Tin
Việt Nam
Tin Biển Đông
Truyền
thông Trung Quốc giải thích tăng ngân sách quốc phòng vì Biển Đông
và Đài Loan, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Bộ Tài chính Trung Quốc ra kế hoạch
tăng ngân sách quốc phòng trong năm 2018 là 8,1%. Báo China Daily viết với giọng
“cướp biển”: “Ngân sách quốc phòng nước này vẫn minh bạch và không đe dọa
ai mà chỉ nhằm hiện đại hóa trang thiết bị cũ và bảo vệ lợi ích quốc gia, nhất
là ở biển Đông và biển Hoa Đông”.
Chuyên
gia Sam Roggeveen thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc phòng, Đại học Quốc
gia Úc, cảnh báo: “Mọi dấu chỉ cho thấy Trung Quốc muốn bành trướng cái
mà Trung Quốc gọi là năng lực phòng thủ ở biển Đông. Rồi chúng ta sẽ nhìn thấy
tàu chiến và máy bay thường xuyên đi về biển Đông nếu không bố trí thường trực ở
đó”.
Mời
đọc thêm: Trung Quốc cho biết ai đang làm mất ổn định tình hình ở Biển
Đông (Sputnik). – 4 thông điệp Mỹ nhắm đến Biển Đông, Trung Quốc và Việt Nam (TĐ/Sputnik).
– Nhật điều cố vấn quân sự thường trực đến Việt Nam,
Philippines, Malaysia (VOA). – Bình Định: Ngư dân ra quân vươn khơi bám biển đầu năm mới (TN&MT).
– Triển lãm ảnh “Sức sống Trường Sa – Sắc màu tuổi trẻ” (HNM).
Quan hệ Việt – Mỹ
Ông
Timothy Liston, Phó Tổng Lãnh sự Mỹ tại TPHCM phát biểu: “Không chỉ có con tàu, chúng tôi đến để xây dựng lòng tin”,
theo báo Lao Động. Ông Liston phân tích ý nghĩa chuyến thăm của tàu sân bay USS
Carl Vinson: “Việc hợp tác của 2 nước không chỉ là mang một con tàu đến
cập cảng mà quan trọng hơn là việc các thuỷ thủ được đến gần với người dân Việt
Nam, cùng kết nối bằng âm nhạc, cùng xây dựng lòng tin lẫn nhau”.
Báo
Pháp Luật TP HCM đưa tin: Ngày mai, tàu sân bay USS Carl Vinson tạm biệt Đà Nẵng.
Bài viết thống kê các hoạt động giao lưu của thủy thủ tàu sân bay Carl Vinson
trong chuyến thăm Việt Nam, chào xã giao Bộ Tư lệnh Vùng 3 hải quân, ban nhạc hải
quân Mỹ biểu diễn âm nhạc, thăm làng trẻ em SOS, thăm trung tâm nuôi trẻ mồ
côi, chào xã giao Tư lệnh hải quân Việt Nam, thăm Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất
độc da cam.
Báo
Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Tôm Việt vào Mỹ ‘bất ngờ’ chịu thuế cao hơn 21 lần vì nhầm? Hôm
nay, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ “xem
xét lại mức thuế chống bán phá giá vừa công bố đối với mặt hàng tôm đông lạnh
nhập khẩu từ Việt Nam vì có sai sót trong tính toán”.
Phía
Việt Nam tin rằng, “đã có sự nhầm lẫn đáng kể trong tính toán biên độ”.
Bởi vì: “Suốt 13 năm tham gia các kỳ xem xét hành chính của vụ kiện chống
bán phá giá tôm tại Mỹ chưa có doanh nghiệp nào nhận được biên độ bán phá giá
theo tỉ lệ phần trăm cao hơn một chữ số”.
Mời
đọc thêm: Nữ thủy thủ Mỹ hát ‘Nối vòng tay lớn’ để góp phần gắn kết
hai nước (VNE). – Điều chưa biết về cặp tàu chiến hộ tống USS Carl Vinson đến
Đà Nẵng (DV). – Những bóng hồng trên tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson(TP/Soha).
