07/12/2018
Nhiều người trên thế giới có ấn tượng xấu về du
khách Trung Quốc do cách họ cư xử khi ra nước ngoài. Trong vài năm qua, những
khách du lịch này đã mang tai tiếng thực sự xấu trên toàn thế giới. Bạn có thể
đọc những bài báo này từ bài viết của tờ South China Morning Post, The Economist
và Huffington Post.
Ngay cả những người gốc Trung Hoa ở Đông Nam Á như,
Hồng Kông và Đài Loan cũng không thể chịu đựng được những hành vi như vậy. Ví dụ,
ở Hồng Kông, có những trường hợp mà các bà mẹ Trung Quốc cho phép con của họ đi
tiểu ở nơi công cộng khiến nhiều cư dân HK vô cùng bất mãn. Khi bị người HK chỉ
trích tận mặt, một bà TQ tát một người vào mặt và cố tình đụng người khác bằng
xe đẩy.
Trong thực tế, để đáp lại một cuộc thăm dò của
SCMP.com, “Điều gì làm cho một số người Hồng Kông không thích Trung Quốc đại lục
và người dân đại lục ?”, Hơn 50% độc giả đổ lỗi vì có những cảm xúc tiêu cực về
“khách du lịch xấu”, tin rằng những nguời Trung Quốc CÓ TIỀN nhưng KHÔNG BIẾT
CÁCH CƯ XỬ.
Điều này cũng xảy ra ở Đài Loan mới đây, một người mẹ
từ Trung Quốc đã để cho con đi vệ sinh trên sàn phi truờng Cao Hùng ở Đài Loan,
chổ đó chỉ cách nhà vệ sinh vài mét dù rằng bà ta đã đặt tờ báo xuống đất trước
để lót.
Chính chính phủ Trung Quốc cũng đã nhận ra vấn đề
này. Trong một động thái táo bạo để dẹp bớt các khách du lịch Trung Quốc thô lỗ,
các quan chức đã bắt đầu ghi tên của những kẻ phạm tội trên vào danh sách “đen”
có thể ảnh hưởng đến quyền tự do đi lại của họ. Ủy ban Hướng dẫn Trung ương của
Đảng Cộng sản để Xây dựng nền Văn minh Tinh thần và Du lịch Quốc gia của Trung
Quốc cũng đã phát hành một bài viết có vần điệu dài 128 ký tự để nhắc khách du
lịch hành xử theo cách “văn minh” khi ra ngoài.
Nhiều công dân Trung Quốc cũng tỏ ra bực dọc về các hành vi thô lỗ của những người đồng hương. Chỉ trích chê cuời họ là một đề tài rất thành công trên phương tiện truyền thông tại Trung Quốc, một diễn đàn mà các blogger thảo luận và chỉ trích hành vi không văn minh của các du khách Trung Quốc khác - không phải là họ.
Tuy không phải tất cả du khách và nguời nhập cư Trung Quốc đều cư xử xấu xa hay thô lỗ, nhưng thật sự là khá nhiều du khách Trung Quốc đã đem cái từ “thiếu văn minh “ này đến cho đất nước họ qua cách cư xử ở nước ngoài, gây buồn bực cho các nguời dân văn minh hơn ở trong nước.
Trong một thời gian, tôi đã suy nghĩ tại sao có sự
khác biệt lớn trong hành vi và tai tiếng của du khách Trung Quốc từ Đại lục và
Trung Quốc từ những nơi có dân số Trung Hoa nhiều như Hồng Kông, Đài Loan,
Singapore và Malaysia. Vì nguời Hoa chúng tôi đều có chung nguồn gốc dân tộc
nên có lẽ điều này không liên quan gì đến di truyền hay văn hóa mà là do môi
trường sống ở Trung Quốc.
Sau khi suy nghĩ về chủ đề này, tôi quyết định viết
bài này để chia sẻ với độc giả về lý do tại sao người Trung Quốc cư xử như vậy,
mong sao nguời ngoài (khôngTQ) trở nên khoan dung, hiểu biết và cảm thông với họ
hơn.
1)
Sự Khan Hiếm về Mọi mặt và Không có Luật lệ ở Đại Lục đã đưa đến việc vì muốn
sinh tồn nguời ta đã đặt lợi ích riêng của họ ở ưu tiên cao nhất.
