December 17, 2018
Trên
thực tế, điều đáng chú ý nhất không phải là thành công của những nỗ lực của
Trung Quốc trong việc quảng bá ảnh hưởng ra nước ngoài, mà là những cố gắng này
được thể hiện một cách dễ dàng. Miêu tả những cố gắng đó như mối đe dọa thực sự
đối với các chế độ dân chủ thế giới, không chỉ là phản bội lại tình trạng bất
an của chính phương Tây, mà còn mang lại cho Trung Quốc nhiều uy tín hơn mức họ
đáng được hưởng.
Từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, phương Tây đã đầu
tư một lượng lớn nguồn lực nhằm thúc đẩy quá trình tự do hóa chính trị ở Trung
Quốc, trong đó có các chương trình nhằm thúc đẩy chế độ pháp quyền, xã hội dân
sự, minh bạch và trách nhiệm của chính phủ. Kết quả thật đáng thất vọng. Chẳng
những không trở nên dân chủ hơn, gần đây Trung Quốc đã đi thụt lùi để trở về với
chế độ độc đoán cứng rắn. Và hiện nay, họ đang đầu tư nguồn lực nhằm đưa một số
thiết chế chính trị của mình vào các chế độ dân chủ trên thế giới.
Quá trình thâm nhập từ từ ảnh hưởng của Trung Quốc vào phương Tây là chủ đề của các báo cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng và các công trình nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu (think-tank), và đã lôi kéo được sự quan tâm các chính trị gia cao cấp, như Phó Tổng thống Mĩ, Mike Pence, và cựu Thủ tướng Úc, Malcolm Turnbull. Họ khẳng định rằng “các chiến dịch tạo ảnh hưởng” của Trung Quốc bao gồm thiết lập các mối quan hệ với các chính trị gia phương Tây, thành lập Viện Khổng Tử trên khắp thế giới nhằm quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, bành trướng các mạng lưới tuyên truyền chính thức của Trung Quốc ra toàn thế giới, và tài trợ cho các cơ quan nghiên cứu và trao đổi các chương trình với những cơ quan này.
Các chế độ dân chủ tự do phương Tây phải làm sao trước việc Trung Quốc đang hành động tương tự như các nước phương Tây, trong khi tìm cách lợi dụng sự cởi mở của phương Tây nhằm thúc đẩy các mục tiêu về tư tưởng và địa chính trị của nước này?
Trước hết, các nhà lãnh đạo và các tổ chức phương Tây nên phân biệt giữa các hoạt động do nhà nước tài trợ và việc trao đổi văn hóa, dân sự và giáo dục chính đáng, các bên cùng có lợi giữa các công dân và tổ chức tư nhân.
Chắc chắn là, chiến dịch phức tạp của Đảng Cộng sản Trung Quốc – chú tâm vào việc vô hiệu hóa những lời phản đối chính sách và quyền lực của họ, ở cả trong và ngoài Trung Quốc - thường dựa vào những công dân bình thường. Những người hoạt động riêng lẻ này cũng được khuyến khích, tuy không chính thức, trong việc ủng hộ nhà cầm quyền Trung Quốc bằng cách cư xử theo tinh thần của Đảng cộng sản Trung Quốc. Kết quả là, ngay cả những hoạt động dường như độc lập hoặc riêng tư cũng có thể mang lại những rủi ro về chính trị và uy tín cho các tổ chức phương Tây. Các tổ chức này có thể bị cáo buộc là “người rao bán ảnh hưởng” giúp Trung Quốc.
Nhưng như thế không có nghĩa là các tổ chức ở phương Tây phải từ chối thẳng thừng tất cả các cơ hội hợp tác với các tổ chức và người dân Trung Quốc. Cách tiếp cận như vậy không chỉ khiến các tổ chức và người dân phương Tây bỏ lỡ những cơ hội có giá trị; và sẽ củng cố sức mạnh của Đảng cộng sản Trung Quốc trong việc kiểm soát luồng thông tin, thao túng dư luận và định hình những câu chuyện được lưu hành trong dân chúng.
Cho nên, trong khi phương Tây phải cảnh giác, thì cũng không nên phản ứng thái quá. Ví dụ, các tổ chức văn hóa hoặc nghiên cứu ở phương Tây phải rất thận trọng, nếu không nói là phải từ chối thẳng thừng, những khoản tài trợ từ các doanh nghiệp nhà nước, vì nó có thể làm tổn hại danh tiếng của người nhận hoặc hạn chế quyền tự do của tổ chức này. Nhưng món quà từ một doanh nhân giàu có người Trung Quốc thì phải được hoan nghênh, với điều kiện là phải minh bạch và không có những yêu cầu có ảnh hưởng xấu tới nhiệm vụ của người nhận.
