Nguyễn Thiện Nhân có vẻ bề ngoài là người ăn nói chừng
mực, là người khoa bảng bậc nhất của ĐCS. Nhớ ngày trước khi có thông tin Tòng
Thị Phóng về nắm bí thư Sài Gòn, dân Sài Thành phản ứng dữ dội. Nhưng sau đó có
tin chính thức Nguyễn Thiện Nhân về thì dân Sài Gòn hài lòng hơn. Có lẽ người
ta quá xem trọng bề ngoài của ông Nhân. Thực chất ông ấy chỉ ngồi ở ghế cầm lái
nhưng chẳng bẻ lái được gì vì cái cơ cấu cứng nhắc của bộ máy.
2 năm qua, anh chẳng làm được dấu ấn gì cả, vụ Thủ
Thiêm lo không xong còn lừa gạt nhân dân, chứng to ảnh có nỗ lực nhưng bất lực.
Ngày 29/10/2018 ông Nhận nói “tháng 11 xử lý cán bộ sai phạm Thủ Thiêm”, và nay
đã hết tháng, ông ta vẫn không xử lý được bất kỳ cá nhân nào. Trong thể chế
này, công lí không thể thực thi dù rằng ông ta tốn rất nhiều thời gian và huy động
rất cả những người quyền lực nhất. Phóng hay Nhân cũng thế thôi, đều bất lực cả.
Trần Bắc Hà một tên anh cậy thế. Đội trên đạp dưới
leo cao và coi trời bằng vung. Khi nằm trong group Nguyễn Tấn Dũng, hắn tự do
phá hoại mà không một ai có thể cản nổi. 8 năm tại vị chức vụ chu tịch HĐQT
BIDV hắn tự tung tự tác. Hắn chỉ bị bắt khi người chủ của hắn đã thua trong cuộc
đấu đá ở thượng tầng. Cũng cơ chế đó, kẻ mới thay Trần Bắc Hà thì không dại gì
không xơi đậm như Bắc Hà.
Trong thể chế này, không một kẻ nào có thể thực thi
công lý, vì sao? Vì nếu trả lại công lý cho dân thì chắc chắn xâm phạm đến quyền
lợi một group chính trị. Nếu group ấy còn mạnh thì mọi việc bế tắc. Ở đất nước
này, muốn xử lý được cá nhân nào, phải chờ cho group chính trị đó thất thế
trong cuộc đấu đá nội bộ. Nhờ đó, ngon cờ “chống tham nhũng” mới được giương
lên, vì nó là chiêu bài chính.
Nói cho cùng, bị tóm như Đinh La Thăng, Trần Bắc Hà
thì bởi vì xui rủi cho hắn là 3 Dũng thua. Nếu các thế lực chính trị ở thế giằng
co thì chẳng có cá nhân nào bị sờ gáy cả. Trong thể chế này, chỉ có nói sự thật là nguy hiểm thường
trực, còn tham nhũng ăn bạo lộng quyền vẫn là những kẻ an toàn nhất. Đó là bản
chất của thể chế.
Anh Đỗ Ngà viết “Trong thể chế này, không một kẻ nào
có thể thực thi công lý, vì sao? Vì nếu trả lại công lý cho dân thì chắc chắn
xâm phạm đến quyền lợi một group chính trị. Nếu group ấy còn mạnh thì mọi việc
bế tắc. Ở đất nước này, muốn xử lý được cá nhân nào, phải chờ cho group
chính trị đó thất thế trong cuộc đấu đá nội bộ. Nhờ đó, ngọn cờ "chống
tham nhũng" mới được giương lên, vì nó là chiêu bài chính.”
Chào anh Đỗ Ngà, tôi không hiểu ý anh viết câu cuối cùng là “nhờ đó, ngọn cờ “chống tham nhũng” mới được giương lên, vì nó là chiêu bài chính”?
Đặt giả thuyết, người nào mạnh thì giết kẻ sa cơ...Như vậy có hết tham nhũng không?
Hai, ở đất nước độc đảng, ác quyền thì có còn từ “chống tham nhũng” sao, bởi đảng viên nào cũng tham ?
Ba, chiêu bài “chống tham nhũng” ở nước cs là để che mắt người dân thì thật sự là hoạ nhiều hơn phước.
Riêng tôi cảm thấy, càng chống tham nhũng thì đảng viên càng ác độc thêm. Và tôi cũng không bao giờ bênh bên đảng viên sa cơ. Bởi tội chúng đáng phải như vậy thế thôi.
Chào anh Đỗ Ngà, tôi không hiểu ý anh viết câu cuối cùng là “nhờ đó, ngọn cờ “chống tham nhũng” mới được giương lên, vì nó là chiêu bài chính”?
Đặt giả thuyết, người nào mạnh thì giết kẻ sa cơ...Như vậy có hết tham nhũng không?
Hai, ở đất nước độc đảng, ác quyền thì có còn từ “chống tham nhũng” sao, bởi đảng viên nào cũng tham ?
Ba, chiêu bài “chống tham nhũng” ở nước cs là để che mắt người dân thì thật sự là hoạ nhiều hơn phước.
Riêng tôi cảm thấy, càng chống tham nhũng thì đảng viên càng ác độc thêm. Và tôi cũng không bao giờ bênh bên đảng viên sa cơ. Bởi tội chúng đáng phải như vậy thế thôi.
No comments:
Post a Comment