– Có vùng cấm nào với phóng viên Việt Nam trên tàu sân bay và
tàu hộ tống Mỹ không? (TĐ/Soha). – VASEP đề nghị Hoa Kỳ xem xét lại kết quả tính thuế chống bán
phá giá cho tôm Việt (TTXVN/Bnews).
Nhân quyền ở Việt Nam
Facebooker J.B Phạm Hồng Linh viết: Theo đó,
các giáo dân không đồng ý chuyện làm bãi rác thải tại nghĩa trang nên chính quyền
huy động công an đến đàn áp. “Xin tất cả mọi người cầu nguyện cho giáo
xứ Ninh Cường, Giáo hạt Ngàn Sâu, Giáo phận Vinh. Họ điều động công an, lực lượng
đến dọa cha quản xứ và giáo dân”.
Người
dân đổ về nhà thờ Giáo xứ Ninh Cường để bảo vệ khi cha xứ rung chuông. Nguồn:
FB J.B Phạm Hồng Linh
Facebooker
J.B Phạm Hồng Linh cho Tiếng Dân biết thêm: “Sự việc là huyện làm bãi
rác thải trên đầu nguồn sông và trên nghĩa trang, nên ảnh hưởng đến 4 xã”.
Nhiều vụ đốt rác xảy ra ở bãi rác này làm thối cả làng, người dân không dùng được
nước giếng khoan, ruộng đất phủ đầy rác khi mưa lũ, “Dịch bệnh lở mồm
long móng từ bãi rác thải lây sang dân cư”.
Chính
quyền thiếu trách nhiệm, bao che cho công an, nên “người dân đã gửi hơn
1000 đơn khiếu nại, biểu tình, chặn xe rác”. Nhiều cuộc họp đã diễn ra
nhưng chính quyền địa phương vẫn không lắng nghe dân, Chủ tịch huyện còn đuổi
dân về. Sáng nay, chính quyền địa phương định mở rộng bãi rác và định công an về
đàn áp dân. Giáo dân phản ứng lại, “rung chuông nhà thờ, bắt nhốt chủ tịch
huyện khi sáng”. Đến chiều thì dân đã thả ông chủ tịch huyện.
Facebooker
Trịnh Kim Tiến cập nhật tình hình nhà báo Phạm Đoan Trang: Nữ nhà báo tiếp tục bị bắt đưa đi ngày Quốc tế phụ nữ.
Cô Tiến cho biết, mấy ngày qua, nhà báo Đoan Trang đã ẩn nấp ở một căn phòng nhỏ
do một người bạn thuê giúp. Tuy nhiên, đến khoảng 3 giờ rưỡi chiều nay, cô Tiến
và những người bạn không thể liên lạc với nhà báo Đoan Trang nữa.
“Chủ
nhà nơi thuê trọ thông báo rằng công an khu vực đã đến. Theo như chúng tôi biết
thì hiện nay dưới nơi chị thuê ở có một số an ninh thường phục vẫn còn đứng
gác. Tác giả sách ‘Chính Trị Bình Dân’ đã một lần nữa bị bắt đưa đi”.
Vụ thảm sát Mỹ Lai vs Tết Mậu Thân
VOA
đưa tin: Việt Nam xây Công viên Hòa Bình Mỹ Lai 348 tỷ đồng.
Cùng là nạn nhân bị thảm sát như nhau, nhưng cái chết của họ có sự phân biệt đối
xử. Các nạn nhân trong vụ thảm sát Mỹ Lai đã đòi được công lý, những kẻ thảm
sát đã bị đem ra xét xử, các nạn nhân được tưởng niệm, dựng tượng đài, bây giờ
còn nhận được kinh phí 348 tỷ, để dựng công viên.
