Vũ
Quốc Ngữ dịch
4/3/2018
Nhà
hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được biết đến như là blogger Mẹ Nấm
đã bị chuyển một cách bí mật tới một nhà tù cách xa 915 km và bị giam giữ trong
điều kiện trại giam rất tồi và xa gia đình của cô. Tình trạng sức khoẻ của cô
đang xấu đi trong khi thực hiện án tù giam 10 năm.
Mẹ
Nấm đã bị chuyển từ một nhà tù ở tỉnh Khánh Hoà, là nơi gia đình cô đang ở, đến
Trại giam số 5, một nhà tù khắc nghiệt ở tỉnh Thanh Hoá. Nhà chức trách đã
không thông báo việc chuyển cô cho mẹ của cô, người đã đến thăm cô trong trại
giam một tuần trước đó.
Mẹ
của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã nêu quan ngại nghiêm trọng về tình trạng sức khoẻ
yếu của cô: mặt cô bị sưng phồng do phản ứng với việc sử dụng thuốc không đúng,
nhiều ngón tay và ngón chân của cô bị đau trong khi nhà chức trách không cho
phép mẹ của cô chuyển thuốc cho cô kể từ khi cô bị bắt giam vào tháng 10 năm
2016.
Bà
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và hai đứa con nhỏ.
Việc
chuyển nơi giam giữ xa gia đình sẽ gây nhiều khó khăn cho việc thăm và tiếp tế
cho cô. Một số thành viên trong gia đình bị theo dõi hàng ngày bởi lực lượng an
ninh địa phương, và từng bị cảnh sát đánh đập nhiều lần khi cùng nhiều nhà hoạt
động khác đòi trả tự do cho cô.
Ngày
17/11/2017, Toà án Nhân dân Cấp cao tại thành phố Đà Nẵng đã giữ nguyên mức án
tù 10 năm mà Toà án Nhân dân tỉnh Khánh Hoà đã tuyên phạt Mẹ Nấm vì tội danh
“tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999 chỉ vì cô
đã thực hiện quyền tự do ngôn luận và biểu tình. Theo cáo trạng, cô bị buộc tội
chia sẻ nhiều bài viết trực tuyến và đã tham gia vào nhiều ở nơi cuộc biểu tình
công cộng về nhiều vấn đề, bao gồm sự tàn bạo của lực lượng công an.
Cơ
quan chức năng của Việt Nam thường xuyên bí mật chuyển tù nhân tới những nhà tù
có điều kiện giam giữ khắc nghiệt và cách xa gia đình họ hàng trăm cây số, như
một biện pháp trừng phạt. Nhà tù cũng từ chối cung cấp điều trị y tế cho tù
nhân để buộc họ phải thú nhận hoặc đơn giản dùng biện pháp này như là một hình
phạt cho các hoạt động ôn hoà cũng như những chỉ trích của họ đối với chính phủ
Việt Nam.
Hãy
viết ngay bằng tiếng Việt, Anh hoặc bằng tiếng mẹ đẻ của bạn để kêu gọi chính
quyền Việt Nam:
■ Trả tự do cho Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh ngay lập tức và vô điều kiện khi cô là một tù nhân lương tâm bị
giam giữ chỉ vì thực hiện các hoạt động ôn hoà nhằm bảo vệ và quảng bá nhân quyền;
■ Chấm dứt việc chuyển
nhà tù như một biện pháp trừng phạt và đảm bảo rằng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có
quyền tiếp cận luật sư và các thành viên trong gia đình cũng như được chăm sóc
y tế thích hợp tại Trại giam số 5;
■ Đảm
bảo rằng cho đến khi cô ấy được trả tự do, Trại giam số 5 đối xử với cô đúng
theo Các Nguyên tắc Tối thiểu theo Tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc về Đối xử với
Tù nhân (Quy tắc Nelson Mandela) và đặc biệt không bắt cô phải chịu sự tra tấn
hoặc ngược đãi, bao gồm đến các điều kiện giam giữ ngặt nghèo.
Gửi
kiến nghị đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Văn
phòng Thủ tướng Chính phủ
Hà
Nội, Việt Nam
Bộ
trưởng Bộ Công an Tô Lâm
44
Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội,
Fax:
+ 844 3823 1872
Bộ
trưởng Ngoại giao và Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh
Và
đại diện ngoại giao của Việt Nam được công nhận trên đất nước của bạn.
