VOA Tiếng
Việt
03/03/2018
Tổng
giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Roberto Azevedo hôm thứ Sáu bày tỏ
lo ngại về kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế nhập khẩu lên thép
và nhôm, cho thấy một sự can thiệp cực kỳ hiếm hoi vào chính sách thương mại của
một nước thành viên WTO.
"WTO rõ ràng lo
ngại về việc Mỹ loan báo kế hoạch áp thuế nhập khẩu lên thép và nhôm. Khả năng
leo thang là thật, như chúng ta đã thấy từ những phản ứng ban đầu của các nước
khác,"
ông nói trong một phát biểu ngắn ngủi mà WTO công bố.
"Một cuộc chiến
tranh thương mại không có lợi cho bất cứ ai. WTO sẽ theo dõi sát tình
hình."
Ông
Trump hôm thứ Sáu lên giọng thách thức, nói rằng chiến tranh thương mại là điều
tốt và dễ thắng, sau khi kế hoạch của ông áp thuế 25 và 10 phần trăm lên thép
và nhôm nhập khẩu khơi ra chỉ trích toàn cầu và khiến thị trường chứng khoán thế
giới sụt giảm.
Kế
hoạch này đã bị chỉ trích trong một ủy ban của WTO vào tháng 6 năm ngoái, và đã
khơi lên sự phẫn nộ của quốc tế kể từ khi ông Trump xác nhận ông dự định xúc tiến
trong tuần này.
Ông
Azevedo, người từng là nhà đàm phán thương mại của Brazil, bình thường phát biểu
hết sức tế nhị và tránh chỉ trích bất kỳ thành viên nào của WTO. Ông nói việc
các nước thành viên có sử dụng các quy định và hệ thống dàn xếp tranh chấp của
WTO để giải quyết vấn đề hay không là tùy thuộc ở họ.
Nhưng
kế hoạch áp thuế của ông Trump được xem là mối đe dọa tiềm năng đối với chính hệ
thống này, vì nó dựa trên tuyên bố về "an ninh quốc gia," một lĩnh vực
được miễn áp dụng các qui định của WTO.
Các
nước thành viên WTO lâu nay tránh viện dẫn an ninh quốc gia vì sợ rằng nó có thể
tạo ra một điều khoản miễn áp dụng những qui định vốn đã giúp quản lý thương mại
của thế giới suốt gần một phần tư thế kỉ.
Nếu
việc sử dụng ngoại lệ an ninh quốc gia lan rộng, các tranh chấp thương mại tiềm
năng khác mà trong đó nó có thể được sử dụng bao gồm tranh cãi về luật an ninh
mạng của Trung Quốc và trong cuộc chiến tranh kinh tế giữa Nga và Ukraine.
Nguy
cơ "an ninh quốc gia" trở thành một biện pháp phòng vệ thường xuyên
chỉ là một trong những nguy cơ mà WTO đang phải đối mặt. WTO đã cố gắng cập nhật
các quy định của mình kể từ khi tổ chức này được thành lập vào năm 1995.
WTO
cũng đối mặt với nguy cơ Mỹ phủ quyết những người được bổ nhiệm vào ban phán xử,
có thể làm tê liệt cánh dàn xếp tranh chấp của WTO.
Trong
một diễn biến khác có liên quan, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm thứ Sáu cũng cảnh
báo rằng thuế nhập khẩu của Mỹ có phần chắc sẽ gây tổn hại về kinh tế cho Mỹ và
các đối tác thương mại của nước này và kêu gọi các nước giải quyết tranh chấp
thương mại mà không dùng đến biện pháp trả đũa.
"Chúng tôi lo ngại
rằng các biện pháp do Mỹ đề xuất sẽ thực sự mở rộng các tình huống mà trong đó
các nước sử dụng lý do an ninh quốc gia để biện minh cho những hạn chế nhập khẩu
trên diện rộng,"
phát ngôn viên IMF Gerry Rice nói.
-----------------------------------
XEM THÊM
Noam Chomsky
Anh
Tuấn (lược dịch)
13:00
- 03/03/2018
Theo
hãng tin RT, nhà triết học và chính trị người Mỹ Noam Chomsky nhận định rằng mặc
dù vẫn còn sức mạnh quân sự và kinh tế, song dưới thời Tổng thống Trump, nước Mỹ
đã mất vị thế của mình trên trường quốc tế.