Trong
khi những nạn nhân ở Huế bị giết chết trong vụ thảm sát dịp Tết Mậu Thân, sau
50 năm những kẻ chủ mưu vẫn chưa nhận trách nhiệm. Trong khi lãnh đạo đảng CSVN
lên án người Mỹ giết khoảng 400 người trong vụ thảm sát Mỹ Lai, thế nhưng, khoảng
6.000 nạn nhân ở Huế bị giết thì họ không đá động tới. Phải chăng những kẻ thảm
sát thuộc về những người lãnh đạo chính thể, cho nên họ được miễn trừ trách nhiệm
trong vụ thảm sát thường dân Huế?
VOA
đưa tin: Việt Nam mở trưng bày sử liệu về biến cố cuộc đời ông
Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam cũng cần mở lại hồ
sơ vụ ám sát GS Nguyễn Văn Bông, Giám đốc Học viện Quốc
gia Hành chính, ứng viên chức Thủ tướng VNCH. Mời đọc lại: Tôi ám sát người sắp làm thủ tướng Sài Gòn (DV).
–Về cái chết của giáo sư Nguyễn Văn Bông (Phan
Ba).
Người giám sát thi hành luật lại làm
sai luật
Tiếp
tục vụ công an đi xe biển số giả gây tai nạn chết người: Công an huyện Can Lộc,
Hà Tĩnh phạt hành chính Thượng úy công an trong vụ TNGT chết người
trên QL15, báo Giao Thông đưa tin. Công an huyện này khẳng định họ sẽ
không khởi tố mà chỉ phạt hành chính đối với Thượng úy Phạm Cao Hoàng, bởi vì
ông Nguyễn Sỹ Ngụ, người bị Hoàng tông chết, đã đi xe ngược chiều.
Viên
công an này đã đi xe biển số giả – một hành vi vi phạm pháp luật mà lẽ ra những
người có nhiệm vụ giám sát luật không bao giờ phạm phải – lại còn tông chết một
cụ già. Với chừng ấy tội, cơ quan tư pháp vẫn không khởi tố ông Hoàng, mà chỉ
phạt hành chính.
Người
dân ”bao vây” xe ô tô biển số giả lúc thực nghiệm lại hiện trường vụ tai nạn.
Nguồn: GT
Mời
đọc thêm: Phạt hành chính thượng uý công an lái xe biển giả trong vụ
tai nạn chết người (NLĐ). – Vụ ôtô va chạm với xe đạp khiến 1 người tử vong: Sẽ không khởi
tố vụ án (SGGP). – Vụ công an đi xe biển giả gây chết người: Thượng úy phạm 3 lỗi (VNN).
Chính trường Quảng Nam
Thủ tướng quyết định kỷ luật Chủ tịch Quảng Nam Đinh Văn Thu,
VietNamNet đưa tin. Theo quyết định 285/QĐ-TTg và quyết định 284/QĐ-TTg do Thủ
tướng Phúc vừa ký, ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam và ông Huỳnh
Khánh Toàn, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam sẽ chịu hình thức kỷ
luật cảnh cáo.
Bài
báo dẫn lại một số điểm chính trong kết luận của các kỳ họp 20, 21, 22 của Ủy
ban Kiểm tra Trung ương vào cuối tháng 1/2018. Theo đó, ông Thu phải chịu kỷ luật
vì đã bổ nhiệm “quý tử” khi chưa được phê duyệt quy hoạch cán bộ.
Bên
cạnh đó, cơ quan chức năng tỉnh Quang Nam đang tiến hành thủ tục hủy bỏ quyết định bổ nhiệm ông Lê Phước
Hoài Bảo, theo báo Dân Việt. Ông Nguyễn Hồng Quang, Chánh văn phòng,
người phát ngôn UBND tỉnh Quảng Nam, xác nhận thông tin này và cho biết
thêm: “Khi nào hoàn tất, chúng tôi sẽ công bố”.
Mời
đọc thêm: Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh Quảng
Nam (GT). – Chủ tịch, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam bị cảnh cáo(VNE).
– Thủ tướng quyết định kỷ luật Chủ tịch Quảng Nam Đinh Văn Thu(VOV).
