Hiện
tượng một phụ huynh đảng viên bắt cô giáo quỳ không phải là một tin vặt. Đó là
hình ảnh một xã hội băng hoại, một văn hóa suy đồi trầm trọng mà Gramsci gọi là
“những hiện tượng quái dị” của một thời đại tranh tối tranh sáng.
Antonio
Gramsci: “Cái khủng hoảng nằm trong hiện tượng một thế giới cũ đang chết, một
thế giới mới chưa thành hình. Trong cái tranh tối tranh sáng đó, diễn ra những
hiện tượng bệnh hoạn dưới đủ mọi hình thức …” (1)
Chế
độ Công Sản đang thối rữa, nhưng một chế độ lành mạnh hơn, ít bệnh hoạn hơn
chưa thành hình, và trong bối cảnh đó, đủ mọi chuyện bệ rạc, quái dị xảy ra mỗi
ngày.
Chuyện
cô giáo bị bắt quỳ, và chấp nhận quỳ gối, chỉ là một thí dụ. Nhưng một thí dụ
cho thấy cả khuôn mặt của một xã hội lở lói:
1.
Cô giáo bắt học sinh quỳ. Đó là một phương pháp giáo dục hoàn toàn lạc hậu,
ngày nay chỉ còn áp dụng ở những nước chậm tiến, nếu không nói là man rợ.
Bắt
học sinh học thuộc lòng, hành hạ học sinh là chuyện ngày nay không tưỏng tượng
được ở những xứ văn minh, nơi roi vọt hay bạo hành đối với trẻ em, ở học đường
hay trong gia đình, là một hành động bị pháp luật trừng trị. Người ta dạy dỗ bằng
lý lẽ, bằng thuyết phục, bằng gương sáng (éducation par exemples), không ai
giáo dục bằng sự đe dọa, bạo hành, chà đạp nhân phẩm. Chưa nói tới chuyện nhồi
sọ chỉ có ở những xứ độc tài, toàn trị.
2.
Một phụ huynh, đúng ra một phụ huynh đảng viên, bắt cô giáo quỳ gối, chứng tỏ tất
cả bậc thang giá trị của xã hội đã hoàn toàn đảo lộn.
Văn
hoá cổ truyền VN coi thầy cô như cha mẹ, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Văn hóa
nhân loại coi học đường là một nơi linh thiêng, bất khả xâm phạm, vì là nơi
truyền bá kiến thức.
Ở
bên Pháp chẳng hạn, dưới sự đe dọa của khủng bố Hồi giáo, người ta đã tranh luận
sôi nổi về việc có nên để nhân viên cảnh sát vào sân trường hay không. Một bên
là an ninh của học sinh, một bên là nguyên tắc độc lập của học đường. Cuối cùng
người ta quyết định, trong một giai đoạn đặc biệt, sinh mạng của học sinh bị đe
dọa, cảnh sát có thể tới canh giữ trong sân trường, với điều kiện đó là đề nghị
của ban giám đốc nhà trường.
Bắt
cô giáo quỳ gối là nhục mạ học đuờng, giáo dục, giáo chức, đánh tan sự kính trọng
với những người có trọng trách truyền bá kiến thức.
Người
Cộng Sản, trong quá trình tiêu diệt những giá trị cũ để tạo những “giá trị” mới,
đã thành công trong việc phá vỡ tất cả nền tảng đạo lý. Học đường và nơi thờ tự,
là những “tabous “cuối cùng, đã sụp đổ. Tại nơi thờ tự, sư quốc doanh làm tiền,
trai gái, nhẩy nhót, nhậu nhẹt. Ở trường học, cô giáo quỳ gối.
Chuyện
một tên đảng viên quèn, ngang nhiên vào trường học, bắt cô giáo quỳ, sau 30
phút vẫn không cho phép đứng dậy, vì con anh ta đã bị bắt quỳ 40 phút, không phải
chỉ là chuyện bạo hành ngang ngược, lỗ mãng của một cá nhân. Nó điển hình cho
não trạng của cả một tập đoàn thống trị. Họ nghĩ làm đảng viên là làm chủ dân,
có toàn quyền ngồi trên đầu, trên cổ thiên hạ.
