Tú Anh - RFI
Thứ Năm, ngày 06 tháng 12 năm 201
Sau
vụ xung khắc tại eo biển Kertch ngày 25/11/2018, Nga cưỡng chế ba hải thuyền của
Ukraina, truy tố tất cả 24 thủy thủ trong đó có 6 người bị thương, về tội xâm
phạm chủ quyền. Một tuần sau, tại thượng đỉnh G20, tổng thống Putin tuyên bố «
tiếp tục cuộc chiến tranh chống Ukraina cho đến khi nào ban lãnh đạo hiện nay
không còn nữa ». Liệu xung đột Nga-Ukraina sẽ bùng nổ ? Matxcơva gây hấn hay
chính Kiev khiêu khích ? Giới phân tích giải mã.
Một cuộc chiến nhỏ có thể củng cố một đế chế đang
phân rã nhưng cũng có thể làm sụp đổ một chế độ đang yếu dần. Đây là bài học lịch
sử của châu Âu tiền đệ nhất thế chiến với hệ quả là nổ ra một cuộc cách mạng ở
Nga và sự tan rã của đế chế Áo-Hung.
Phải chăng Matxcơva và Kiev đang ở trong viễn cảnh
này ?
Ukraina đứng trước mùa bầu cử tổng thống vào cuối
tháng 03/2019. Thăm dò ý kiến rất bất lợi cho tổng thống Petro Porochenko. Thật
ra, đời sống của người dân bị xuống cấp khá nhiều từ ba, bốn năm nay, một phần
là do áp lực của Nga từ an ninh, năng lượng cho đến kinh tế.
Tại Nga, từ sau chiến thắng sáp nhập Crimée, uy tín
của tổng thống Vladimir Putin cũng xuống thấp. Theo 61% dân Nga, Putin là người
trách nhiệm làm cho kinh tế Nga suy thóai và tăng tuổi về hưu.
Nga : Chiến
thuật « cắt từng lát mỏng »
Nhưng lấy nhu cầu chính trị nội bộ để lý giải vụ
xung đột ở eo biển Kertch ngày 25/11/2018 có lẽ không đầy đủ. Đây là cuộc va chạm
đầu tiên giữa Matxcơva và Kiev từ khi Nga sáp nhập Crimée vào năm 2014 và cuộc
nổi dậy của phe thân Nga ở Donbass làm 10.000 người chết.
Nhưng trước hết, ai làm chủ eo biển chiến lược này,
Nga kiểm sóat toàn bộ từ khi nào ?
Giáo
sư Florent Parmentier, chuyên gia địa chính trị Á-Âu, đại học chính trị
Paris, trong chương trình « Giải mã » của RFI phân tích :
Đây chính là vấn đề cơ bản. Trên bản đồ, eo biển
Kertch nối Hắc Hải với biển Azov. Biển Azov (30.000 km2) nằm giữa hai nước,
phía đông là Nga còn ở phía tây bắc là Ukraina và bán đảo Crimée, bị Nga sáp nhập
vào năm 2014.
Trước 2014, eo biển Kertch là con đường giao thông
quốc tế do Nga và Ukraina mỗi nước kiểm sóat một bên. Theo luật quốc tế,
Ukraina do không thừa nhận chuyện Nga sáp nhập Crimée, vẫn xem một phần eo biển
Kertch thuộc chủ quyền của mình. Trái lại, Nga cho là từ khi Crimée trở về đất
mẹ qua một cuộc « trưng cầu dân ý, biển Azov là ao nhà của Nga.
Hai tác nhân, hai quan điểm đối nghịch. Cộng đồng quốc
tế, hiếm có nước nào công nhận Crimée là của Nga. Do vậy, biển Azov trở thành
nguồn bất an, bất ổn.
Trên thực tế, biển Azov đã bị Nga kiểm sóat bởi vì
trong vụ khủng hoảng Crimée, phần lớn lực lượng Hải Quân Ukraina chọn theo Nga.
Từ những tháng gần đây, Nga tìm cách tạo thêm nhiêu khê ở biển Azov. Tình hình
sẽ rắc rối thêm nếu Nga gia tăng hạn chế lưu thông, kiểm tra, khám xét thương
thuyền đi ngang qua eo biển Kertch để ra vào biển Đen và biển Azov.
Các biện pháp này sẽ gây khó khăn cho kinh tế
Ukraina, cho hoạt động tại hải cảng Berdyansk và nhất là thành phố cảng
Mariupol với một triệu dân. Chưa hết, giao thông hàng hải đã khó khăn thêm từ
khi Nga xây chiếc cầu dài bắt ngang eo biển Kertch, nối lãnh thổ Nga với
Crimée.