– Tiến hành thủ tục hủy bỏ quyết định bổ nhiệm ông Hoài Bảo (TP).
Vụ xử cán bộ sai phạm ở Sở TN-MT Bạc
Liêu
Trong
phiên xử hôm nay, HĐXX hoãn xét xử vụ 3 cán bộ Trung tâm chiếm đoạt tài sản,
báo Giao Thông đưa tin. Sau hơn một ngày xử, HĐXX hoãn phiên tòa và trả hồ sơ để
điều tra bổ sung, với lý do: “Cần đối chất giữa các bị cáo với giám đốc,
kế toán, thủ quỹ của Trung tâm về các nguồn tiền chi, thu, tạm ứng, hoàn ứng từ
56 công trình bị truy tố; giám định bổ sung về quy trình mượn ứng có đúng quy định
pháp luật không”.
Báo
Pháp Luật TP HCM có bài: 3 cán bộ Sở TNMT hầu tòa vì chiếm đoạt hàng trăm triệu.
Bài báo lưu ý, 3 bị cáo trong vụ này, cũng là 3 cựu Đội trưởng Đội Đo đạc tại
Trung tâm Kỹ thuật TN&MT của Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu, đã chiếm đoạt tổng
cộng khoảng 529 triệu đồng từ thù lao nhân viên trong các vụ đo đạc bản đồ, quy
hoạch sử dụng đất.
Mời
đọc thêm: Hoãn phiên toà xử 3 cán bộ Trung tâm Kỹ thuật TN và MT Bạc
Liêu (ĐĐK). – Trả hồ sơ vụ 3 cán bộ TN-MT Bạc Liêu chiếm đoạt trên 500 triệu
đồng (TN). – Ba cán bộ Trung tâm Kỹ thuật TN&MT Bạc Liêu hầu tòa(GT).
Đồng tiền mất giá
Trang
Biz Live đưa tin: Tỷ giá USD/VND có thể tăng từ 1,5-2%. Trong tình
hình giá USD không tăng so với các ngoại tệ khác, thậm chí còn giảm, thế nhưng
đồng tiền Việt Nam đang mất giá so với USD. TS Cấn Văn Lực xác nhận chuyện này
nhưng trấn an rằng: Đó là diễn biến mang tính thời vụ.
Trước
đó, blogger Phương Thơ viết: Khi đồng USD không tăng giá, nhưng đồng bạc VND đang tích
lũy rủi ro mất giá quá nhanh. Bài viết bàn về rủi ro lạm phát của nền
kinh tế Việt Nam: Tính từ đầu năm 2018 đến nay, “đồng tiền VND đang mất
giá quá nhanh so với đồng USD của Mỹ”.
Về
chuyện NHNN tiếp tục phát hành trái phiếu: “Tức là họ trả ra tờ giấy nợ
có ghi giá trị đồng tiền sẽ trả lãi lẫn lời gì đó cho người mua nó để lấy đồng
tiền VND của họ mang bớt về nhà cất đi nhằm hạn chế nguồn cung đồng bạc VND để
giữ tỷ giá”.
An ninh lương thực và trách nhiệm quản
lý
Báo
Thanh Niên đặt câu hỏi vụ ủ hóa chất “biến” khoai mì thành đông dược: Quản lý yếu hay
cố tình làm ngơ? Bài báo cho biết, trong khi chuyện chế biến và
mua bán đông dược giả vẫn ngang nhiên diễn ra, “đe dọa trực tiếp đến sức
khỏe của người dân thì chính quyền địa phương và cơ quan chức năng liên quan những
nơi này lại trả lời rất vô cảm”.
Trong
khi ông Dương Chí Hùng, Chủ tịch UBND xã Phú Đông, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai,
ngụy biện: “Lâu nay cũng không thấy người dân phản ánh, vừa qua họp,
trưởng ấp cũng không phản ánh. Chắc mùa nắng này họ bắt đầu làm nhiều”,
thì “thực tế người dân địa phương rất bức xúc về tình trạng dùng hóa chất
trong chế biến khoai mì”.