Trên thực tế, minh bạch là một trong những cơ chế hiệu quả nhất trong việc bảo vệ các tiến trình dân chủ phương Tây trước những hoạt động nhằm tạo ảnh hưởng của Trung Quốc. Ví dụ, công khai hóa về nguồn gốc và điều kiện tài trợ cho các chính trị gia, các đảng chính trị, các tổ chức dân sự và nghiên cứu, cũng như tỉ lệ vốn sở hữu tài sản trong các phương tiện truyền thông đại chúng, sẽ làm tạo ra thêm khó khăn cho chính phủ Trung Quốc trong việc gây ảnh hưởng thông qua những người tưởng chừng như hoạt động độc lập. Một bộ quy tắc ứng xử chung trong giao dịch với Trung Quốc cũng sẽ giúp đảm bảo rằng các giá trị dân chủ luôn luôn được duy trì trong bất kì thỏa thuận hay hợp tác nào
Nêu cao những giá trị này cũng có nghĩa là các chính phủ phương Tây phải cẩn thận nhằm tránh một kiểu phản ứng thái quá khác: coi Hoa kiều là mục tiêu. Do Trung Quốc đã lợi dụng cộng đồng Hoa kiều trong một thời gian dài nhằm giành cho bằng được các lợi ích kinh tế và chính trị, một số người ở phương Tây có xu hướng nghi ngờ tất cả Hoa kiều, biến họ thành đối tượng phân biệt đối xử và thậm chí coi họ là đối tương phải bị giám sát.
Nhưng, ví dụ, để cho Hoa kiều bị quấy rối, đe dọa hoặc trừng phạt vì họ thực thi các quyền dân sự và chính trị của mình - bằng những khoản tài trợ mang tính chính trị hoặc lên tiếng về những vấn đề quan trọng với họ, trong đó có những vấn đề liên quan đến Trung Quốc - sẽ là bất công nghiêm trọng. Đấy cũng là thất bại về mặt chiến lược: Sức mạnh mềm nhưng mãnh liệt của các giá trị dân chủ mà phương Tây tuyên bố bảo vệ là bức tường thành bảo vệ hiệu quả nhất trong cuộc đấu tranh chống lại các chiến dịch gây ảnh hưởng của Trung Quốc.
Các thiết chế của phương Tây, nhờ nền tảng là các giá trị tự do dân chủ, có sức sống dẻo dai không gì so sánh được. Chế độ độc đoán khó mà có thể lật đổ được, dù có diễn ra bao nhiêu cuộc trao đổi văn hóa hoặc chế độ này có thiết lập bao nhiêu viện ngôn ngữ thì cũng thế mà thôi. Trên thực tế, điều đáng chú ý nhất không phải là thành công của những nỗ lực của Trung Quốc trong việc quảng bá ảnh hưởng ra nước ngoài, mà là những cố gắng này được thể hiện một cách dễ dàng. Miêu tả những cố gắng đó như mối đe dọa thực sự đối với các chế độ dân chủ thế giới, không chỉ là phản bội lại tình trạng bất an của chính phương Tây, mà còn mang lại cho Trung Quốc nhiều uy tín hơn mức họ đáng được hưởng.
Quá trình thâm nhập từ từ ảnh hưởng của Trung Quốc vào phương Tây là chủ đề của các báo cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng và các công trình nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu (think-tank), và đã lôi kéo được sự quan tâm các chính trị gia cao cấp, như Phó Tổng thống Mĩ, Mike Pence, và cựu Thủ tướng Úc, Malcolm Turnbull. Họ khẳng định rằng “các chiến dịch tạo ảnh hưởng” của Trung Quốc bao gồm thiết lập các mối quan hệ với các chính trị gia phương Tây, thành lập Viện Khổng Tử trên khắp thế giới nhằm quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, bành trướng các mạng lưới tuyên truyền chính thức của Trung Quốc ra toàn thế giới, và tài trợ cho các cơ quan nghiên cứu và trao đổi các chương trình với những cơ quan này.
Các chế độ dân chủ tự do phương Tây phải làm sao trước việc Trung Quốc đang hành động tương tự như các nước phương Tây, trong khi tìm cách lợi dụng sự cởi mở của phương Tây nhằm thúc đẩy các mục tiêu về tư tưởng và địa chính trị của nước này?
Trước hết, các nhà lãnh đạo và các tổ chức phương Tây nên phân biệt giữa các hoạt động do nhà nước tài trợ và việc trao đổi văn hóa, dân sự và giáo dục chính đáng, các bên cùng có lợi giữa các công dân và tổ chức tư nhân.
Chắc chắn là, chiến dịch phức tạp của Đảng Cộng sản Trung Quốc – chú tâm vào việc vô hiệu hóa những lời phản đối chính sách và quyền lực của họ, ở cả trong và ngoài Trung Quốc - thường dựa vào những công dân bình thường. Những người hoạt động riêng lẻ này cũng được khuyến khích, tuy không chính thức, trong việc ủng hộ nhà cầm quyền Trung Quốc bằng cách cư xử theo tinh thần của Đảng cộng sản Trung Quốc. Kết quả là, ngay cả những hoạt động dường như độc lập hoặc riêng tư cũng có thể mang lại những rủi ro về chính trị và uy tín cho các tổ chức phương Tây. Các tổ chức này có thể bị cáo buộc là “người rao bán ảnh hưởng” giúp Trung Quốc.