Từ nhiều tháng nay, Matxcơva tiến hành một hình thức
chiếm đoạt Azov thành ao nhà theo chiến thuật « cắt từng lát mỏng » . Cây cầu nối
Crimée với lãnh thổ Nga, đi ngang qua eo biển Kertch dài 18, 19 cây số, rộng
nhưng rất thấp, trừ một đoạn cao 33 mét, nhưng lại có một chiếc tàu chở dầu neo
ở đó (Les Echos).
Các tàu vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của Ukraina,
với chiều cao trên 30 mét bắt buộc phải qua dưới đoạn cầu này trong khi tàu Nga
nhỏ thấp hơn, đi qua nơi nào cũng dễ. Lấy lý do « bảo vệ cầu » Nga tự cho quyền
kiểm sóat lưu thông toàn bộ biển Azov. Rất có thể, trước thềm G20 có mặt Donald
Trump và Vladimir Putin, Kiev tìm cách « nhắc nhở » cộng đồng quốc tế đừng quên
chủ quyền của Ukraina bị Nga tước đoạt.
Nhưng, một hiệp định ký vào năm 2003, nói rõ Nga và
Ukraina chia nhau biển Azov và eo biển Kertch, chứ không phải của riêng của một
bên nào.
Giáo
sư Florent Parmentier:
Đây là một cây cầu rất rộng, 22 mét, nhưng không
cao. Quyết định xây cầu có thể bắt nguồn từ sau cuộc tấn công của phe ly khai
thân Nga vào thành phố cảng Mariupol bị đẩy lui. Lực lượng phòng thủ của
Ukraina chiến đấu rất mãnh liệt là lý do thứ nhất.
Lý do thứ hai là vào thời điểm đó xảy ra vụ máy bay
MH17 của Malaysia bị bắn rơi trên không phận miền đông Ukraina do phe thân Nga
kiểm soát. Sự kiện máy bay dân dụng bị trúng tên lửa đã gây ra một làn sóng rất
mạnh trên trường quốc tế chống hành động phiêu lưu của phe theo Nga tại
Ukraina.
Từ khi có cây cầu này, hải thuyền của Ukraina đi
ngang qua đều bị xem là đi vào vùng biển của Nga.
Ukraina: Thiết
quân luật, cấm nhập cảnh
Hai bên tiếp tục leo thang khẩu chiến. Tổng thống
Ukraina cảnh báo « Nga chuẩn bị tấn công toàn diện » lập hành lang « từ Donbass
đến Crimée » ngang qua hai thành phố cảng ở biển Azov. Đại sứ Ukraina tại Paris
kêu gọi NATO và Liên Hiệp Châu Âu gửi chiến thuyền vào Biển Đen.
Ngược lại tổng thống Nga cảnh giác đồng nhiệm
Ukraina « không nên hành động thiếu suy nghĩ » sau khi Ukraina ban hành thiết
quân luật, đặt 10 tỉnh biên giới và lực lượng trú phòng trong tình trạng ứng
chiến và cấm công dân Nga, nam giới từ 16 đến 60 tuổi, nhập cảnh.
Giáo
sư Florent Parmentier:
Chúng ta thấy những người lãnh đạo Ukraina muốn lên
giọng tố cáo Nga một cách mạnh mẽ. Để làm gì ? Theo lập luận của tổng thống
Petro Porochenko thì hành động gây hấn của Nga làm cho Ukraina khó tiến hành chương
trình cải cách kinh tế. Cải cách chính trị đang thực hiện nhưng chưa mang lại kết
quả thấy được. Ukraina bước vào mùa bầu cử : bầu tổng thống vào mùa xuân, tháng
ba năm 2019, đến mùa thu, bầu lại quốc hội. Với khẩu hiệu tranh cử nhiệm kỳ hai
« Một ngôn ngữ, Một tôn giáo, Một quân đội », tổng thống Porochenko có lợi thế
hơn các ứng cử viên đối thủ. Tuy nhiên, theo thăm dò công luận, uy tín của tổng
thống mãn nhiệm xuống rất thấp (thua nữ chính trị gia Ioulia Timochenko đến 10
điểm).
Vì thế, theo ông, ban hành thiết quân luật là một
cách để thu ngắn khoảng cách biệt này, nắm lại thế chủ động chính trị do tình
thế đòi hỏi. Tình thế đó là sự đe dọa của Nga. Trong trường hợp Nga tiếp tục
gây hấn thì còn ai ngoài tổng thống đương nhiệm xứng đáng nhất đảm nhận trách
nhiệm đối phó ?
Tuy ban hành thiết quân luật nhưng tổng thống
Porochenko cũng chọn thái độ chừng mực, hiệu lực 30 ngày thôi. Nếu kéo dài
thành hai tháng thì phải dời ngày bầu cử.
Câu hỏi cuối cùng là liệu chiến tranh bùng nổ ? Tổng
thống Mỹ hủy cuộc gặp với tổng thống Nga nhưng Tây phương sẽ hành động như thế
nào ?