Mời
đọc thêm: “Lột xác” khoai mì thành đông dược: Đường đi của hoài sơn giả (TN).
– Đồng Nai: Cả làng dùng hóa chất ‘biến’ khoai mì thành đông
dược (NV).
Nỗi buồn nghề giáo
Nhà
báo độc lập JB Nguyễn Hữu Vinh đặt câu hỏi: Khi cô giáo quỳ
xuống: Đạo đức xã hội đang ở đâu? Bài viết bàn về những biểu hiện
bất thường của một nền giáo dục “lạc hướng”: Vấn nạn học giả, bằng giả, vấn nạn
vi phạm bản quyền, vấn nạn bạo lực và tình dục học đường. Ông Vinh cho rằng: “Hệ
thống tư duy và giáo dục cộng sản với phương châm ‘Hồng hơn chuyên’ chính là thủ
phạm đã tạo nên những quái gở trong xã hội”.
Câu
chuyện cô giáo Nhung ở trường tiểu học Bình Chánh bị phụ huynh bắt quỳ chưa lắng
xuống, thì lại có cô giáo Như ở trường THCS Tân Thạch bị học sinh bóp cổ. Giáo
dục Việt Nam không chỉ đang loạn, mà còn đang tiến tới một vực thẳm gần như
không lối thoát.
Hiệu
trưởng trường tiểu học Bình Chánh nhận khuyết điểm vụ cô giáo bị quỳ, theo báo Người
Lao Động. Trong đơn tường trình gửi cơ quan chức năng, hiệu trưởng Huỳnh Công
Sơn thừa nhận khuyết điểm trong cách giải quyết vụ ông Thuận bắt cô Nhung quỳ
nhận lỗi. Một nữ giáo viên ở Tiền Giang nhận định, không chỉ ông hiệu trưởng có
lỗi, mà toàn bộ ban giám hiệu đều tỏ ra thiếu trách nhiệm.
Ông
Phạm Hữu Vốn, Hội trưởng Hội phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Bình
Chánh, nói vợ chồng ông Võ Hòa Thuận không chỉ ép mà còn ác với cô
giáo, theo báo Giáo Dục Việt Nam. Ông Vốn lưu ý 2 tình tiết: Thứ nhất,
cô Lan, một phụ huynh đi cùng ông Thuận, đã đồng ý ký vào biên bản bắt cô giáo
nhận lỗi, thứ 2, phải đến lúc ông Vốn cảnh báo rằng cô giáo Nhung vừa nghỉ sinh
hậu sản, cứ bắt cô quỳ thì không biết hậu quả thế nào, ông Thuận mới tha cho cô
Nhung.
Báo
Lao Động đưa tin vụ cô giáo quỳ xin lỗi: Trưởng ban đại diện lớp tiết lộ tình tiết
bất ngờ. Bài viết dẫn lời bà Tuyền, Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh
lớp cô Nhung, đính chính lại lời kể của mình. Trước đó, bà Tuyền cho biết bà vắng
mặt một lúc trong khi cô Nhung quỳ, lúc quay lại bà đề nghị ông Thuận tha cho
cô Nhung. Nay bà Tuyền khẳng định có một thầy giáo đã vào can ngăn, nhưng ông
Thuận không đồng ý vì chưa đủ thời gian quỳ!
Về
hình thức phạt quỳ mà cô Nhung áp dụng với con ông Thuận, Cục trưởng Cục Trẻ em nhận định: “Tuyệt đối không được hạ nhục
học sinh”, theo báo Lao Động. Cục trưởng Đặng Hoa Nam cho rằng, dư luận
đang có phần không rạch ròi về vụ cô Nhung bị bắt quỳ: Ông Thuận làm sai nhưng
trước đó cô Nhung đã phạt học sinh không đúng cách.
Ông
Nam cho biết: Quy chế nhà trường, Luật Trẻ em, Luật Dân sự và các văn bản quy
phạm pháp luật khác cấm tuyệt đối các biện pháp trừng phạt trẻ em bằng bằng
hành vi bạo lực, có yếu tố sỉ nhục.
