.”
Nhiều người dùng facebook, trong đó có cả những cán
bộ công chức đã sử dụng tài khoản cá nhân với tên thật hoặc tên giả để nói lên
những vấn nạn trong xã hội, về những thông tin không có trên báo chí chính thống.
Vậy nếu Bộ quy tắc ứng xử được thông qua thì liệu họ có còn dám lên tiếng dưới
tên thật của mình hay không, nhà báo Đỗ Cao Cường nhận định số lượng đó
cũng sẽ giảm đi rất nhiều vì nó đụng đến miếng cơm manh áo của người ta:
“Bây giờ nhiều công chức nhà nước chỉ dám lập những
phây ảo cho an toàn chứ họ không dám dùng tên thật để bày tỏ vì họ còn nặng
gánh gia đình. Bây giờ đưa ra quy tắc đó thì facebook cũng như các mạng xã hội
khác phải yêu cầu người dùng phải có thông tin cá nhân rõ ràng. Đây là một sự
kiểm soát hoàn toàn kể cả người dùng lẫn các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội ở
Việt Nam.”
Cô
Tuyền, một người dân ở TP.HCM thì cho rằng nhà cầm quyền
càng cố ngăn cản thì những tiếng nói phản biện sẽ càng mạnh, nhưng họ thể hiện
theo cách khác:
“Em nghĩ những người dám làm dám chịu, có gan nói
lên sự thật thì họ vẫn nói. Còn những người chưa vượt qua nỗi sợ hãi thì họ sẽ
lui về “ở ẩn”, sẽ chùn bước nhưng họ sẽ vẫn ngấm ngầm ủng hộ những người nói
lên sự thật. Nhà cầm quyền có làm cách nào thì cũng không thể ngăn được tiếng
nói phản biện. Càng cố ngăn cản thì tiếng nói sẽ càng mạnh hơn.”
Nhiều người dùng facebook, trong đó có cả những cán
bộ công chức đã sử dụng tài khoản cá nhân với tên thật hoặc tên giả để nói lên
những vấn nạn trong xã hội, về những thông tin không có trên báo chí chính thống.
Vậy nếu Bộ quy tắc ứng xử được thông qua thì liệu họ có còn dám lên tiếng dưới
tên thật của mình hay không, nhà báo Đỗ Cao Cường nhận định số lượng đó
cũng sẽ giảm đi rất nhiều vì nó đụng đến miếng cơm manh áo của người ta:
“Bây giờ nhiều công chức nhà nước chỉ dám lập những
phây ảo cho an toàn chứ họ không dám dùng tên thật để bày tỏ vì họ còn nặng
gánh gia đình. Bây giờ đưa ra quy tắc đó thì facebook cũng như các mạng xã hội
khác phải yêu cầu người dùng phải có thông tin cá nhân rõ ràng. Đây là một sự
kiểm soát hoàn toàn kể cả người dùng lẫn các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội ở
Việt Nam.”
Cô
Tuyền, một người dân ở TP.HCM thì cho rằng nhà cầm quyền
càng cố ngăn cản thì những tiếng nói phản biện sẽ càng mạnh, nhưng họ thể hiện
theo cách khác:
“Em nghĩ những người dám làm dám chịu, có gan nói
lên sự thật thì họ vẫn nói. Còn những người chưa vượt qua nỗi sợ hãi thì họ sẽ
lui về “ở ẩn”, sẽ chùn bước nhưng họ sẽ vẫn ngấm ngầm ủng hộ những người nói
lên sự thật. Nhà cầm quyền có làm cách nào thì cũng không thể ngăn được tiếng
nói phản biện. Càng cố ngăn cản thì tiếng nói sẽ càng mạnh hơn.”
No comments:
Post a Comment