Một trong những lý do chính tại sao khách du lịch
Trung Quốc đã mang tiếng xấu là do cách hành xử tự tung tự tác và vô luật pháp
của họ; họ gạt bỏ các quy định của các nước khác như cắt ngang hàng đợi, xô đẩy
khách du lịch khác, chụp ảnh với đèn flash khi bị cấm, hoặc đá thúng đụng nia
hay làm ầm ỹ lên vì những chuyện nhỏ nhặt.
Điều gì làm cho mọi người "đặt lợi ích và sự sống
còn của mình trước hết"?
Sự sỉ nhục công khai và đánh đập những người được
coi là không trung thành với ý thức hệ Cộng Sản.
🔹Cách đây không lâu, ngày ngày dân Trung Quốc sống trong một hoàn cảnh khan hiếm đủ thứ. Vì vậy, bất cứ khi nào hay nơi nào có chút thiếu hụt, thì bản năng sinh tồn của họ lập tức vùng lên hoạt động.
Sự nghèo khó và bất ổn này đã trở nên tồi tệ hơn bởi sự sụp đổ của trật tự xã hội từ năm 1967 đến năm 1976. Trong một xã hội cộng sản, không thể có tôn giáo hay bất cứ điều gì được coi là cao hơn nhà nước. Kết quả của cuộc cách mạng văn hóa (無產階級文化大革命), là mọi người đã theo dõi nhau, bị gửi đi trại lao động, trẻ em dò xét bố mẹ, học sinh theo dõi thầy cô vv. Một xã hội làm cho dân chúng ngờ vực và dành giựt nhau về đủ thứ, đủ chuyện.
🔹Cách đây không lâu, ngày ngày dân Trung Quốc sống trong một hoàn cảnh khan hiếm đủ thứ. Vì vậy, bất cứ khi nào hay nơi nào có chút thiếu hụt, thì bản năng sinh tồn của họ lập tức vùng lên hoạt động.
Sự nghèo khó và bất ổn này đã trở nên tồi tệ hơn bởi sự sụp đổ của trật tự xã hội từ năm 1967 đến năm 1976. Trong một xã hội cộng sản, không thể có tôn giáo hay bất cứ điều gì được coi là cao hơn nhà nước. Kết quả của cuộc cách mạng văn hóa (無產階級文化大革命), là mọi người đã theo dõi nhau, bị gửi đi trại lao động, trẻ em dò xét bố mẹ, học sinh theo dõi thầy cô vv. Một xã hội làm cho dân chúng ngờ vực và dành giựt nhau về đủ thứ, đủ chuyện.
Ngày nay Trung Quốc đã giàu có hơn và ổn định, mọi
việc mọi sự đã được cải tiến. Tuy thế, thái độ và cách sống của họ vẫn như cũ.
Hơn nữa, xã hội càng trở nên cạnh tranh hơn xưa. Dân số đã gia tăng khủng khiếp
nên không thể cung cấp đủ cho mọi người.
Trong thực tế, một phần ba sinh viên đang theo lớp
thi vào Đại Học hằng năm (Gaokao (高考, "Higher Education Exam", báo cáo họ có
triệu chứng thần kinh do tâm sinh lý ít nhất một tuần một lần.
Cứ xem sự cạnh tranh trong việc Singapore đã dẫn đầu
cái văn hoá kiasu [lúc nào cũng muốn thắng từ việc nhỏ đến lớn ] xấu xa ở đây
như thế nào thì tôi tin rằng với một xã hội như Trung Quốc tác động xã hội của
nó còn tệ hại hơn nhiều.
Ngoài việc khan hiếm đủ thứ và phải cạnh tranh cho các nguồn tài nguyên, những chuyện như luật lệ không thực sự hiện hữu. Tệ nạn tham nhũng lan tràn khắp nơi.
Ngoài việc khan hiếm đủ thứ và phải cạnh tranh cho các nguồn tài nguyên, những chuyện như luật lệ không thực sự hiện hữu. Tệ nạn tham nhũng lan tràn khắp nơi.
Hơn nữa việc phải lo cho chính mình sống còn, việc
thiếu luật lệ và nạn tham nhũng còn có nghĩa rằng dân
chúng Không hay rất ít tôn trọng luật lệ.
