12/12/2018
Tin Biển Đông
VOA bàn về vụ giới chức quân đội Trung Quốc đòi tấn công tàu Mỹ đến Biển
Đông. Bài viết lưu ý: Bình luận của đại tá không quân Đới Húc về chuyện
dùng vũ lực với Hoa Kỳ trên Biển Đông “được đưa ra sau vụ các tàu chiến
của Trung Quốc và Mỹ suýt đâm nhau hồi tháng 9. Tàu khu trục lớp Lữ Dương
(Luyang) của Trung Quốc đối đầu với tàu khu trục USS Decatur có tên lửa lớp
Arleigh Burke dẫn đường trong một hoạt động ở Quần đảo Hoàng Sa”.
RFA đặt câu hỏi: Đe dọa sử dụng sức mạnh hải quân Trung Quốc, khả năng tới
đâu? TS Đinh Hoàng Thắng nhận định về lời phát biểu của đại tá
không quân Trung Quốc kêu gọi đâm tàu chiến Mỹ: “Ông Viện trưởng đề xuất
cái ý kiến đưa tàu ra để húc, để đâm vào tàu Mỹ là một ý kiến không lành mạnh.
Nó còn sai ở chỗ nữa là kích động cái chuyện đối đầu”.
Mời đọc thêm: Vấn đề Biển Đông: Đại tá Trung Quốc lại có tuyên bố ‘dằn mặt’
Mỹ (VNF). – Ba tàu cá của ngư dân Việt gặp nạn gần đảo Hải Nam, Trung Quốc (NV).
– Kinh tế Đài Loan nằm giữa ‘làn đạn’ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung (TĐ/CafeBiz).
Người Tàu đổ bộ vào Sài Gòn, Việt Nam
Zing đưa tin: Tỷ lệ người Trung Quốc mua nhà ở TP.HCM tăng đột biến.
Chín tháng đầu năm 2018, người Trung Quốc dẫn đầu thị trường người nước ngoài
mua nhà ở Sài Gòn, dù hai năm trước Trung Quốc không nằm trong 5 nước đầu tiên
mua nhà ở đây.
Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường CBRE
công bố, 9 tháng đầu năm nay, người mua Trung Quốc dẫn đầu thị trường địa ốc
Sài Gòn, chiếm 31%, cao hơn người Việt, chỉ 24%:
RFI có bài: Mối nguy từ các dự án đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cảnh báo: Quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc “hiện
đang xuất hiện sự bất bình đẳng, bất đối xứng với Trung Quốc, tức là Việt Nam
vay nợ của Trung Quốc rất nhiều, vay nợ trong lĩnh vực điện, xây các nhà máy điện
than với công nghệ Trung Quốc, gây ô nhiễm và gây phản ứng không hài lòng, tiêu
cực trong dân chúng”.
Bên cạnh làn sóng người Trung Quốc tiến vào Việt Nam
là làn sóng hàng hóa Trung Quốc. Báo Đất Việt bàn về hiện tượng quả sâm sữa Trung Quốc ‘cháy hàng’: Chủ vườn Việt thắc mắc.
Nhiều người bán cho biết, loại quả này “có vị ngọt thanh thanh, mát,
nhiều nước, ăn rất dễ chịu. Đặc biệt loại quả này có vị thơm, chỉ cần bóc lột vỏ
là ăn được ngay”. Tuy nhiên, những người am hiểu cách trồng nói rằng, để trồng
được sâm sữa như vậy phải đầu tư rất nhiều, không hiểu sao hàng từ Trung Quốc
sang lại rẻ như vậy. Cái gì càng rẻ thì càng chứa nhiều bẫy.
Mời đọc thêm: Người Trung Quốc mua đất tại TP HCM tăng đột biến (RFA).
– CBRE: Người Trung Quốc mua nhà ở TP.HCM tăng mạnh (TTT).
– Người Trung Quốc, Hàn Quốc… tăng mua nhà ở TP.HCM (TT).