Thông
tin bổ sung
Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh là người đồng sáng lập tổ chức độc lập Mạng lưới Bloggers Việt
Nam vào tháng 12 năm 2013 và thường tham gia vào các sự kiện quảng bá nhân quyền
qua việc viết blog, đăng và chia sẻ các bài viết và video. Các vấn đề mà đề cập
bao gồm sự minh bạch của chính phủ, trách nhiệm giải trình của nhà nước về vi
phạm nhân quyền, bảo vệ môi trường và thúc đẩy các quyền quy định trong Tuyên
ngôn Nhân quyền Phổ quát. Cô đã nhiều lần bị quấy rối, bắt giữ và thẩm vấn về
các hoạt động ôn hòa của cô, và đã bị ngăn cản ra nước ngoài. Cô là mẹ độc thân
với hai con nhỏ và người mẹ cùng bà ngoại 90 tuổi. Vào năm 2015, Civil Rights
Defenders đã trao giải thưởng Người bảo vệ quyền dân sự trong năm. Năm 2017, Quỳnh
được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh vắng mặt như là một trong 13 phụ nữ được giải
thưởng Phụ nữ Can đảm Quốc tế.
Ngày
10/10/2016, Quỳnh bị bắt tại quê hương cô ở tỉnh Khánh Hòa trong khi cô đi cùng
mẹ của một nhà hoạt động đi thăm người này trong một nhà tù địa phương. Một tiếng
rưỡi sau khi bị bắt, lực lượng an ninh đã đưa cô về nhà và tiến hành khám xét,
tịch thu máy tính của cô và nhiều thiết bị điện tử khác cũng như băng rôn biểu
tình. Cô bị biệt giam trước khi xét xử cho đến ngày 20/6/2017, ngày cô được tiếp
cận luật sư lần đầu tiên trước ngày xét xử 9 ngày.
Ngày
29/6/2017, Toà án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã kết án cô mười năm tù giam về cáo
buộc "Tuyên truyền chống Nhà nước" theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự
1999. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và luật sư của cô bị ngăn cản trong khi trình bày
bào chữa. Các cáo buộc chống lại cô liên quan đến các hoạt động của cô trên
Facebook và các phương tiện truyền thông xã hội khác, bao gồm viết, tải lên và
chia sẻ nhiều bài báo và video có nội dung chỉ trích Đảng Cộng sản Việt Nam và
chính phủ; sản xuất, biên tập và chia sẻ một báo cáo có tựa đề "Stop
Police Kiling” với hồ sơ cáo buộc cảnh sát gây ra cái chết cho 31 người trong đồn
công anh, nhiều bài trả lời phỏng vấn của báo chí nước ngoài "bóp
méo" tình hình ở Việt Nam; và sở hữu bộ sưu tập thơ và nhiều bản ghi đĩa
compact được coi là chỉ trích Đảng Cộng sản và Nhà nước.
Điều
kiện nhà tù ở Việt Nam rất khắc nghiệt, thiếu lương thực và chăm sóc y tế, thiếu
các tiêu chuẩn tối thiểu được quy định trong Quy tắc Tối thiểu của Liên Hợp quốc
về Đối xử với Tù nhân (Nelson Mandela Rules) và các tiêu chuẩn quốc tế khác về
nhà tù. Việc các tù nhân lương tâm bị giam trong một khoảng thời gian dài có thể
coi như là hình thức tra tấn hoặc hành vi ngược đãi khác theo Quy tắc Nelson
Mandela. Họ cũng bị tra tấn hoặc ngược đãi khác, bao gồm bị đánh đập bởi quản
giáo và tù nhân khác mà quản giáo không can thiệp. Một hình thức đối xửngược
đãi mà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã nói với luật sư của cô rằng cô không được cung
cấp đồ lót và băng vệ sinh trong quá trình bị giam giữ.
Nhiều
tù nhân lương tâm đã bị chuyển một cách bí mật đến nhà tù xa gia đình, và nhà
tù không cung cấp việc chuyển tù nhân cho gia đình họ.
Nhiều
tù nhân lương tâm, bao gồm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đã thực hiện nhiều cuộc tuyệt
thực để phản đối việc đối xử tàn bạo và điều kiện giam giữ tồi tàn.
Nguồn:
28
February 2018, Index number: ASA 41/7963/2018
No comments:
Post a Comment