Bộ
GD-ĐT yêu cầu Sở GD-ĐT tỉnh Bến Tre xử lý nghiêm vụ học sinh bóp cổ cô giáo tại lớp,
theo báo Hải Quan. Sở GD&ĐT tỉnh này xác nhận, vụ cô Như bị một nam sinh
bóp cổ diễn ra đúng như báo chí đã phản ánh. Sở GD&ĐT tỉnh Bến Tre
đang chỉ đạo Phòng GD&ĐT huyện Châu Thành “khẩn trương hoàn tất hồ
sơ để xử lý vụ việc theo quy định và sẽ báo cáo Bộ GD&ĐT, các cơ quan quản
lý cấp trên tại địa phương kết quả xử lý”.
Vụ học sinh bóp cổ cô giáo ở Bến Tre: Nguyên nhân do bênh… bạn
gái, báo Lao Động đưa tin. Bài báo lưu ý khởi điểm vụ việc: Cô Như
không bằng lòng chuyện một nữ sinh học môn khác trong giờ học, nên đã tịch thu
vở của nữ sinh này, nam sinh tên T liền xúc phạm cô Như, rồi lao vào bóp cổ cô.
Học sinh lớp này cho biết:“T và bạn nữ sinh kia rất thân nhau, vì vậy khi thấy
cô N thu vở của bạn, T đã bức xúc, không kiềm chế được”.
Mời
đọc thêm: Cô
giáo bị phụ huynh bắt quỳ gối-câu chuyện về thói “côn đồ”, luật rừng và lòng tự
trọng (Blog RFA). – Có thể xử lý hình sự phụ huynh bắt cô giáo quỳ gối xin lỗi ở
Long An (VTC). – Vụ cô giáo quỳ gối xin lỗi: Facebook ông Thuận bị ‘tấn công’
tơi bời (DV). – Vụ cô giáo bị bắt quỳ xin lỗi phụ huynh: Cần xét trách nhiệm
của hiệu trưởng? (GĐ&XH). – Cô giáo quỳ gối xin lỗi phụ huynh, hiệu trưởng tiểu học Bình
Chánh nhận khuyết điểm (VTC). – Hiệu trưởng trường học có cô giáo quỳ gối đã quá thiếu trách
nhiệm (LĐ). – Thầy Khang sẽ làm gì, nếu phụ huynh bắt giáo viên trường
mình quỳ? (GDVN).
– Phụ huynh ép cô giáo phải quỳ: Sao không khởi tố? (NLĐ)
– Khởi tố phụ huynh bắt quỳ cũng phải xử cả cô giáo? (PLTP)
– Vụ cô giáo bị bắt quỳ: Hội Phụ nữ Long An lên tiếng (MTG).
– Động viên “cô giáo quỳ gối xin lỗi phụ huynh” trở lại dạy học (VNN).
– Cô giáo quỳ gối, học sinh bị xâm hại: Giáo dục có “đánh mất”
niềm tin? – Khi những người thầy phải quỳ (LĐ). – Cô giáo quỳ gối trước phụ huynh: “Còn ai muốn đi làm giáo
viên nữa!“ (VOV). – Bất bình chuyện “ăn miếng trả miếng” (ĐĐK).
– Một góc nhìn về sự việc cô giáo bị phụ huynh ép phải quỳ gối.
– Khi đạo lý bị xúc phạm (GD&TĐ). – Góc nhìn nhà giáo: Nghiêm trị để giữ kỷ cương(KTĐT).
– Cần một quy chế ứng xử (GĐ&XH). – Vụ “cô giáo quỳ gối”: Xin hãy cho sự trung thực một cơ hội! (LĐ).
– Cô giáo phải quỳ – vì đâu nên nỗi?(PNVN). – Khi chúng ta ứng xử với nhau theo “luật rừng” (NB&CL).
– Nghĩ về ‘nghề thầy yếu thế’ ở nông thôn (NNVN).