Giáo
sư Florent Parmentier:
Tôi nghĩ rằng Nga mở nhiều mặt trận cùng lúc : trên
biển, không gian mạng và trên bộ.
Trên biển, Nga có một hạm đội rất mạnh tại biển
Azov. Khai thác lợi thế này, Matxcơva có thể tìm cách làm cho tình hình nóng
thêm.
Mặt trận thứ hai là chiến tranh mạng. Đây là vũ khí
mà Nga luôn sử dụng để khuynh đảo Ukraina.
Cuối cùng là trên bộ. Theo phân tích hiện nay, Nga lấn
áp Ukraina trên biển và trên không gian mạng nhưng trên bộ, tương quan lực lượng
đôi bên ngược lại, vì Ukraina mạnh hơn. Tôi không tin là lực lượng võ trang
thân Nga ở Donbass đủ sức mở một đợt tấn công mới để « nối » miền đông Ukraina
với Crimée. Nhưng mối đe dọa này có thật và Kiev nhắc nhở cộng đồng quốc tế, nhất
là Mỹ và châu Âu, giúp Ukraina tự vệ.
Còn đối với Nga, liệu vụ xung khắc hôm 25 tháng 11
có thể sử dụng như là cái cớ để động binh hay không ? Tôi nghĩ là khó, bởi vì để
khuynh đảo chính quyền Kiev, Matxcơva có sẵn những thành phần thân Nga tại
Ukraina để hành động.
Thứ hai, theo tôi, Nga chưa cần phải chiếm thêm lãnh
thổ của Ukraina trong lúc này. Matxcơva có thể sử dụng các quân cờ của mình
nhưng không can thiệp trực tiếp, vì can thiệp quân sự sẽ rất trả giá cao về
chính trị. Về quân sự, lực lượng phòng thủ biên giới của Ukraina hiện nay rất
hùng hậu, chuyên nghiệp, dạn dày kinh nghiệm sau 4 năm chiến tranh.
Câu hỏi then chốt ở đây là có nên để cho Nga mặc
tình hiếp đáp Ukraina hay không ? Câu trả lời là KHÔNG.
Khi bà Angela Merkel kêu gọi Putin và Porochenko xuống
thang, thông điệp của thủ tướng Đức hàm ý, thứ nhất là khuyến cáo Nga không được
tung quân tấn công Ukraina và thứ hai là để tạo cơ hội để tổ chức An Ninh và Hợp
Tác Châu Âu OSCE, hiện đang kiểm sóat ngưng bắn tại Donbass, đứng ra làm trung
gian đàm phán.
Ukraina hy sinh cho nước Nga hồi sinh ?
Không rõ áp lực của Donald Trump tại G20 hoặc là quyết
tâm của Đức tiếp tục ủng hộ dự án đường dẫn khí đốt « dòng bắc hải lưu số 2 »
không qua Ukraina có tác động được gì lên Matxcơva ? Ngày 04/11/2018, mười ngày
sau vụ va chạm tại biển Đen, thủy thủ Ukraina vẫn không được thả nhưng « phong
tỏa giao thông trong eo biển Kertch được giảm nhẹ », theo loan báo của… bộ trưởng
giao thông Ukraina. Cho đến bao giờ ?
Một chuyên gia khác của Pháp, Arnaud Dubien, Viện
Nghiên Cứu Chính Trị Quốc Tế IRIS, dự báo : tình hình ở Donbass sẽ rất xáo trộn
ít nhất là cho đến hết mùa bầu cử tại Ukraina. Đe dọa của chủ nhân điện Kremlin
trong cuộc họp báo tại hội nghị G20 không phải là lời nói suông: hai chiến hạm
trang bị tên lửa hành trình Kalibr được điều động từ biển Caspi về Biển Đen,
tăng cường một đơn vị tên lửa phòng không S-400 đến Crimée.
Theo ước định của Jean Sylvestre Mongrenier, nhà
nghiên cứu thuộc Trung Tâm Quốc Gia Địa Chiến Lược Paris, ý đồ của Matxcơva
trong trung hạn là « chiếm Mariupol ». Trong dài hạn, thực hiện mục tiêu
chính trị- ý thức hệ « Một nước Nga mới », bao gồm « một phần lãnh thổ ở
phía bắc Hắc Hải » và nếu được, sau Crimée, sẽ sáp nhập lại toàn bộ nước
Ukraina, trong tương lai.
Theo huyền thoại được phe dân tộc chủ nghĩa ở Nga chấp
nhận nhưng dân Ukraina phủ nhận: Kiev là chiếc nôi văn hóa của Nga.
--------------------------
Thụy
My | 04-12-2018
Trọng
Nghĩa | 02-12-2018
Thu
Hằng | 1/12/2018
Tú Anh | 30-11-2018
No comments:
Post a Comment