Điều này phải xảy ra thôi, khi thường dân ở Trung Quốc thấy quyền hạn của họ và luật pháp bị các nhà lãnh đạo vi phạm hằng ngày. Chen dùng câu ngạn ngữ Trung hoa nghĩa là “ nguời cấp dưới noi gương người cấp trên.”
chúng Không hay rất ít tôn trọng luật lệ.
Điều này phải xảy ra thôi, khi thường dân ở Trung Quốc thấy quyền hạn của họ và luật pháp bị các nhà lãnh đạo vi phạm hằng ngày. Chen dùng câu ngạn ngữ Trung hoa nghĩa là “ nguời cấp dưới noi gương người cấp trên.”
- Khi tôi còn nhỏ, có lần tôi đi thăm gia đình người
chú ở Bắc Kinh. Chúng tôi đi ăn tối ở một tiệm ăn. Người hầu bàn quên mang nước
lạnh uống dù đã được nhắc vài lần. Chú tôi làm toáng chuyện lên, quát mắng mấy
người hầu và người quản lý tiệm. Tôi thấy phản ứng của chú tôi khá kỳ cục,
không thích đáng vì lỗi ấy chẳng có chi nặng và chú tôi vốn là người có tính
hoà nhã. Sau đó, cha tôi giải thích đó là phương cách người Trung Hoa giải quyết
công việc và nếu mình cứ tỏ ra mềm mỏng, yếu đuối thì người ta sẽ lợi dụng
mình.
2)
Môi Trường sống Chen chúc của Dân Nghèo thành thị tại Trung Quốc
Một yếu tố đóng góp quan trọng khác cho các hành vi kém văn minh là điều kiện sống của nhiều người nghèo ở Trung Quốc khiến họ gần như không có khái niệm về khoảng không gian riêng, sự kín đáo và riêng tư.
Một yếu tố đóng góp quan trọng khác cho các hành vi kém văn minh là điều kiện sống của nhiều người nghèo ở Trung Quốc khiến họ gần như không có khái niệm về khoảng không gian riêng, sự kín đáo và riêng tư.
Điểm này được cô Chen nêu ra; cô đến từ Thiên Tân.
Chen giải thích rằng cách đây không lâu ở Trung Quốc, có một hệ thống gọi là
Hukou (Đăng Ký Hộ Khẩu) đã ngăn cản việc di cư từ làng này sang thành phố khác.
Từ những năm 1990, hệ thống này đã bị bãi bỏ và mọi
người được tự do di chuyển. Nhờ vậy, một số bạn trẻ đã đi từ các vùng nông thôn
đến các thành phố như Thiên Tân, Quảng Châu và Thượng Hải. Nhiều người kiếm được
việc làm trong các nhà máy và phải sống trong điều kiện khủng khiếp như các ký
túc xá chật chội như cá hộp. Bởi thế, họ có rất ít khái niệm về không gian cá
nhân và sự riêng tư.
Các thành viên trong gia đình dùng chung nhà vệ
sinh, phòng ngủ ... mọi thứ. Họ quen với tiếng ồn, thiếu sự riêng tư, thậm chí
họ còn nhìn thấy nhau trần truồng, hay ngồi trong nhà vệ sinh, ngược lại tất cả
cách cư xử của các tiêu chuẩn xã hội ở phương Tây.
Cô Chen tiếp tục đưa ra ví dụ này:
🔹Điều gì khiến người ta không thể đi tiểu hay đi cầu ở chổ công cọng ở
phương Tây và các nước khác là sự kín đáo - họ không muốn những người hoàn toàn
xa lạ có thể nhìn thấy họ trong hành động tiểu giện hay đại tiện. Sự Kín đáo chỉ
đơn giản là không hề có ở các người Trung Quốc này; họ không quan tâm việc có
ai nhìn thấy họ trần truồng vì họ đã lớn lên trong những điều kiện chật chội và
đông đúc như vậy.