Trong
một buổi phỏng vấn, ông Chomsky không tin rằng ông Trump đang làm nước Mỹ vĩ đại
hơn và hùng mạnh hơn như ông từng tuyên bố. “Dưới
thời Trump, đất nước trở nên suy yếu, bộ máy nhà nước vận hành kém hiệu quả và
nội bộ chia rẽ sâu sắc. Đất nước cũng đang mất đi uy tín từng có trên trường quốc
tế”, ông Chomsky nhận định.
Cụ
thể, quyết định rút lui khỏi Hiệp ước chống biến đổi khí hậu Paris đang khiến
tương lai Trái Đất lâm nguy. Theo ông Chomsky, việc Mỹ rút khỏi hiệp ước này tức
là không thực hiện chính sách giảm bớt hàm lượng khí cacbon mà nền công nghiệp
đang thải ra là “chính sách đáng chú ý nhất của chính quyền Trump cho đến lúc
này”.
“Chính tại đây, nước
Mỹ dưới thời Trump đã tách mình ra khỏi phần còn lại của thế giới. Trong khi
các nước khác ít nhiều cam kết giải quyết vấn đề này, Mỹ lại chủ động làm nguy
cơ môi trường gia tăng khi họ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động khai thác nhiên liệu
hóa thạch”,
nhà chính trị giải thích. Ông Chomsky tin rằng ảnh hưởng tiềm tàng của động
thái này là “rất lớn” trong lúc Mỹ sắp thay thế Ả Rập Xê út là quốc gia khai
thác nhiên liệu hóa thạch lớn nhất trên thế giới.
Ông
Chomsky nói thêm, ảnh hưởng của Mỹ trên trường quốc tế hiện nay có được kể từ
sau Thế chiến II, khi nền kinh tế của họ gần như không bị ảnh hưởng và sở hữu
vũ khí hạt nhân. Mặc dù sức mạnh của Mỹ đang giảm dần từ đó tới nay trong khi
các nước khác như Trung Quốc đã xuất hiện, Mỹ vẫn là một thế lực kinh tế lớn.
“Ảnh hưởng của Mỹ
trên trường quốc tế đã suy giảm, tuy nhiên nếu anh nhìn vào thế giới hiện tại,
các tập đoàn đa quốc gia bắt nguồn từ Mỹ giờ đây đang sở hữu 50% nền kinh tế thế
giới”,
ông nói.
Mỹ
cũng vẫn còn giữ nguyên sức mạnh khổng lồ của mình. “Về mặt quân sự, không nước nào trên thế giới có thể so sánh với Mỹ.
Ngân sách chi tiêu quân sự của Mỹ gần bằng ngân sách của tất cả các nước trên
thế giới cộng lại, và công nghệ của Mỹ tiên tiến hơn rất nhiều”, ông
Chomsky cho biết.
Washington
hoàn toàn không ngại thể hiện sức mạnh của mình, cụ thể là tại khu vực bán đảo
Triều Tiên. Ông Chomsky cho biết những lời đe dọa đối với Triều Tiên của ông Trump
“hoàn toàn có thể trở thành hiện thực”, và rằng cách duy nhất để giảm bớt căng
thẳng hiện nay là phương án đóng băng kép mà Nga và Trung Quốc đã đề xuất. Kế
hoạch này yêu cầu Triều Tiên ngừng thử nghiệm vũ khí cùng lúc Hàn Quốc và Mỹ ngừng
tập trận chung.
Ông
Chomsky tin rằng Triều Tiên coi các hoạt động quân sự liên tục của các máy bay
ném bom mang vũ khí hạt nhân của Mỹ là “mối đe dọa rất lớn”, song vẫn sẽ chấp
thuận một thỏa thuận cho phép họ có thể theo đuổi mục tiêu kinh tế. Theo nhà
chính trị người Mỹ, Triều Tiên có lý do chính đáng để quan ngại những hành động
gây hấn của Washington.
“Công ước Liên Hợp Quốc
đã cấm các hành động đe dọa và dùng vũ lực. Đó là những hành động vi phạm luật
pháp quốc tế. Nếu nhìn vào lịch sử giữa Mỹ và Triều Tiên, những lời lẽ đe dọa
đó là điều rất thường thấy”, ông Chomsky nói.
No comments:
Post a Comment