Chiến dịch “đốt lò” ở miền Nam
UBND TP HCM vừa quyết định thu hồi đất ‘vàng’ liên quan đến ông Nguyễn Thành Tài,
theo báo Tiền Phong. Khu đất số 8 Lê Duẩn với diện tích gần 3.460m2 và mặt bằng
số 12 Lê Duẩn, rộng hơn 1.430m2, tổng cộng gần 5.000m2 do ông Nguyễn Thành Tài
cho Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue thuê không qua đấu giá. TP HCM quyết định
thu hồi để thực hiện các thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất.
Bài báo cho biết: Tháng 6/2011, UBND TPHCM chấp thuận
cho Công ty Lavenue sử dụng toàn bộ khu đất trên để đầu tư xây dựng khách sạn
và các căn hộ cho thuê với thời hạn sử dụng đất là 50 năm. “Việc làm
này theo Thanh tra Chính phủ là sai nguyên tắc, vi phạm luật đầu tư và luật quản
lý tài sản nhà nước”.
Tuy nhiên, miếng “gân gà” này khó nuốt nhưng cũng
không dễ nhả. Cần nhắc lại: Cuối tháng 10/2018, chủ dự án trên đất vàng 5.000 m2 ‘doạ’ kiện UBND TP HCM,
theo VnExpress. Lúc đó ngọn lửa thanh trừng ở miền Nam đã bắt đầu nóng, các
lãnh đạo tính trả lại mảnh đất này theo kiểu các bên trong vụ Mobifone mua AVG
dàn xếp trả lại tiền trước đây.
Tổng GĐ Lavenue Đỗ Minh Quân nói: “Không thể
vì thiếu sót của lãnh đạo thành phố mà đề nghị thu hồi dự án”. Ông
Quân khẳng định: “Nếu dự án bị thu hồi, công ty sẽ phá sản, cán bộ nhân
viên sẽ không có việc làm. Chúng tôi bắt buộc khởi kiện UBND TP HCM ra toà án
và trọng tài kinh tế quốc tế để đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm với các
cổ đông”.
Báo Giáo Dục Việt Nam đặt câu hỏi: Ông Tài chỉ là Phó Chủ tịch, có thể một mình thao túng đất
công nghìn tỷ không? Bài viết khẳng định, sai phạm của ông Nguyễn
Thành Tài có liên quan đến dàn lãnh đạo Sài Gòn nhiệm kỳ 2011 – 2015. Thời điểm
này, Sài Gòn nằm trong quyền thao túng của bộ ba lãnh đạo: Bí thư Thành ủy Lê
Thanh Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Đua, và Chủ tịch UBND TP
Lê Hoàng Quân.
Trang Infonet dẫn lời ông Nguyễn Thiện Nhân: Có người lợi dụng vấn đề Thủ Thiêm
làm dân mất lòng tin. Sai phạm rành rành thuộc về chính quyền và đảng của
ông Nhân, nhưng ông khéo léo đá bóng trách nhiệm và nguyên nhân sang người dân.
Ông Nhân nói: “Kể từ khi vấn đề Thủ Thiêm được dư luận quan tâm, bản
thân ông nhận nhiều chỉ trích trên mạng. Theo ông, một số người đã lợi dụng việc
này để kích động, làm mất lòng tin của người dân”.
Các quan chức CSVN vẫn chưa hiểu rằng người dân
không thiếu thông minh như họ nghĩ để bị kích động. Khi quan chức làm sai và
gây hậu quả tác động đến hàng vạn người, họ tự biết bất bình mà đấu tranh chứ
không cần ai kích động.
Báo Pháp Luật TP HCM bàn về Công ty Hoa Tháng Năm và dự án 8-12 Lê Duẩn. “Bí ẩn”
trong sai phạm ở khu “đất vàng” 8 – 12 Lê Duẩn: “Công ty Hoa Tháng Năm
chưa từng thực hiện dự án khách sạn cao cấp nào và năng lực tài chính không chứng
minh được” vào thời điểm công ty này tham gia hợp tác dự án ở khu đất
nói trên, nhưng vẫn được cấp giấy phép rất nhanh chóng, không cần qua đấu giá đất.