Vì vậy, khi người Trung Quốc đi du lịch ra khỏi
Trung Quốc, họ không nhận ra rằng những người ở nơi khác coi trọng sự riêng tư
và kín đáo vì họ không có các sự xa xỉ ấy trong cuộc sống của họ. Họ không biết
rằng hành động như nói Lớn tiếng gây ra xáo trộn và khó chịu cho người khác bởi
vì họ chỉ được sống trong môi trường mà nói Lớn tiếng là một chuẩn mực.
Tôi rất đồng ý với điều nhận xét này Khi tôi đến những
nơi như Sentosa, các du khách nữ Trung Quốc thường đi tắm hoặc thay đồ bên
ngoài phòng thay đồ. Hình ảnh khoả thân làm tôi khó chịu. Tôi cũng làm thấy phiền
lòng khi người dân Trung Quốc ở Singapore nói lớn tiếng trên điện thoại trong
tàu điện ngầm.
Tuy nhiên, bây giờ tôi đã hiểu tại sao. Tôi thử đặt
mình vào trong hoàn cảnh của họ và khoan dung hơn. Tại sao vậy? Bởi vì chuyện ấy
có thể xảy ra cho tôi nếu tôi được sinh ra trong những điều kiện như họ, thay
vì được sinh ra trong một gia đình ở Singapore, nơi tôi có phòng riêng, có cơ hội
theo đuổi một nền giáo dục tốt và không phải làm việc thiếu điều kiện vệ sinh
và an toàn như một ổ chuột.
3)
Thiếu Giáo dục
Theo tôi nghĩ thì các nguời Trung Quốc không hề quan tâm đến sự làm thiệt hại môi trường là do việc họ Thiếu giáo dục. Vâng, Trung Quốc hiện đang trở nên giàu có hơn và nhiều người được giáo dục. Tuy nhiên sự bất bình đẳng xã hội của họ cũng rất cao, có nghĩa là có nhiều người Trung Qu ốc bị tước đoạt cơ hội tiếp tục học tập.
Theo tôi nghĩ thì các nguời Trung Quốc không hề quan tâm đến sự làm thiệt hại môi trường là do việc họ Thiếu giáo dục. Vâng, Trung Quốc hiện đang trở nên giàu có hơn và nhiều người được giáo dục. Tuy nhiên sự bất bình đẳng xã hội của họ cũng rất cao, có nghĩa là có nhiều người Trung Qu ốc bị tước đoạt cơ hội tiếp tục học tập.
Hơn nữa, trong giai đoạn 1960-1970, Trung Quốc đã trải
qua giai đoạn bất ổn định về mặt chính trị. Nhiều người được sinh ra lúc ấy hoặc
hãy còn trẻ trong thời gian đó đã không có một nền giáo dục thích đáng. Bởi vậy,
nhiều người không nói được tiếng Anh hoặc thậm chí còn không nói được tiếng Phổ
Thông đúng tiêu chuẩn, Thành ra nhiều nguời ra không hiểu nhiều tập quán trong
các xã hội bên ngoài Trung Quốc.
Vì vậy, nếu bạn quan sát kỹ luỡng, bạn sẽ thấy không
phải tất cả du khách và người nhập cư TQ đều là thô lỗ. Thông thường, những người
được giáo dục có cách hành xử tốt hơn những người kém học vấn.
Tôi nghĩ rằng chất lượng giáo dục trong các trường học
và giáo dục công kém cỏi là một trong những lý do chính khiến người dân Trung
Quốc không ý thức về môi trường như các nước còn lại của thế giới. Sự thịnh vượng
của Trung Quốc đã làm tăng nhu cầu về những sản phẫm lấy từ thú vật như lông
thú, hổ, cá mập, voi và tê giác dẫn đến sự suy giảm rất lớn ở những loài động vật
đang có nguy cơ bị tuyệt diệt này.
Trong thực tế, trong chuyến đi gần đây của tôi đến Maldives,
khu nghỉ mát bắt đầu một bài giảng bắt buộc mà mọi người phải tham dự trước khi
lặn với ống thở. Khóa học có hai ngôn ngữ - tiếng Quan Thoại và tiếng Anh. Khi
tôi hỏi lý do tại sao, các nhân viên nói với tôi đó là do sự gia tăng trong du
lịch từ Đại lục, có những người không quen thuộc với cách bảo vệ đại dương của
chúng tôi và các rặng đá san hô. Tôi cũng nhận thấy rằng các trang trình bày bằng
tiếng Trung Hoa và tiếng Anh nhưng không có bằng các ngôn ngữ khác.