– Nam sinh lớp 8 bóp cổ cô giáo trong lớp: Đạo lý thầy trò
đang bị coi nhẹ?(VTC). – Học sinh lớp 8 bóp cổ cô giáo: Bộ GD-ĐT chỉ đạo xử lý nghiêm (TN).
– Tạm đình chỉ học tập học sinh bóp cổ cô giáo ở Bến Tre (VOV).
– Bộ GD&ĐT nói gì về vụ nam sinh lớp 8 bóp cổ giáo viên? (KT).
Vấn đề chính tả
Báo
Dân Trí đưa tin: Sẽ có quy định mới về chuẩn chính tả. GS Nguyễn Minh
Thuyết cho biết, dự thảo quy định mới về chính tả có 3 nội dung chính, quy định
về cách viết tên riêng, quy định về cách viết thuật ngữ và một số quy định
khác. Điểm chung trong các quy định mới về cách viết tên riêng là cố gắng Latin
hóa tên người nước ngoài theo chuẩn quốc tế, nghĩa là từ từ loại bỏ cách viết
phiên âm có dấu gạch ngang và Việt hóa như trước.
Báo
Zing đặt câu hỏi: Vì sao cần thay đổi chuẩn chính tả tiếng Việt? GS
Phạm Văn Tình giải thích: “Quy định chính tả hiện tại về tên riêng, tên
địa lý nước ngoài, tiếng dân tộc đang làm phức tạp vấn đề, mất thời gian của
người học”.
Mời
đọc thêm: Thống nhất chính tả tiếng Việt trong SGK mới như thế nào?(LĐ).
– Sắp có Thông tư quy định mới về chính tả (LVN).
***
Thêm
một số tin Việt Nam: “Nếu
cán bộ công tâm, cấp dưới đưa tiền tỷ cũng không “chạy” được” – Tăng chi Quỹ bình ổn, giá xăng dầu hôm nay không tăng như dự
báo (VOV). – Ban Bí thư chỉ đạo xử lý vụ Mobifone mua AVG(VNN).
– Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: ‘Uber, Grab không đáp ứng được yêu
cầu thì rời khỏi Việt Nam’ (VNF). – Bộ trưởng Giao thông: Phải xử lý được Uber, Grab khi xảy ra
sự cố (Zing). – Gần 600 triệu đồng nâng cấp đường giao thông (Vĩnh
Long).
Tin
thế giới
Chính trường Mỹ
VOA
có bài: Mỹ: Bộ trưởng Tư pháp ‘tuyên chiến’ với California.
Sau khi đệ đơn kiện chính quyền tiểu bang California về di dân, ông Jeff
Sessions, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ lên tiếng đả kích tiểu bang này, cáo buộc
California cản trở những nỗ lực thực thi luật di trú liên bang.
California
là tiểu bang đông dân nhất nước Mỹ, nơi có số di dân chiếm 27%, đóng góp nhiều
vào việc tăng trưởng kinh tế của tiểu bang này. Ông Sergey Brin, một trong những
người sáng lập công ty khổng lồ Google cũng là di dân, hay Eduardo Saverin, một
trong những người sáng lập Facebook là di dân đến từ Brazil.
VOA
đưa tin: Cao ủy nhân quyền LHQ chỉ trích EU, Mỹ về vấn đề di dân.
Ông Zeid Ra’ad al-Hussein, Cao ủy trưởng Nhân quyền LHQ nói: “Tại Hoa Kỳ,
tôi bị sốc vì những phúc trình mới đây cho thấy nhiều di dân bị bắt tại biên giới
phía nam, kể cả trẻ em, bị giam giữ trong những điều kiện tồi tệ – như nhiệt độ
giá lạnh – và một số trẻ em bị tách rời gia đình. Tình trạng giam giữ và trục
xuất những di dân lâu năm và tuân thủ luật pháp đang gia tăng mạnh mẽ, chia rẽ
các gia đình và tạo ra những nỗi thống khổ khôn cùng“.