Bên cạnh đó, 4 công ty Bộ Công Thương “cũng
không chứng minh được năng lực tài chính, chưa được các cơ quan chức năng thẩm
định năng lực tài chính” trước khi thành lập Công ty Lavenue. Sau đó,
4 công ty này nhanh tay sang nhượng quyền góp vốn để thu lợi 50 tỉ đồng/công
ty.
Báo Giáo Dục Việt Nam có bài viết đầy ẩn ý: Tâm tư và Bướm chúa. Theo đó, chiến dịch “đốt lò” của
ngài Tổng – Chủ Trọng sẽ còn nhắm tới dàn “bướm chúa” trong các tầng lãnh đạo
cao nhất của chế độ. Các ông Nguyễn Hữu Tín, Nguyễn Thành Tài gây ra sai phạm
thất thoát trăm tỉ, ngàn tỉ nhưng mới chỉ là “sâu”, chưa phải là “bướm
chúa”. “Diệt một con ‘Bướm chúa’ là triệt hạ được hàng vạn con sâu, vậy
nên chiến lược ‘đốt củi, diệt sâu, bẫy chuột’ phải ưu tiên chiến thuật tìm diệt
‘Bướm chúa’.”
Báo Tiền Phong có đồ họa: Những quan chức ‘dính đất vàng’ ở TPHCM bị khởi tố.
Mời đọc thêm: TP HCM thu hồi khu ‘đất vàng’ ông Nguyễn Thành Tài giao trái
phép (VNE). – TP.HCM chính thức thu hồi lô ‘đất vàng’ 8-12 Lê Duẩn (Zing). – Vụ đất vàng Lê Duẩn: Bắt Nguyễn Thành Tài và bài toán quyền
lợi của KIDO (DV). – TPHCM thu hồi khu “đất vàng” 8-12 Lê Duẩn (TT).
– Dự án liên quan ông Nguyễn Thành Tài “chết chìm” trên đất
vàng (VNN). – “Dính” đất vàng, quan chức vướng lao lý (TP).
– Doanh nghiệp bắt tay biến gần 5.000m2 đất vàng ở Sài Gòn cho
tư nhân (TP). – Biệt thự 100m2 của cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành
Tài (KT). – Cảm hứng công vụ nằm ở đâu? (NNVN). – Chống tham nhũng và thao túng quyền lực: Lửa lò càng thêm
nóng! (XD).
Vụ án Ngân hàng Đông Á
Báo Dân Trí có bài: Trung tá công an “tưởng” Trần Phương Bình đã trả giùm mình
1.900 lượng vàng? Nói về hành vi cấu kết với cựu giám đốc
ngân hàng Đông Á chiếm đoạt 1.900 lượng vàng, cựu trung tá công an Nguyễn Hồng
Ánh cho biết: “không thấy ngân hàng Đông Á nhắc khoản nợ 1.900 lượng
vàng, đồng thời bị cáo kiểm tra trên hệ thống thấy khoản nợ này đã được tất
toán nên bị cáo hiểu nhầm là Trần Phương Bình đã trả giúp cho bị cáo”.
Mời đọc thêm: Đại án ngân hàng Đông Á: Vũ ‘nhôm’ tiếp tục kêu oan (TP).
– Bị cáo Kim Xuyến mong Trần Phương Bình ‘nhớ lại’ việc đã
chuyển trả cổ phần (TN). – Đại án DongABank: Cựu Trưởng phòng Nguồn vốn Hội sở
DongABank hết kêu oan (NĐT).
Cán bộ sai phạm
Thanh Hóa: Sai phạm gần 100 tỷ đồng, 17 cán bộ bị xử lý kỷ
luật, theo báo Dân Trí. Thanh tra tỉnh Thanh Hóa phát hiện sai phạm
tham nhũng hơn 96 tỷ đồng và hàng ngàn m2 đất, liên quan đến nhiều tổ chức và
cá nhân lãnh đạo. Dù vậy, chỉ có 17 cán bộ bị xử lý, với hình thức cao nhất là
“cảnh cáo”.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định giao Chánh Thanh tra tỉnh chuyển hồ sơ sai phạm của nhiều lãnh đạo thuế Bình Định sang
cơ quan điều tra, theo báo Thanh Niên. Cán bộ lãnh đạo Chi cục Thuế TP
Quy Nhơn, Bình Định cấu kết với nhiều doanh nghiệp, chiếm đoạt hàng chục tỷ tiền
thuế. Trong đó có các thủ thuật làm giả hóa đơn thuế giá trị gia tăng. Tỉnh
Bình Định đã chuyển hồ sơ để công an điều tra tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn
cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý thuế”.