🔹Tại sao họ có nhận thức môi trường kém như vậy? Tôi nghĩ rằng đó là bởi
vì sự bảo vệ môi truờng không được nhấn mạnh trong các trường học và văn hóa
TQ. Khi mọi người quá bận rộn suy tính về cách sống còn và đáp ứng nhu cầu vật
chất cơ bản, rất khó cho họ suy nghĩ về những thứ bậc cao hơn như từ thiện, bảo
tồn môi trường, v.v ...
🔹Tuy nhiên tôi tin rằng điều này đang được cải thiện. Điều đáng chú ý là
trước năm 1994, Trung Quốc không có các tổ chức phi chính phủ về môi trường
(NGO). Tính đến năm 2005, có khoảng 2.000 tổ chức phi chính phủ đã được đăng ký
chính thức. Trong năm 2013, Trung Quốc đã cấm dùng Vi cá (mập) trong tất cả các
bữa tiệc chính thức và năm nay, doanh thu vi cá mập đã giảm mạnh. Liên minh
châu Âu cũng bắt đầu hợp tác với Trung Quốc để theo đuổi việc trồng cây xanh.
4) Thiếu Sự Tiếp Xúc với Văn hóa nước ngoài
4) Thiếu Sự Tiếp Xúc với Văn hóa nước ngoài
Trung Quốc gần đây chỉ trở nên giàu có và đây là lần
đầu tiên nhiều khách du lịch thực sự đi du lịch ra nước ngoài. Như vậy, ngay cả
những người lớn thường thiếu kinh nghiệm và không quen thuộc với các quy tắc và
định mức ở nước ngoài. Đây là theo Liu Simin, nhà nghiên cứu với Trung tâm
Nghiên cứu Du lịch của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc.
"Khách quan nói, khách du lịch của chúng tôi có
các nhân vật văn minh tương đối thấp ... Du lịch nước ngoài là một sự sang trọng
mới, người Trung Quốc có thể đủ khả năng so sánh với nhau và muốn thể hiện",
cô nói.
Bạn có thể tranh luận và nói những lời như “đây cũng
là lần đầu tiên tôi đi du lịch nhưng bạn có sự sang trọng của bố mẹ bạn đi cùng
bạn trong chuyến đi đầu tiên và giao lưu bạn thành nghi thức du lịch thích hợp,
những người này thì không.
Cũng giống như Trung Quốc, những lời chỉ trích về
hành vi xấu trong quá khứ đã được san bằng ở khách du lịch Mỹ, Nhật Bản và Đài
Loan, khi họ cũng được thưởng thức sự giàu có mới và ra nước ngoài lần đầu
tiên.
Các chuyên gia tin rằng hành vi tiêu cực như vậy sẽ
mờ đi theo thời gian. Theo Wang Wanfei, một giáo sư du lịch tại Đại học Chiết
Giang
"Du lịch là một kinh nghiệm học tập cho khách
du lịch ... Họ học cách hấp thụ văn hóa địa phương trong quá trình này, và
thoát khỏi hành vi du lịch xấu của họ."
5)
Sự Bùng Phát của Các Nhà Giàu Mới nổi 新贵
Bên cạnh hành vi thô lỗ, du khách Trung Quốc còn bị mang tiếng là rất trọng vật chất.
Bên cạnh hành vi thô lỗ, du khách Trung Quốc còn bị mang tiếng là rất trọng vật chất.
Tuy nhiên, điều này có liên quan nhiều hơn đến thực trạng
là họ “mới giàu” hơn là họ là người Trung Quốc.
Một người xuất sắc trên Quora giải thích:
Điều kiện kinh tế của Trung Quốc trong 15-20 năm qua
đã làm cho dân chúng dễ dàng kiếm được nhiều tiền, do đó dẫn đến sự gia tăng hiện
tại của sự giàu có mới nổi (nouveau rich). Nói chung, giai cấp này hiểu biết về
kinh doanh, nhưng họ không được giáo dục đàng hoảng và cũng không có những hành
vi & thái độ có văn hoá mà những người có gia thế giàu có từ lâu được tự
nhiên thừa hưởng.