Nhưng như thế không có nghĩa là các tổ chức ở phương Tây phải từ chối thẳng thừng tất cả các cơ hội hợp tác với các tổ chức và người dân Trung Quốc. Cách tiếp cận như vậy không chỉ khiến các tổ chức và người dân phương Tây bỏ lỡ những cơ hội có giá trị; và sẽ củng cố sức mạnh của Đảng cộng sản Trung Quốc trong việc kiểm soát luồng thông tin, thao túng dư luận và định hình những câu chuyện được lưu hành trong dân chúng.
Cho nên, trong khi phương Tây phải cảnh giác, thì cũng không nên phản ứng thái quá. Ví dụ, các tổ chức văn hóa hoặc nghiên cứu ở phương Tây phải rất thận trọng, nếu không nói là phải từ chối thẳng thừng, những khoản tài trợ từ các doanh nghiệp nhà nước, vì nó có thể làm tổn hại danh tiếng của người nhận hoặc hạn chế quyền tự do của tổ chức này. Nhưng món quà từ một doanh nhân giàu có người Trung Quốc thì phải được hoan nghênh, với điều kiện là phải minh bạch và không có những yêu cầu có ảnh hưởng xấu tới nhiệm vụ của người nhận.
Trên thực tế, minh bạch là một trong những cơ chế hiệu quả nhất trong việc bảo vệ các tiến trình dân chủ phương Tây trước những hoạt động nhằm tạo ảnh hưởng của Trung Quốc. Ví dụ, công khai hóa về nguồn gốc và điều kiện tài trợ cho các chính trị gia, các đảng chính trị, các tổ chức dân sự và nghiên cứu, cũng như tỉ lệ vốn sở hữu tài sản trong các phương tiện truyền thông đại chúng, sẽ làm tạo ra thêm khó khăn cho chính phủ Trung Quốc trong việc gây ảnh hưởng thông qua những người tưởng chừng như hoạt động độc lập. Một bộ quy tắc ứng xử chung trong giao dịch với Trung Quốc cũng sẽ giúp đảm bảo rằng các giá trị dân chủ luôn luôn được duy trì trong bất kì thỏa thuận hay hợp tác nào
Nêu cao những giá trị này cũng có nghĩa là các chính phủ phương Tây phải cẩn thận nhằm tránh một kiểu phản ứng thái quá khác: coi Hoa kiều là mục tiêu. Do Trung Quốc đã lợi dụng cộng đồng Hoa kiều trong một thời gian dài nhằm giành cho bằng được các lợi ích kinh tế và chính trị, một số người ở phương Tây có xu hướng nghi ngờ tất cả Hoa kiều, biến họ thành đối tượng phân biệt đối xử và thậm chí coi họ là đối tương phải bị giám sát.
Nhưng, ví dụ, để cho Hoa kiều bị quấy rối, đe dọa hoặc trừng phạt vì họ thực thi các quyền dân sự và chính trị của mình - bằng những khoản tài trợ mang tính chính trị hoặc lên tiếng về những vấn đề quan trọng với họ, trong đó có những vấn đề liên quan đến Trung Quốc - sẽ là bất công nghiêm trọng. Đấy cũng là thất bại về mặt chiến lược: Sức mạnh mềm nhưng mãnh liệt của các giá trị dân chủ mà phương Tây tuyên bố bảo vệ là bức tường thành bảo vệ hiệu quả nhất trong cuộc đấu tranh chống lại các chiến dịch gây ảnh hưởng của Trung Quốc.
Các thiết chế của phương Tây, nhờ nền tảng là các giá trị tự do dân chủ, có sức sống dẻo dai không gì so sánh được. Chế độ độc đoán khó mà có thể lật đổ được, dù có diễn ra bao nhiêu cuộc trao đổi văn hóa hoặc chế độ này có thiết lập bao nhiêu viện ngôn ngữ thì cũng thế mà thôi. Trên thực tế, điều đáng chú ý nhất không phải là thành công của những nỗ lực của Trung Quốc trong việc quảng bá ảnh hưởng ra nước ngoài, mà là những cố gắng này được thể hiện một cách dễ dàng. Miêu tả những cố gắng đó như mối đe dọa thực sự đối với các chế độ dân chủ thế giới, không chỉ là phản bội lại tình trạng bất an của chính phương Tây, mà còn mang lại cho Trung Quốc nhiều uy tín hơn mức họ đáng được hưởng.
*
Bùi Mẫn Hân là giáo sư về quản trị ở Claremont McKenna College và là tác giả cuốn Chủ nghĩa tư bản thân hữu Trung Quốc.
Bùi Mẫn Hân là giáo sư về quản trị ở Claremont McKenna College và là tác giả cuốn Chủ nghĩa tư bản thân hữu Trung Quốc.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Bào
Nguồn Project-Syndicate
No comments:
Post a Comment