Nhận hối lộ, Chi cục trưởng Thi hành án dân sự bị khởi tố,
theo báo Tiền Phong. Theo đó: “Ông Bùi Văn Hoạt vừa bị Cơ quan điều tra
Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao tống đạt Quyết định khởi tố bị can về hành vi nhận
hối lộ của đương sự, trong một vụ cưỡng chế, kê biên tài sản thi hành án tại
huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng)”.
Mời đọc thêm: Đề nghị kiểm điểm nhiều cán bộ liên quan sai phạm ở hai nhà
máy thép (DT). – Phục hồi điều tra vụ sai phạm tài chính tại Agribank Cần Thơ (Zing).
– Hà
Tĩnh: Thanh tra, phát hiện sai phạm hơn 25 tỷ đồng (LĐ). – Sai phạm tại dự án BV Nhi đồng TP.HCM: Kiểm điểm nghiêm túc
tập thể, cá nhân liên quan (TN). – Hà Nội:
Đang thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng, nhưng chưa dứt điểm.
– Dự án hơn 95 tỷ đồng bồi thường sai hơn chục tỷ đồng(TT).
– Dấu
hiệu oan sai trong vụ ném đá gây thương tích ở Hạ Long (PLVN).
– Vụ UBND tỉnh Vĩnh Long bị người dân kiện ra tòa: Tòa phúc thẩm
bác đơn của dân dù luật sư trưng ra “bằng chứng thép” (ĐS&PL).
– Lâm Đồng: Nhận hối lộ, một Chi cục trưởng Thi hành án dân sự
bị khởi tố(DT).
Hết thời phá tiền không tiếc
Ngân khố trống rỗng, quốc hội Việt Nam điều chỉnh giảm 10.000 tỷ đồng nguồn vốn chi cho các dự án
quan trọng quốc gia, theo báo Pháp Luật và Xã Hội. Loay hoay với bài
toán thu chi ngân sách trong bối cảnh không còn nhiều tiền, quốc hội quyết điều
chỉnh giảm nguồn vốn cho các dự án quan trọng quốc gia 10.000 tỷ đồng (từ
80.000 tỷ đồng xuống 70.000 tỷ đồng). Số vốn giảm kia được thông báo sẽ dùng
cho các dự án ứng phó và phòng chống thiên tai.
World Bank cảnh báo nhiều tiềm ẩn rủi ro tích tụ, tăng trưởng
kinh tế Việt Nam sẽ giảm dần tới năm 2020, theo báo Trí Thức Trẻ. GDP
Việt Nam những năm vừa qua được báo cáo một chiều từ chính phủ là “tăng”. Tuy
nhiên, WB lại nhận định, kinh tế Việt Nam đang chững lại, điển hình là tốc độ
tăng trưởng không tăng trong những năm gần đây. Việt Nam cũng đang đi qua bên
kia sườn dốc của những động lực tăng trưởng. Nền kinh tế dựa vào bán tài nguyên
và lao động phổ thông của Việt Nam sẽ sớm kéo đất nước đi xuống.
Thời báo Kinh Tế Sài Gòn có bài: Thực trạng ngân sách chưa được cải thiện nhiều. Bài
viết lưu ý hiện tượng Bộ Tài chính luôn đưa ra hai con số thâm hụt ngân sách,
con số thứ nhất là thâm hụt theo thông lệ quốc tế, là thâm hụt không bao gồm
chi trả nợ gốc, con số thứ hai là thâm hụt theo cách tính của Việt Nam, là thâm
hụt bao gồm cả chi trả nợ gốc.