Vì vậy, với sự phức tạp với nền văn hóa duy-trì sĩ-
diện người dân Trung Quốc thuộc nhóm mới có tiền phải chứng minh tình trạng của
họ trong xã hội bằng cách phô truơng rằng họ giàu và có thế lực.
Hãy xét điều này từ góc độ khác:
Phụ nữ Trung Quốc mua ba lần Maseratis và hai lần Ferraris
nhiều hơn so với phụ nữ phương Tây. Tại sao? Bởi vì đó là một điểm cho thấy tiềm
năng thu nhập, sự độc lập và quyền lực của họ. Trong một xã hội vẫn coi trọng
đàn ông hơn phụ nữ, các phụ nữ Trung Quốc thành công phát huy sức mạnh của họ bằng
cách lật đổ các khái niệm truyền thống về phái tính - vì thế, cho những người
khác thấy là ai cũng như nhau, nếu không thì họ (đàn bà) hay hơn, đầy tham vọng
và có khả năng như đàn ông.
Ở Trung Quốc ngay bây giờ, sự tiêu thụ phô truơng, lộ
liễu không hẵn thực sự là sự đền bù cho lòng tự trọng thấp, mà là về sự cạnh
tranh cho vị thế xã hội (social status) khi vị trí xã hội (social position) của
một người không phải lúc nào cũng có thể chiếm được.
Tôi đoán rằng những lý do chi tiết này của Trung Quốc
cũng tương tự như Nhật Bản và Hàn Quốc, hai quốc gia có nền kinh tế có tốc độ
tăng trưởng kinh tế tương đối cao gần đây so với các nước phương Tây.
Tôi không nghĩ có bất cứ điều gì về văn hóa châu Á
khiến người châu Á ngày nay phải mua hàng xa xỉ - hiện tuợng chỉ xảy ra khi
chúng ta sống trong một thời gian khi điều kiện kinh tế ở Đông Á đưa ra Đức
tiêu pha lộ liễu như một phương tiện cho người Mới giàu mới đạt được địa thế
trong xã hội.
🔹🔹
Để kết luận, trong khi tôi đã có những trải nghiệm
tiêu cực với những người từ Trung Quốc, tôi cũng đã có những cuộc gặp gỡ rất
tích cực, đáng nhớ.
1. Trong suốt cuộc đời tôi, các giáo viên từ Trung Quốc đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều. Nguời giáo viên yêu thích nhất của tôi ở trường trung học là cô Zeng Danlin. Cô ấy đến từ Đại Lục nhưng cô là một trong những giáo viên hiếm hoi quan tâm đến phúc lợi học sinh và thấy những gì tốt nhất trong tôi. Dạo đó tôi là một đứa trẻ thực sự nỗi loạn, nhưng cô ấy đã dạy tôi rất nhiều điều phải lẽ. Vào năm 2011, khi tôi gặp vấn đề với bạn trai, cô ấy cũng đã khuyên nhủ tôi.
1. Trong suốt cuộc đời tôi, các giáo viên từ Trung Quốc đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều. Nguời giáo viên yêu thích nhất của tôi ở trường trung học là cô Zeng Danlin. Cô ấy đến từ Đại Lục nhưng cô là một trong những giáo viên hiếm hoi quan tâm đến phúc lợi học sinh và thấy những gì tốt nhất trong tôi. Dạo đó tôi là một đứa trẻ thực sự nỗi loạn, nhưng cô ấy đã dạy tôi rất nhiều điều phải lẽ. Vào năm 2011, khi tôi gặp vấn đề với bạn trai, cô ấy cũng đã khuyên nhủ tôi.
2. Trong năm thứ nhất ở đại học, vị giáo sư đã dạy
tôi khóa học chính sách công cọng đầu tiên và truyền cảm hứng cho tôi trong việc
chọn thêm một chuyên khoa phụ đã đến từ Trung Quốc. Tên giáo sư là Yu Wenxuan.
Ông chẳng hề giống như những người Trung Quốc ích kỷ đã cắt ngang hàng đợi và lợi
dụng người khác. Thay vào đó, ông là nguời hành xử rất văn minh, tốt bụng, hài
hước và hoà nhã. Mọi người đều yêu mến ông ấy.