Trong
nội bộ Đảng, anh cao nhất ngồi trên đầu anh thấp hơn. Anh vừa vừa ngồi trên đầu
anh thấp nhất. Và các anh cán bộ, đảng viên quèn hành hạ dân ngu cu đen. Thói
quen đội trên, đạp dưới đã trở thành văn hóa.
3.
Một tên cán bộ quèn không thể làm chuyện ngang ngược, nếu không có sự đồng lõa,
hay thái độ chấp nhận hèn yếu của hiệu trưởng.
Một
tên cán bộ quèn không dám lộng hành nếu không nghĩ sẽ được che chở.
Điều
đó giải thích tại sao có người ngạc nhiên, bất mãn khi thấy mình có thẻ Đảng mà vẫn bị đưa ra toà về tội hiếp dâm con nít.
Anh ta ngạc nhiên một cách thành thực.
Thẻ
Đảng, trong đầu họ, là lá bùa cho phép làm bất cứ chuyện gì phạm pháp, bất
lương.
Ở
những nước văn minh, một đảng viên có lỗi nặng sẽ bị khai trừ trong 24 giờ. Một
Đảng CS bi dân chán ghét, bịt mắt làm ngơ, dung túng đảng viên bạo hành, bởi
vì, thứ nhất, họ có chung một não trạng, thứ hai, họ cần một bọn lâu la trung
thành, để bảo vệ, sống chết cho chế độ.
4.
Cô giáo bị bắt quỳ 40 phút, nhẫn nhục quỳ 40 phút. Không uất ức, không nổi giận,
không một chút tự trọng. Người dân, nhất là một nhà giáo, không còn một gramme
tự trọng, xã hội sẽ đi về đâu?
Honoré
de Balzac nói người ta kính trọng những người biết tự trọng. Biết tự trọng là
bài học đạo đức đầu tiên. Bởi vì sự kính trọng người khác bắt đầu bằng sự kính
trọng chính mình.
Tinh
thần tự trọng giúp cho con người có tư cách. Nhất là trong một xã hội hỗn loạn,
luật pháp là giấy vụn, cơ cấu chính quyền biến thành những băng đảng trộm cướp,
chỉ còn sự tự trọng là cái thắng để giữ mỗi cá nhân không chìm sâu dưới đáy
bùn. Cái tự trọng không còn nữa, dân tộc lao xuống vực. Như một chiếc xe không
bàn thắng.
5.
Những đồng nghiệp của cô giáo không phản kháng thái độ mất dạy, ngang ngược,
nói lên cái vô cảm của cả một thế hệ.
Nếu
không phản đối, bênh vực một đồng nghiệp, ít nhất cũng phải bênh vực, bảo vệ
cho nghề nghiệp của chính mình, cho sứ mạng của người truyền bá kiến thức.
Nhưng không, một sự nhịn, chín sự lành.
Ở
trường học, cũng như ở những nơi khác, triết lý “không nghe, không nhìn, không
nói” để được yên thân, để được sống vật vờ qua ngày, đã trở thành nhân sinh
quan của cả một dân tộc.
Văn
hoá quỳ ngự trị. Dân đen quỳ trước cán bộ. Cán bộ quỳ trước tập đoàn lãnh đạo.
Tập đoàn lãnh đạo quỳ trước ông chủ Tàu.
Chuyện
cô giáo tỉnh lẻ quỳ gối không phải chỉ là một chuyện vặt dưới huyện. Nó là một
cơ hội để mỗi người soi gương mình, và từ đó, nhìn thấy mặt mũi của dân tộc.
(2)
Từ Thức (Paris 9/3/2018)
_____
(1)
“La crise consiste justement dans le fait que le vieux monde se meurt et que le
nouveau monde tarde à apparaître, et dans ce clair-obscur surgissent les
phénomènes morbides les plus variés”.
(2)
Bài này trích trong một bài dài, tựa đề “Văn hoá, văn hoá, văn hoá”, nói về lý
thuyết giải thích tất cả qua văn hoá của Antonio Gramsci, sẽ gởi tới độc giả
trong những ngày gần đây.
No comments:
Post a Comment