Trước đây Quốc hội sử dụng cách tính thứ hai, nhưng
từ năm 2017 đến nay, họ lại sử dụng cách tính thứ nhất “mà không có một
sự lý giải nào về sự khác nhau giữa hai con số. Do vậy, nếu các đại biểu Quốc hội
và người dân không có chuyên môn thì dễ hiểu lầm là thực trạng ngân sách đã được
cải thiện, trong khi thực tế lại không phải như vậy”.
Mời đọc thêm: WB dự báo tăng trưởng của Việt Nam giảm dần trong hai năm tới (VnEconomy). – Xây
dựng nông thôn mới: Đầu tư hàng ngàn tỷ đồng, số người thiếu đói vẫn tăng (TTT).
– Doanh nghiệp khởi nghiệp nhiều nhưng tỷ lệ thành công thấp (CT).
– Thị trường bất động sản gặp khó về tín dụng (HQ).
– Dịch vụ Phú Nhuận (MSC): Hàng loạt lãnh đạo và người nhà bán
hết cổ phiếu (ĐTCK).
Tin nhân quyền
RFA đưa tin: Công an VN truy nã 2 người “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”.
Đó là nhà hoạt động Nguyễn Văn Tráng và cựu Thượng úy quân đội nhân dân Việt
Nam Lê Văn Thương. Họ bị cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”
theo điều 109 Bộ luật hình sự năm 2015.
Ông Nguyễn Văn Tráng chia sẻ với RFA: “Lúc
này tôi không có ở địa phương. Tôi có nghe người nhà thông báo là trước đó hôm
4/12, lực lượng an ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa có đọc quyết định khởi
tố tôi và hôm 10/12 những viên an ninh đó đã đến nhà đọc quyết định truy nã tôi
với tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Lê Văn Thương (trái) và Nguyễn Văn Tráng. Nguồn: RFA
Mời đọc thêm: Bà
Thúy Nga hiện đang bị tù, được trao giải Nhân quyền Lê Đình Lượng (BBC).
– Giải Nhân quyền Việt Nam: người Việt hải ngoại bày tỏ đoàn kết
với các hoạt động ở quê nhà (RFA). – EU sẽ cấm vận thương mại VN vì vi phạm nhân quyền? (Blog
VOA). – Nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền, nhớ lại… (VOA).
– Tạm ngưng phiên xử dùng nhục hình ở trại giam Long Hòa (PLTP).
Phú Yên: Dân chết oan vì sụp ‘ổ voi’
Sáng sớm 10/12, ông Trần Nguyễn Quang Tánh ở Phú
Yên, 34 tuổi, trên đường đi làm, đã sụp một “ổ voi” trên quốc lộ 1, chết ngay tại chỗ,
bỏ lại vợ và hai con thơ 8 tuổi và 2 tuổi. Hai tuần trước, Facebooker Huỳnh
Long đã cảnh báo về đoạn đường này qua clip: “Đường xuống Âm Phủ chỉ có tại Phú
Yên”: https://www.facebook.com/long.huynh78/videos/2499561080070813/
Ông Long cũng cho biết thêm, chiều 11/12, Bộ trưởng
GTVT Nguyễn Văn Thể đại diện Bộ GTVT và BQL Dự Án Thăng Long, đã đến thắp hương cho anh Tánh và phúng điếu 50 triệu đồng.
Facebooker
Phương Ngô viết: “Ngoài phí BOT chúng tôi còn đóng thêm phí bảo
trì đường bộ, khoảng này cũng không hề nhỏ, thuế từ dân cũng được trích ra để
làm quỹ phát triển cơ sở hạ tầng và đường đô thị, song những con đường kém chất
lượng và sai hoàn toàn về tiêu chuẩn kỹ thuật vẫn luôn tồn tại trên khắp cả nước,
tai nạn giao thông xảy ra mỗi ngày không thống kê kịp … và đó là lý do chính
làm cho phần lớn các vụ tại nạn trên cả nước chết oan một cách thảm khốc, đó là
tội ác...”