3. Năm 2006, tôi tham dự một chương trình trao đổi sinh viên ở Hoàng Sơn (黃山) và Thượng Hải (上海). Các sinh viên và giáo viên ở đây rất hiếu khách và chu đáo với chúng tôi. Tôi đã từng tham dự các cuộc hội thảo tại một số quốc gia như Hàn Quốc, Budapest, Hồng Kông, vv Tôi chưa bao giờ nhận được sự hiếu khách và chăm sóc đến như thế. Cho đến hôm nay, tôi vẫn giữ nhiều món quà mà họ đã tặng tôi một cách hậu hĩ và có những kỹ niệm tuyệt vời.
4. Trong ba tháng đầu của truờng đại học, tôi theo
nghành khoa học. Tôi đã cố gắng rất nhiều với môn hóa học vì tôi không có
khuynh huớng tự nhiên thiên về môn đó. Các sinh viên kiên nhẫn nhất và giúp tôi
nhiều nhất là các học giả TQ và các học giả Malaysia. Sau ba tháng, tôi chuyển
sang nghành nghệ thuật /xã hội để tôi có thể biểu diễn tất cả các điểm mạnh của
mình. Tuy nhiên, tôi vẫn có ấn tượng rất tốt về các học giả trong khoá 08S30. Đối
với tất cả những người nguyền rủa các học giả Trung Quốc vì đã phá hỏng đường
cong của của quả chuông, ** tôi sẽ nói rằng các nguoi TQ thực sự làm việc chăm
chỉ hơn nhiều người trong chúng ta. Vì vậy, họ xứng đáng có các điểm cao mà họ
đang có.
Đó là lý do tại sao tôi đã chọn viết bài này. Để
chia sẻ với độc giả của tôi về những hoàn cảnh hình thành tâm lý và thái độ của
người từ Trung Quốc. Hy vọng rằng, sau khi đọc bài viết của tôi, bạn sẽ được
thông cảm hơn, hiểu biết và khoan dung hơn đối với khách du lịch từ đại lục.
Quan trọng hơn nữa, bạn sẽ được nhắc nhở rằng những
khách du lịch không biết cư xử này không đại diện cho tất cả mọi người ở Trung
Quốc và vẫn có những người tốt.
Tôi biết rất khó để không bị bực tức với người Trung
Quốc cư xử tồi tệ ở nước ngoài hay khi họ làm một chuyện gì đó.
Bản thân tôi không phải là thánh nhân và cũng cảm thấy
khó chịu nhất là tại Ocean Park khi hàng đứng đợi của tôi bị cắt ngang hoặc khi
tôi bị xô đẩy. Tuy nhiên, chúng ta thực sự phải suy nghĩ về đặc quyền ưu tiên của
mình so với loại hoàn cảnh mà các nguời này được sinh ra và phải chịu đựng.
Tôi không nói là họ đúng và hoặc nói chúng ta nên chấp nhận hành vi như vậy. Thực tình tôi nghĩ rằng những người Trung Quốc đến Singapore để nghỉ lễ, để làm việc hoặc học tập, nên cố gắng hết sức để tuân theo các tiêu chuẩn xã hội của chúng ta.
Dẫu sao tôi hy vọng rằng sau khi đọc bài đăng này, độc
giả có thể xem xét lại cái quan niêm đóng khuôn (stereotype) đối với những người
từ Trung Quốc và thay đổi chúng. Chống lại một cách hành xứ riêng biệt nào đó
là một chuyện vả chống lại toàn bộ một nhóm người là một chuyện khác vì các tin
xấu xa bạn đọc từ các phương tiện truyền thông và những quả trứng hư mà bạn gặp
phải.
Nếu bạn muốn biết thêm về Trung Quốc, hãy kiểm tra
bài viết khác của tôi khi về thăm Harbin, một trong những điểm đến du lịch lạnh
nhất ở Trung Quốc.
------------
Đọc thêm: Sợ hãi một thị trường tiêu dùng cao cấp của
Trung Quốc bởi Minh-Ha T. Pham
Bạn có thể đọc thêm : Fear
of a Chinese Luxury Consumer Market by Minh-Ha T. Pham
No comments:
Post a Comment