Thêm
tin nước Mỹ: Nữ tài tử phim X kiện TT Trump đòi hủy thỏa thuận giữ kín
quan hệ (NV). – Stormy Daniels kiện TT Trump, đòi hủy ‘thỏa thuận im lặng’(VOA).
– Con rể TT Trump dẫn phái đoàn Mỹ đi gặp tổng thống Mexico (NV).
– Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ chỉ trích Trung Quốc (ANTĐ).
– Tiết lộ bất ngờ của TT Putin về cuộc trò chuyện với Đệ nhất
phu nhân Mỹ (NĐT). – Bất chấp thất vọng về Mỹ, ông Putin không tiếc lời khen TT
Trump (TQ). – Santa Ana bỏ phiếu theo địa hạt, cơ hội để có nghị viên gốc
Việt (NV).
Cuộc
chiến mậu dịch: Trump: Đã yêu cầu TQ cải thiện bất cân đối thương mại với Mỹ (VOA).
– Australia kêu gọi Mỹ miễn trừ các khoản thuế đánh vào nhôm,
thép nhập khẩu (BNews). – Australia khởi động đàm phán về kế hoạch của Mỹ áp thuế với
thép, nhôm (TTXVN). – Canada, Mexico có thể không bị Mỹ áp thuế nhôm và thép (MTG).
– Trung Quốc cảnh báo Mỹ: Chiến tranh thương mại ‘làm hại người
khởi xướng’ (NĐH).
Tin Bắc Hàn: Hội nghị liên Triều: Sự thay đổi chiến lược của Triều Tiên(TTXVN).
– Tổng thống Hàn Quốc thận trọng với thiện chí của Bắc Triều
Tiên(RFI). – Phái viên Hàn Quốc tới Mỹ thông báo kết quả chuyến thăm Triều
Tiên (VOV). – Em gái lãnh đạo Kim Jong-un lại sang Mỹ mở đường hội đàm?(TN).
– Em gái Kim Jong-un sẽ đến Mỹ khởi động đàm phán phi hạt nhân
hoá? (TP). – Thách thức công nghệ tên lửa, Triều Tiên đang muốn “đùa cợt”
Mỹ? (TQ). – Nhật Bản hối thúc Triều Tiên có những bước đi thiết thực (Tin
Tức).
Tình hình Trung Đông: Chiến sự Syria: IS đang tập hợp lực lượng ‘tái chiếm’ Syria (Ngày
Nay). – Sợ thua như ở Việt Nam, Mỹ tạo cớ tấn công Syria? (ĐV).
– Chính phủ Syria dồn quân áp sát lính Mỹ (PLTP).
– Syria: FDS gởi quân tăng viện Afrin, Thổ Nhĩ Kỳ phản đối (RFI).
– Mỹ-châu Âu tìm giải pháp cứu Thỏa thuận hạt nhân Iran (CAND).
– Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi Mỹ ngăn người Kurd chiến đấu chống lại
Ankara (ANTĐ). – Phiến quân Syria tuyên bố bắn hạ máy bay Nga khiến 39 quân
nhân thiệt mạng (Viet Times).
***
Thêm tin thế giới: Viện bảo tàng Holocaust thu hồi giải thuởng nhân quyền của
bà Aung San Suu Kyi (VOA). – Tòa sắp
xử vụ giết nhà báo Kim Wall(BBC). – Bí ẩn nghi án đầu độc cựu điệp viên Nga Skripal — Năm vụ đầu độc vì động cơ chính trị nổi tiếng thế giới (RFI).
– Như Tổng thống Putin nói, phương Tây đã ‘đánh giá sai về
Nga’ (TP). – Sri Lanka ban hành tình trạng khẩn cấp vì xung đột tôn giáo (RFI).
– 13 thành phố trên thế giới sẽ tăng vượt 2 độ C vào thập niên
2020 (RFA). – Biến đổi
khí hậu ‘tác động nhiều đến phụ nữ’ (BBC).
No comments:
Post a Comment