Báo Thanh Niên có bài: Những cái chết oan uổng do tắc trách. Cha của ông
Tánh cho biết: “Họ để ‘ổ voi’ sâu hoắm nhiều vô kể, không bị tai nạn
sao được. Cũng tại nơi con tui bị tai nạn, đã có xe tải sụp ‘ổ voi’, va vào dải
phân cách. Con tui bị vậy nhưng chẳng thấy cơ quan có trách nhiệm đến thăm hỏi”.
Người dân xung quanh hiện trường vụ tai nạn cho biết,
“ổ voi” trên đoạn đường đã xuất hiện từ gần 1 tháng nay. Ngày 18/11, trên đoạn
QL1 qua huyện Tuy An, Phú Yên đã có 2 xe tải sụp “ổ voi” khiến xe lật làm
phương tiện và hàng hóa trên xe hư hỏng nặng. Một tài xế nói: “Đoạn đường
qua Phú Yên hư rất nhiều điểm. Muốn thu phí thì phải làm đường hoàn chỉnh, đảm
bảo an toàn giao thông (ATGT) chứ”.
Mời đọc thêm: Tài xế bất an di chuyển trên quốc lộ 1 đoạn qua Phú Yên sau
mưa ngập (ĐS&PL/VN Mới). – Sụp ổ gà trên QL1, một người chết oan: ‘Do trời mưa?’ (ĐV).
– Quảng Nam: Đường nghìn tỉ xuất hiện nhiều ổ gà sau trận mưa
lịch sử (DT). – Hàng chục “ổ gà” lại xuất hiện trên đoạn đường nghìn tỉ (LĐ).
Nền y tế tồi tàn
Cơ sở hạ tầng yếu kém, bệnh viện tuyến trung ương
lúc nào cũng quá tải, còn bệnh viện tuyến dưới thì không có chất lượng, chuyên
môn yếu. Vụ việc xảy ra tại Quảng Trị: Bệnh viện bị tố tiêm thuốc gây chết người,
theo báo Dân Việt. Bệnh nhân Nguyễn Thị L (SN 1980) bị ngã xe máy, được đưa vào
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cấp cứu. Sau khi siêu âm, chụp phim, scan, CT
não, bệnh viện kết luận chị L không có bất thường nào, chuyển đến khoa Răng –
Hàm – Mặt, sau đó bệnh nhân chuyển biến xấu, tử vong.
Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho rằng,
bệnh viện đã làm “đúng quy trình”, “tuy nhiên, do bệnh nhân bị chấn
thương sọ não rất nghiêm trọng dẫn đến tử vong”. Gia đình nạn nhân cho biết,
sẽ gửi đơn đến cơ quan chức năng, yêu cầu làm rõ.
Báo động “đỏ”: Tỷ lệ mắc ung thư tăng hàng năm và ngày càng
trẻ hóa tại Việt Nam, theo VTV. Theo đó, “tỉ lệ mắc các loại bệnh
ung thư ở nước ta tăng trung bình gần 10 %/năm và có dấu hiệu ngày càng trẻ
hóa, thậm chí người bệnh chỉ ngoài tuổi đôi mươi”. Đến năm 2018, mỗi
năm có hơn 164.000 bệnh nhân mới mắc ung thư. Con số phản ánh chất lượng cuộc sống,
an sinh xã hội và y tế tại Việt Nam.
Mời đọc thêm: Mổ “bắt” con, sản phụ Hậu Giang tử vong: Giám đốc bệnh viện
nói gì? (NĐT). – Nữ bệnh nhân tử vong bất thường sau khi tiêm thuốc chống uốn
ván? (GT).
***
Thêm một số tin: Luật mới: Lực lượng Công an sẽ có tối đa 199 tướng — Ít
nhất 9 người chết và mất tích do mưa lũ ở miền Trung — Khai thác Bán đảo Sơn Trà ra sao? (RFA).
– Xô cửa, ăn nhậu tại trụ sở VFF: Hội Cựu chiến binh Hà Nội sẽ
xác minh (LĐ). – Vì
sao 6 cán bộ thanh tra sở GTVT Hà Nội bị tố “bảo kê” xe quá tải? (NĐT).
No comments:
Post a Comment